Quá trình mang thai chắc hẳn không hề đơn giản với mẹ phải không? Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc của mẹ về vấn đề dinh dưỡng hay thực phẩm. Điển hình như câu hỏi: Mẹ bầu ăn măng được không? Các món ăn chế biến từ măng thường có giá trị dinh dưỡng cao, thế nhưng trong măng vẫn còn chứa một số độc tố không có lợi cho sức khỏe thai kỳ.
Bài viết dưới đây Góc của mẹ sẽ chia sẻ cho mẹ thông tin đầy đủ và chính xác nhất về chủ đề này.
Mục lục
1. Mẹ bầu ăn măng được không?
Măng là món ăn yêu thích trong rất nhiều bữa ăn của gia đình của người Việt cũng như người Châu Á. Có rất nhiều người thích các món ăn được chế biến bởi măng. Đó là vì chúng có mùi thơm và hương vị riêng cũng như kết cấu đặc trưng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu hiện nay, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được măng trong suốt cả thai kỳ. Vì đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, cả măng tươi và măng khô.
Tuy nhiên, ăn măng bao nhiêu là hợp lí cũng là điều mà mẹ bầu cần quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bầu chỉ nên ăn măng 1 – 2 lần trong một tháng và mỗi lần ăn tối đa là 200 g mẹ nhé!
2. Thành phần dinh dưỡng của măng
Để tìm hiểu rõ sự chính xác cho câu trả lời “Bầu ăn măng được không”, mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng trong măng mẹ nhé! Theo phân tích của FoodData Central, trong 155 gam măng nấu chín chứa:
Calo | 64 gam |
Chất đạm | 2,5 gam |
Chất béo | 4,5 gam |
Carb | 5 gam |
Chất xơ | 2 gam |
Đồng | 19% giá trị hàng ngày (DV) |
Vitamin B6 | 14% DV |
Vitamin E | 9% DV |
Vitamin K | 3% DV |
Riboflavin (Vitamin B2) | 3% DV |
Thiamine (Vitamin B1) | 3% DV |
Phốt pho | 3% DV |
Kali | 3% DV |
Sắt | 3% DV |
3. Ăn măng khi mang thai có tốt không?
Phía trên đây là thành phần dinh dưỡng đến từ 155 g măng nấu chín. Măng là một nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Măng rất ít chất béo và đường nên nó trở thành món ăn nhẹ lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Sự hiện diện của chất xơ với số lượng lớn được gọi là nutraceuticals giúp giải quyết các vấn đề về đường ruột.
- Chăm sóc tim mạch: Các bác sĩ tim mạch khuyên nên ăn măng hàng ngày vì nó giúp bảo vệ tim khỏi các bệnh về tim mạch. Sử dụng măng khi luôc chín hoặc lên men giúp làm sạch các động mạch bị tắc và làm tan cholesterol xấu hoặc LDL
- Tăng cường miễn dịch: Măng là một kho vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Mẹ bầu sử dụng măng khi bắt đầu có gió mùa và mùa đông để tránh xa các bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn.
- Kiểm soát cân nặng: Măng được xem là thực phẩm có hàm lượng calo thấp. Một chén măng nhỏ chỉ chứa khoảng 13 calo và nửa gam chất béo. Măng cũng giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu hơn. Chính vì thế, chúng là loại thực phẩm lý tưởng để kiểm soát cân nặng mẹ nhé!
- Phòng ngừa ung thư: Măng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa ngăn hoạt động của gốc tự do là nguyên nhân gây ung thư.
- Giúp co thắt tử cung: Măng có thể kích thích các cơn co tử cung do đó sẽ hỗ trợ sinh thường. Y học cổ truyền Trung Quốc khuyến cáo mẹ mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ nên bổ sung một lượng nhỏ các món ăn từ măng để dễ sinh thường.
Lưu ý nho nhỏ: Măng giúp giảm lượng cholesterol, tăng cường miễn dịch và giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên mẹ hãy cân nhắc kĩ về việc ăn măng được không và ăn có chừng mực để tránh những rủi ro cho mẹ bầu nhé!
4. Những rủi ro cần lưu ý đối với mẹ bầu ăn măng khi mang thai
Vậy mẹ đã biết câu trả lời cho “Bầu ăn măng được không” nhưng liệu có những lưu ý gì khác cho mẹ bầu ăn măng không? Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc bà bầu ăn măng sẽ gây hại đến thai nhi. Thế nhưng với câu hỏi “Bầu ăn măng được không?” thì các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo tốt nhất mẹ bầu không được dùng với lượng lớn.
Theo nghiên cứu đăng trên NCBI, măng tươi có chứa độc chất cyanide taxiphyllin. Tuy nhiên, trong quá trinh chế biến đã khiến hàm lượng taxiphyllin giảm đáng kể, giúp chúng an toàn để tiêu thụ.
Cũng từ một cuộc nghiên cứu của PubMed Central cho thấy, các thành phần hoạt tính sinh học của chiết xuất từ măng làm mất cân bằng tình trạng oxy hóa của tế bào tuyến giáp làm suy giảm hoạt động của các yếu tố tổng hợp hormone ở cấp độ tế bào và phân tử.
Ngoài ra, trong măng cũng có chứa glucozit, thành phần này khi vào dạ dày sẽ bị chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN). Từ đó gây ngộ độc với biểu hiện dễ thấy nhất là nhức đầu, buồn nôn, lưỡi bị tê đi. Rồi chuyển sang hạ huyết áp, co giật, liệt hô hấp nếu tình nhiễm độc nặng.
Ngoài ảnh hưởng trên, HCN còn có thể tác động đến hệ hô hấp, làm bất hoạt enzyme chuyển hóa sắt gây tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sản phụ trong 3 tháng đầu chưa quen dần với những thay đổi khi mang thai nếu ăn măng sẽ có nguy cơ gặp chứng đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy tốt nhất mẹ nên tránh dùng trong giai đoạn này.
Lưu ý nho nhỏ: Măng chỉ gây tác dụng phụ trong một số trường hợp. Hãy tham khảo ý khiến của bác sĩ trước khi quyết định ăn măng được không mẹ nhé!
5. 7 Lời khuyên cho mẹ bầu khi ăn măng
- Để măng hết đắng và không còn độc tố, khi mua măng về mẹ nên bóc vỏ, thái lát mỏng sau đó cho vào chậu nước ngâm qua đêm hôm sau xả măng lại với nước sạch rồi đem luộc chín kỹ. Lưu ý không nên đậy nắp nồi khi luộc măng. Luộc xong cần đem ngâm trong nước sạch để loại bớt độc chất.
- Với măng khô, mẹ phải ngâm măng với nước muối ít nhất 6 giờ, trong quá trình ngâm cầm xả nước nhiều lần rồi luộc lại và xả cho đến khi nước trong mới đem chế biến.
- Mẹ bầu cần tránh ăn măng đã chế biến sẵn vì không đảm bảo việc sơ chế đã loại bỏ hết độc tố trong măng hay chưa.
- Nước ngâm hay luộc măng cần phải đổ bỏ vì có chứa thành phần HCN gây hại.
- Mẹo để mua măng tươi ngon là chọn nhưng cây măng còn tươi mới, vỏ măng không có đốm, ngửi sẽ thấy có mùi thơm nhẹ. Nếu chọn mua măng đã sơ chế (bóc vỏ, bào mỏng), mẹ cần chọn măng có màu trắng ngà tự nhiên, giòn, thơm nhẹ. Tránh chọn măng có màu sắc bắt mắt (rất trắng hoặc vàng) vì thường được tẩm ướp hóa chất.
- Không nên ăn đồ lạnh ngay sau khi ăn măng để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi ăn phải nhai chậm, nếu thấy có biểu hiện đầy hơi sau ăn phải lập tức báo ngay cho bác sĩ.
- Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật không nên dùng loại thực phẩm này vì sẽ khiến bệnh nặng thêm
Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu thì ở 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ đã cân nhắc đến việc đặt tên cho bé. Để đặt tên bé trai họ Trần, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!
6. Những loại măng tốt nhất cho mẹ bầu
Bà bầu ăn măng được không và nên ăn loại măng nào? Góc của mẹ gợi ý cho mẹ 3 loại măng siêu hấp dẫn và bổ dưỡng dành cho bà bầu:
6.1. Bầu ăn măng khô được không?
Măng khô là thực phẩm khá lành tính với phụ nữ mang thai. Măng khô giàu chất xơ, hàm lượng calo thấp. Mỗi 100g măng khô có 4,1g protid với hơn 16 loại acid amin. Ăn măng khô còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Ca, P, vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B2, B3), caroten, glucid, magie, kali… tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
6.2. Bầu ăn măng đắng được không?
Liệu có măng được có tốt cho mẹ bầu không khi mẹ cân nhắc Bầu ăn măng được không? Có. Bà bầu có thể được măng đắng. Tuy nhiên phải chế biến kỹ và hạn chế ăn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu thèm ăn măng đắng, mẹ bầu có thể ăn một lượng nhỏ khoảng 100g/ bữa, tối đa không quá 2 lần/tháng. Măng đắng có thể làm các món măng luộc, măng xào, măng nhồi… Mẹ bầu nên ngâm măng với nước vôi trong và luộc kỹ nhiều lần trước khi chế biến.
Mẹ xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Nguyên tắc ăn cho mẹ
6.3. Bầu ăn măng tây được không?
Măng tây là loại rau vô cùng tốt với bà bầu. Bà bầu ăn măng tây chỉ có lợi, không có hại. Loại rau này rất giàu vitamin A, C, E, B6; khoáng chất canxi, magie, kali, phốt pho; acid folic, inulin… Phụ nữ mang thai có thể ăn măng tây trong suốt quá trình thai kỳ và sau mang thai.
Mẹ xem thêm: Mẹ bầu kiêng ăn Rau gì? 10 Loại rau củ cần Tránh khi mang thai
7. Hỏi & Đáp về chủ đề: Mẹ bầu ăn măng được không?
7.1. Ăn măng có sảy thai không?
Mặc dù khoa học chưa chứng minh nhưng nhiều người tin rằng măng có thể gây sẩy thai ở phụ nữ mang thai. Mẹ thường được khuyên không nên ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
7.2. Bà bầu ăn măng ngâm được không?
Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các loại măng ngâm chua, măng đóng hộp hoặc rau muối chua trong thai kỳ với lượng vừa phải. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh xa các loại măng ngâm tự làm vì chúng có nguy cơ phát triển các vi khuẩn có hại như Listeria, có thể gây ra các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
7.3. Bà bầu ăn măng xào được không?
Khi đã quyết định có với việc Bầu ăn măng được không, mẹ hẳn thắc mắc mẹ bầu ăn măng xào được không? Các loại măng xào hay măng đã chế biến chín kỹ đều an toàn với mẹ bầu.
7.4. Bà bầu ăn măng tươi được không?
Ngoài những chất dinh dưỡng tốt, măng tươi còn chứa một loại độc tố tự nhiên như cyanide taxiphyllin. Vì vậy, nên tránh ăn măng tươi và đảm bảo chúng đã được nấu chín kỹ trước khi ăn. Thái mỏng măng cũng có thể giúp rửa trôi một phần chất độc.
7.5. Bầu 3 tháng cuối có được ăn măng không?
Tùy vào một số trường hợp khác nhau mà mẹ có thể sử dụng măng trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Sử dụng một lượng nhỏ măng trong giai đoạn cuối của thai kỳ giúp co thắt tử cung để dễ sinh thường.
7.6. Mẹ bầu ăn măng luộc được không?
Với măng luộc, liệu mẹ bầu ăn măng được không? Mẹ có thể ăn măng luộc, miễn là nó đã được luộc chín kỹ. Đặt nồi trên lửa nhỏ, đun sôi nước và điều chỉnh lửa để duy trì lửa nhỏ đều đặn. Luộc măng trong vòng 45 đến 50 phút, hoặc cho đến khi xiên hoặc tăm gỗ không gặp lực cản khi xuyên qua lõi.
Mẹ xem thêm:
Gỡ rối cho mẹ: bầu 1 tháng nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và con?
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh
Mẹ bầu Ăn Mận được không? 10 Tác dụng của mận
Mẹ có nên ăn mít trong giai đoạn thai kỳ không?
Hi vọng bài viết này đã giúp mẹ có được cái nhìn tổng quan về chủ đề: Bà bầu ăn măng được không? Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc những thông tin hữu ích về chủ đề này thì đừng quên để lại dưới phần bình luận nhé! Góc của mẹ chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo: https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/why-you-should-include-bamboo-shoots-in-your-daily-diet/photostory/77417999.cms