Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không? Không nên ăn mẹ ơi! 

Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lòng mẹ cứ bồn chồn chẳng yên do mẹ nôn nao gặp con quá rồi! Mẹ dạo vài vòng tại diễn đàn nọ, trang web điện tử kia để bổ sung thật nhiều kiến thức về chế độ dinh dưỡng nhằm chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh hơn. Trong đó, mẹ thấy mọi người bàn tán nhiều về chủ đề bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không. Mẹ cũng phân vân theo, chẳng biết nên hay không nên, nhỡ bổ sung sai ảnh hưởng đến con thì sao. Đừng lo lắng quá mẹ nhé, Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết cho mẹ ngay đây ạ.

Bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không?
Bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không? Không nên ăn mẹ ơi!

1. Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không?

Mẹ bầu 3 tháng cuối không nên ăn khoai mì đâu ạ! Bởi  thực phẩm này có chứa lượng lớn axit cyanhydric (viết tắt là HCN) khiến mẹ bị ngộ độc dù chỉ ăn một lượng tương đối ít. Đặc biệt, mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cơ địa ngày càng nhạy cảm, ăn khoai mì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé đó ạ.  

Ngoài ra, lượng HCN cao hay thấp cũng còn tùy thuộc vào từng giống khoai mì mẹ ơi. Giống cao sản (loại khoai mì đắng, thân xanh, nhiều nước) thường có mật độ HCN cao hơn nhiều so với khoai mì ngọt. Bên cạnh đó, hàm lượng HCN dưới 20mg thường dẫn đến ngộ độc, khó thở, nôn trớ,… Nếu HCN vượt quá 50mg  rất dễ dẫn đến tử vong đó mẹ. 

Bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không?
Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ có cơ địa ngày càng nhạy cảm, ăn khoai mì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Thay vào đó, mẹ nên thay thế bằng những loại củ khác có lợi hơn và được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng,… tránh những tác hại khoai mì mang tới ở dưới đây nhé!

2. 5 tác hại khi mẹ bầu ăn khoai mì ở 3 tháng cuối thai kỳ

Khoai mì không phải là loại củ được “chọn mặt gửi vàng” trong thực đơn mẹ bầu 3 tháng cuối bới thực phẩm này có thể gây ra nhiều tác hại như tăng nguy cơ nhiễm độc, ức chế quá trình hấp thụ dưỡng chất, mẹ béo phì, thừa cân, không tốt chút nào cho cả 2 mẹ con đâu ạ.

2.1. Nguy cơ nhiễm độc thai kỳ cao

Trong mỗi củ khoai mì đều chứa lượng lớn glycoside cyanogen, hợp chất này đi vào cơ thể rất dễ dẫn đến hiện tượng giải phóng xyanua. Từ xa xưa, xyanua đã được liệt vào danh sách “độc nhất trong các chất độc”, PGS.TS Trần Hồng Côn cũng từng nhắc đến chất độc này: “Thứ nhất là nhân ngôn (Xyanua), thứ nhì thạch tín (Asen)”. 

Tác hại khi mẹ bầu ăn khoai mì 3 tháng cuối
Ăn khoai mì dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm độc thai kỳ, ảnh hưởng chức năng thần kinh

Nếu mẹ ăn khoai mì sống, chưa qua chế biến sẽ vô tình tạo cơ hội cho chất độc này đi vào cơ thể, giảm chức năng ở khu vực thần kinh cũng như tuyến giáp đó ạ. Dần dà, tình trạng kéo dài sẽ khiến nội tạng bị tổn thương, gia tăng nguy cơ nhiễm độc thai kỳ, thậm chí sảy thai cực nguy hiểm. Mẹ nên tránh xa thực phẩm này càng sớm càng tốt nhé! 

2.2. Tăng khả năng mắc bệnh ung thư

Như mẹ đã biết, khoai mì được trồng sâu dưới lòng đất, khi thu hoạch người ta sẽ đào lên để lấy phần củ mì và phân phối ra ngoài thị trường. Tuy nhiên không phải đất nào cũng tốt đâu mẹ ạ, có nhiều người sẵn sàng xịt thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu quá liều vào đất canh tác. Lâu dần, những chất độc hại như AsenCadimi sẽ ngấm sâu vào lòng đất. 

Khoai mì phát triển trong môi trường như vậy chắc chắn không tránh khỏi việc bị nhiễm độc rồi. Ăn phải khoai mì trong thời gian dài không chỉ khiến mẹ bị ngộ độc, mệt mỏi mà còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mẹ lưu ý điều này để ngừng ăn loại củ này mẹ nhé!

Tác hại khi mẹ bầu ăn khoai mì 3 tháng cuối
Ăn phải khoai mì trong thời gian dài không chỉ khiến mẹ bị ngộ độc, mệt mỏi mà còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

2.3. Ức chế quá trình hấp thụ vitamin – khoáng chất

Bổ sung củ mì còn khiến mẹ đối mặt với nguy cơ ức chế quá trình hấp thụ vitamin – khoáng chất do khoai mì chứa nhiều hợp chất phản dinh dưỡng như saponin, phytate, tanin. Những chất này thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả. 

Đối với những người khỏe mạnh có thể không sao nhưng với những người có cơ địa yếu, đặc biệt là mẹ bầu 3 tháng cuối tuyệt đối hạn chế thực phẩm này. Bởi chất phản dinh dưỡng sẽ ngăn cản quá trình trao đổi chất, chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể, ức chế việc hấp thụ magie, canxi, sắt, giảm khả năng chuyển đổi protein. Từ đó, mẹ gầy gò, xanh xao hơn, con yêu trong bụng cũng chẳng được chòi đạp tự do hay khỏe mạnh như trước. 

Tác hại khi mẹ bầu ăn khoai mì 3 tháng cuối
Khoai mì gây ức chế quá trình hấp thụ vitamin – khoáng chất nên mẹ đừng quá lo lắng bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không nha

2.4. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ

Ăn khoai mì còn khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ gặp một số trục trặc đó! Thực phẩm này sẽ dễ gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng do hệ tiêu hóa của mẹ bầu 3 tháng không được như trước mà kết cấu khoai mì lại khá đặc ruột, đôi lúc bị bở nên chẳng thích hợp tí nào. Đối với những mẹ gặp vấn đề về việc hấp thụ protein còn có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn bởi protein có tác dụng bài trừ xyanua ra khỏi cơ thể. Thế nên, mẹ bầu gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein sẽ gặp thiệt thòi lớn nếu ăn khoai mì đó ạ!

Tác hại khi mẹ bầu ăn khoai mì 3 tháng cuối
Khoai mì ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu, đặc biệt là mẹ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein

2.5. Thiếu hụt dưỡng chất

Khoai mì là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, ăn nhiều củ này khiến mẹ có cảm giác nhanh no. Lúc này não bộ sẽ phát tín hiệu cho dạ dày mẹ chỉ cần ăn khoai mì thôi đã đủ rồi. Do đó, mẹ nhìn những món ăn ngon miệng bắt mắt khác vẫn không cảm thấy thèm và có cảm giác muốn ăn. 

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ thiếu hụt chất nọ chất kia bởi thành phần dinh dưỡng trong khoai mì không thể đáp ứng được nhu cầu dinh của mẹ, huống chi mẹ đang mang thêm sinh linh bé bỏng. Cũng vì lẽ đó mà con yêu thiếu hụt dưỡng chất, sau này ra đời cân nặng thấp hơn nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. 

Tác hại khi mẹ bầu ăn khoai mì 3 tháng cuối
Ăn nhiều khoai mì sẽ gây ra hiện tượng thiếu chất này hụt chất kia đó mẹ ơi

3. 5 loại củ mẹ bầu nên ăn 3 tháng cuối thai kỳ thay khoai mì

Trong giai đoạn chuẩn bị “cán đích” thành công, mẹ nên bổ sung nhiều loại củ tốt cho thai kỳ để thay thế khoai mì. Chọn đúng loại củ thơm ngon, bổ dưỡng sẽ giúp con yêu lớn khỏe, thỏa sức “tung hoành” trong bụng đó ạ. Nhờ vậy mà mẹ cũng an tâm phần nào, chẳng còn lăn tăn nhiều nữa! 

Giữa vô vàn những loại củ, mẹ không nên bỏ qua khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, su hào, khoai lang tím. Để hiểu rõ hơn về công dụng “đáng gờm” của 6 loại củ cực bổ dưỡng, mẹ xem ngay nội dung bên dưới nhé: 

1 – Khoai lang giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa 

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ mệt mỏi với chứng táo bón do cơ thể có nhiều sự thay đổi, sản sinh ra hormone progesterone ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất bẩn ra bên ngoài. Hiện tượng phân vón cục, khó đi kéo dài khiến mẹ dễ mắc bệnh viêm ruột cấp tính đó . 

Các loại rau củ mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn
Khoai lang giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa

Mẹ chớ lơ là mà nên bổ sung nhiều thực phẩm có lợi để cải thiện tình trạng này. Trong đó không thể không kể đến “thiên địch” của chứng táo bón – khoai lang. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang sẽ bảo vệ hệ tiêu hóa của mẹ trước những tác nhân gây hại, lọc bỏ vi khuẩn có hại, giúp mẹ nhuận tràng, phân mềm mại dễ trôi tuột qua ruột già rồi đi ra ngoài. 

2 – Khoai tây giúp mẹ tăng cường sức đề kháng 

Mang thai là hành trình vô cùng thiêng liêng, mẹ chờ mong, háo hức từng ngày để được ẵm bồng con yêu trên tay. Thế nhưng chặng đường đi đến hạnh phúc luôn có nhiều chông gai. Vì phải nâng đỡ mầm sống đáng yêu mà cơ thể mẹ nhiều lần mệt nhoài, đau nhức tay chân, khụt khịt mỗi độ trái gió trở trời. 

Các loại rau củ mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung
Khoai tây giúp mẹ tăng cường sức đề kháng

Để tăng cường sức đề kháng, giúp khỏe mẹ khỏe con, mẹ bầu đừng quên bổ sung khoai tây vào khẩu phần ăn nhé. Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, khoai tây chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như sắt, chất xơ, vitamin B6, C,… giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, xây dựng hệ thống miễn dịch kiên cố, ngừa cảm cúm, khụt khịt mũi cực hiệu quả. 

3 – Cà rốt giúp mẹ sáng mắt

Trong lúc mang thai, mẹ thường gặp hiện tượng mắt mờ, đau nhức do hormone trong cơ thể có sự thay đổi và ảnh hưởng từ quá trình mang thai. Đừng lo mẹ ơi, cà rốt sẽ giúp mẹ “nâng tầm” đôi mắt bởi loại củ này chứa đựng vô vàn dưỡng chất có lợi, đặc biệt là vitamin A. 

Các loại rau củ mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung
Cà rốt giúp mẹ sáng mắt

Hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế các gốc tự do, bảo vệ giác mạc khỏi tổn thương từ môi trường bên ngoài, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Nghe đến đây mẹ còn mua ngay 1 cân cà rốt về chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon nhỉ? 

4 – Củ cải trắng ngừa ung thư hiệu quả 

Có thể mẹ chưa biết, mỗi củ cải trắng đều có chứa hai hợp chất PhytochemicalAnthocyanins bảo vệ cơ thể mẹ khỏe mạnh và ngăn chặn nguy cơ mắc mắc bệnh ung thư. Không những vậy, củ cải trắng còn giàu vitamin C có tác dụng tái tạo tế bào, hỗ trợ quá trình lưu thông máu và đẩy lùi các gốc tự do, giữ lại tế bào có lợi, bài trừ tế bào có hại nhằm ức chế sự hình thành của tế bào ung thư đó mẹ. 

Các loại rau củ mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung
Củ cải trắng ngừa ung thư hiệu quả

5 – Củ su hào thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết 

Su hào không còn là thực phẩm xa lạ, trong mỗi căn bếp Việt đều ít nhất một lần có sự xuất hiện của loại củ này. Su hào có hương vị dễ ăn, thanh mát, giòn giòn nhai rất vui miệng. Đặc biệt, loại củ này còn chứa nhiều kali – dưỡng chất ngăn ngừa áp lực lên mạch máu và động mạch chủ. Nhờ đó, máu huyết của mẹ lưu thông tốt hơn, mẹ ít gặp tình trạng mệt mỏi, xuống sức hay hạ đường huyết. 

Các loại rau củ mẹ bầu 3 tháng cuối nên bổ sung
Củ su hào thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết

4. Ngoài hạn chế ăn khoai mì, mẹ nên làm gì để chuẩn bị đón con yêu?

3 tháng cuối là thời điểm quan trọng, mẹ cần lưu ý để con yêu chào đời khỏe mạnh. Ngoài việc hạn chế ăn những thực phẩm không tốt như khoai mì, mẹ cũng nên nằm lòng những gợi ý dưới đây để quá trình đón con chào đời thuận lợi nhất có thế: 

1 – “Thiết lập” chế độ dinh dưỡng chuẩn chỉnh mẹ nhé 

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu năng lượng của mẹ tăng nhanh, mỗi ngày mẹ cần dung nạp thêm 300 calo và nguồn dinh dưỡng đủ đầy từ 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Ngoài chế độ ăn uống nhiều rau củ quả như bơ, cam, quýt, súp lơ xanh, bí đỏ, mẹ cũng cần bổ sung thêm nhiều loại thịt để cung cấp đủ đạm, ví dụ như thịt bò, thịt gà, thịt lợn,… 

Lưu ý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
“Thiết lập” chế độ dinh dưỡng chuẩn chỉnh mẹ nhé

Bên cạnh những cách chế biến truyền thống như nấu, xào, mẹ cũng có thể biến tấu thành nhiều món súp kiểu Âu, trái cây nghiền, pudding,… Để bảo vệ con, mẹ tránh ăn đồ cay nóng, nhiều muối và dầu mỡ nhé, những chất này cơ thể mẹ chẳng ưng mà còn cũng không mê đâu ạ. 

2 – Khám thai định kỳ 

Nhiều mẹ lầm tưởng càng về cuối thai kỳ, con yêu càng cứng cáp, khỏe mạnh, mẹ chẳng phải khám thai thường xuyên như trước. Không nên làm vậy đâu mẹ ơi! 3 tháng cuối mới là thời điểm quyết định con cưng chào đời an toàn hay không đó ạ. Thay vì chủ quan, mẹ nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để có những chẩn đoán chính xác nhất.

Lưu ý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ nên khám thai định kỳ để phát nhanh những dấu hiệu bất thường

Tốt nhất khi bước sang tuần thứ 36 của thai kỳ, mẹ nên đi khám mỗi tuần 1 lần kết hợp siêu âm để bác sĩ theo dõi chỉ số thai nhi, đếm được cử động thai và phát hiện kịp thời triệu chứng bất thường.  

3 – Tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi nhiều hơn 

Lúc mang thai, mẹ nên hạn chế tối đa việc cử động mạnh, mang vác đồ nặng. Đồng thời, mẹ cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu muốn thư giãn gân cốt, chẳng chịu ngồi mãi một chỗ, mẹ có thể thực hiện những bài tập yoga cơ bản dành cho bà bầu, tản bộ nhẹ nhàng,… 

Lưu ý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ tránh vận động mạnh và nghỉ ngơi nhiều hơn

Không những vậy, mẹ cũng cần đảm bảo ngày ngủ đủ 8 tiếng, lúc ngủ nên chọn tư thế thoải mái, có kê đệm lên tay chân để tránh đau mỏi. Tốt nhất, bầu 3 tháng cuối mẹ nên nằm nghiêng sang trái để máu huyết lưu thông, hạn chế chèn ép lên tử cung khiến con bị ngộp mà mẹ cũng đau nhức vùng xương chậu. 

4 – Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sẵn sàng chào đón bé yêu chào đời

Chỉ còn khoảng thời gian ngắn nữa thôi là mẹ đã được bế con yêu vào lòng, được cưng nựng và thơm con thật sâu. Thế nhưng mẹ còn nhiều bỡ ngỡ, chưa biết chuẩn bị gì để chờ sinh linh bé bỏng. Ngày vượt cạn thoắt cái là đến rồi mẹ ơi, mẹ nên lên kế hoạch và sắm sửa cho con từ bây giờ. Những vật dụng cần thiết cho quá trình này thường là khăn khô, khăn ướt, nước rửa bình sữa, tã dán, tã quần,… và tỉ ti những thứ nho nhỏ khác mà mẹ cần sắm sửa. 

Lưu ý mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ sắm sửa đồ dùng cho con từ bây giờ

Mẹ tậu ngay Set Vượt cạn nhẹ tênh nhà Mamamy đang có chương trình sale 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn, mua 1 lần mà đầy đủ các sản phẩm từ khăn ướt, tắm gội, bỉm tã cho con, số lượng có hạn, nhanh tay kẻo hết mẹ ơi!

Mamamy khuyến mãi
Set Vượt cạn nhẹ tênh để mẹ bỉm tham khảo

Với những chia sẻ trên mẹ đã lời giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không. Đồng thời, mẹ cũng có thêm nhiều kiến thức bổ ích về những tác hại khi mẹ bầu ăn khoai mì cũng như gợi ý cho mẹ những loại củ nên thay thế để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái chờ ngày con yêu chào đời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 3 tháng cuối ăn khoai mì được không? Không nên ăn mẹ ơi! ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Mẹ bầu ăn tôm được không? Lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé yêu!
Mẹ bầu ăn tôm được không? Lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé yêu!
Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn hải sản vì thực phẩm này chứa nhiều thủy ngân, sẽ gây hại đến thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn tôm được không? Và tôm mang đến những lợi ích sức khỏe nào cho mẹ bầu? Hãy để Góc của mẹ giải đáp “tất tần […]
[Góc giải đáp] Có bầu ăn thịt dê được không? Lý giải nguyên nhân
[Góc giải đáp] Có bầu ăn thịt dê được không? Lý giải nguyên nhân
Với mẹ bầu đang mang thai, chế độ sinh dưỡng đầy đủ và cân bằng là điều vô cùng quan trọng. Thịt dê là một trong những loại thịt đỏ mang lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn lo lắng có […]
Giỏ hàng 0