Bé 9 tháng tuổi có thể tự cầm nắm thức ăn và dần làm quen với chế độ ăn dặm. Đây là cột mốc phát triển mới của bé. Vì vậy, mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi để con phát triển một cách toàn diện.
Mục lục
1. Sự phát triển của bé 9 tháng tuổi
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng. 9 tháng tuổi là giai đoạn bé tập nhai và được ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc. Và thêm chất đạm động vật như thịt, cá, trứng mà không cần rây qua lưới.
Giai đoạn này bé đã ngồi vững. Mẹ cần nghiêm khắc áp dụng cho bé ngồi ăn ở ghế. Tránh việc cho ăn rong khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. Mẹ cũng nên chuẩn bị một thực đơn ăn dặm riêng biệt hoặc ăn dặm kiểu Nhật 8-9 tháng . Để giúp con rèn luyện kỹ năng nhai được tốt hơn.
2. Nhu cầu dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Ngoài sữa mẹ, bé 9 tháng tuổi cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, yogurt… Khẩu phần hàng ngày của bé 9 tháng tuổi gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Bao gồm:
- Sữa mẹ: 500 – 600ml
- 3 bữa chính: bột, cháo ăn dặm hoặc cơm nhão. Mỗi bữa khoảng 200ml cháo.
- 3 bữa phụ bao gồm: trái cây, yaourt, phô mai, bánh quy…
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản. Bao gồm: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Ở trong các thực phẩm như:
- Nhóm bột đường: gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu…
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, lòng đỏ trứng…
- Nhóm vitamin và khoáng chất: tất cả các loại rau củ, trái cây. Ưu tiên rau màu xanh đậm, các loại trái cây họ cam quýt.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: yogurt, pho mát, bơ…
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng để con phát triển toàn diện
3.1. Cháo cá hồi bí đỏ – thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng
Nguyên liệu:
- Cháo nấu sẵn.
- Cá hồi.
- Bí đỏ.
- Gạo tẻ.
- Dầu ăn.
Cách làm:
- Lọc hết xương cá. Rửa sạch cá hồi bằng chanh hoặc sữa để khử mùi tanh.
- Băm nhuyễn phần cá hồi, sau đó hấp chín.
- Bí đỏ hấp cách thuỷ, sau đó xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp cá hồi, bí đỏ trên vào cháo. Khuấy đều và đun cho hỗn hợp chín.
- Đổ ra bát cho bé. Đợi nguội một chút rồi cho bé thưởng thức.
Nguồn: Baby food – Youtube
3.2. Cháo gan gà khoai lang
Nguyên liệu:
- Cháo nấu sẵn.
- Gan gà.
- Khoai lang.
- Dầu ăn trẻ em.
Cách làm:
- Gan gà rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Phi thơm hành khô rồi nấu chín với hỗn hợp gan gà trên.
- Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Đổ 2 hỗn hợp nói trên vào cháo. Khuấy đều cho để cháo cùng gan gà, khoai lang hoà quyện.
- Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.
Nguồn: Cooky TV – Youtube
3.3. Cháo thịt heo rau ngót – thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng
Nguyên liệu:
- Cháo đã nấu sẵn.
- Thịt heo xay.
- Rau ngót xay.
- Dầu trẻ em.
Cách nấu:
- Cho thịt heo vào cháo đun nhừ.
- Khi hỗn hợp trên nhừ, cho phần rau ngót vào sau. Đảo đều cho hỗn hợp chín đều và hoà quyện.
- Thêm chút dầu ăn trẻ em để tăng hương vị và dưỡng chất. Đợi nguội và cho bé thưởng thức.
3.4. Cháo tôm cải bó xôi
Nguyên liệu:
- Cháo đã nấu sẵn.
- Rau cải bẹ.
- Tôm đã bóc vỏ và xay nhuyễn.
- Dầu ăn trẻ em.
Cách nấu:
- Đầu tiên, mẹ đun sôi nước. Sau đó cho rau cải bẹ đã băm nhỏ vào nấu chín.
- Cho tôm đã xay nhuyễn vào hỗn hợp trên đến khi tôm chín đỏ.
- Đổ hỗn hợp nói trên vào cháo nấu sẵn.
- Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.
3.5. Cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu :
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Trứng gà sạch: 1 quả
- Khoai lang vàng: 1 củ
- Dầu ăn trẻ em
Cách nấu:
- Cho gạo vào rổ rửa sạch và cho vào nồi nấu nhừ
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ có thể đem hấp chín hoặc cho vào nấu cùng cháo.
- Khi cháo chín thì cho lòng đỏ trứng vào đánh đều. Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp
- Múc cháo ra bát và cho vài giọt dầu ăn vào để nguội là bé dùng được.
3.6. Cháo tôm mướp
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Mướp: nửa quả
- Tôm thịt: 4 con
- Dầu ăn trẻ em
Cách nấu:
- Gạo đem vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ.
- Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, làm sạch dây sống lưng rồi băm nhuyễn.
- Mướp gọt vỏ, băm nhỏ
- Cho tôm và mướp vào xào chín. Sau đó cho vào cháo đảo đều
- Múc cháo ra bát rồi cho thêm dầu ăn vào.
3.7. Cháo thịt bò cải thảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân nhanh
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Thịt bò nạc: 20g
- Cải thảo: 25g
- Dầu ăn oliu: ¼ thìa cà phê
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ.
- Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn và xào chín với dầu oliu
- Cải thảo rửa sạch, để ráo nước, băm nhỏ. Sau khi thịt bò xào chín thì cho cải thảo bằm vào xào cùng.
- Cháo chín mú cho thịt bò, cải thảo xào lên và sôi thêm 3 phút, đảo đều và để nguội cho bé ăn.
3.8. Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ :1/4 lon
- Cá hồi: 30g
- Sữa tươi không đường
- Cà chua: 1 quả
- Cà rốt: 1/3 củ
- Gia vị: gừng, dầu ăn.
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ
- Cá hồi rửa sạch, bỏ da và đem ngâm với sữa tươi tầm 20 phút cho khử bớt mùi tanh.Sau đó đem hấp cùng với chút gừng, rồi đem nghiền nhỏ.
- Cà rốt gọt sạch vỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn
- Cà chua bỏ hột, băm nhuyễn
- Cháo chín thì cho cá hồi, cà rốt, cà chua đã nghiền nhỏ vào, đảo đều và cho sôi thêm 3 phút là được
- Múc cháo ra bát và cho chút dầu ăn vào đảo đều.
3.9. Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Cá chép: 30g
- Rau ngót: 4-5 ngọn
- Phô mai
Cách nấu:
- Cá chép đem cạo sạch vảy rồi rửa sạch . Sau đó chọn phần nạc đem hấp đến khi chín thì gỡ cá và tách xương rồi xé nhuyễn.
- Rau ngót đem rửa sạch, để ráo nước rồi chần qua nước sôi và băm nhuyễn. Mẹ có thể xay bằng máy xay sinh tố.
- Cho chảo lên bếp phi thơm hành rồi cho phần thịt cá chép vừa bằm vào xào.
- Cháo chín thì cho phần thịt cá và rau ngót vào, đun sôi thêm 3 phút. Tắt bếp rồi múc cháo ra bát và rắc bột pho mai lên trên.
3.10. Cháo gà ngô ngọt măng tây
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Thịt ức gà: 35g
- Ngô ngọt bào: 30g
- Măng tây: 3 ngọn
Cách nấu:
- Gạo tẻ vò sạch, cho lên bếp nấu nhừ
- Thịt ức gà đem rửa sạch, bằm nhuyễn vào cho lên bếp xào chín với chút hành
- Ngô ngọt bào mỏng, sau khi thịt gà chín thì cho ngô vào xào cùng thêm 2 phút.
- Cháo chín thì cho phần thịt gà, ngô ngọt vào và sau cùng là cho măng tây đã bằm nhỏ vào. Đun thêm 5 phút là được.
3.11. Cháo đậu xanh gạo thịt heo cải thìa
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Đậu xanh: 1 nắm
- Thịt lợn: 25g
- Cải thìa: 3 lá
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vò sạch, đậu xanh để nguyên hạt, đem rửa sạch và ngâm với nước tầm 30 phút. Đem gạo và đậu vào nấu cùng với nhau đến khi chín nhừ.
- Thịt lợn đem rửa sạch, băm nhỏ.
- Cải thìa rửa sạch, băm nhỏ
- Khi cháo chín, cho thịt vào nấu thêm 5 phút. Sau đó cho cải thìa vào nấu thêm 3 phút nữa là được
3.12. Cháo thịt gà bí đỏ đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Thịt đùi gà: 1 đùi
- Bí đỏ: 3 miếng nhỏ
- Đậu Hà Lan: vừa đủ
Cách nấu:
- Gạo tẻ vò sạch, cho lên bếp đun với lửa vừa
- Đậu Hà Lan đem rửa sạch, bóc lớp vỏ ngoài rồi đem hấp chín cùng với bí đỏ, khi chín đem nghiền nhỏ. Hoặc mẹ có thể cho vào nấu cùng với cháo
- Thịt đùi gà đem rửa sạch, nấu cùng gạo cho chín nhừ.
- Sau khi cháo chín thì lấy phần đùi ra, gỡ thịt và bằm nhỏ cho vào bát cháo của bé là được.
3.13. Cháo bồ câu bí đỏ
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ : ¼ lon
- Chim bồ câu: 1 con loại chưa ra ràng
- Bí đỏ: 3 miếng nhỏ cắt khúc
Cách nấu:
- Bồ câu đem làm sạch lông, thui qua lửa cho săn thịt rồi lọc lấy thịt, bằm nhỏ.
- Phần xương cho vào nấu cùng với gạo cho chín nhừ
- Bí đỏ rửa sạch, đem bằm nhỏ
- Cho thịt chim và bí bỏ bằm vào xào cho chín
- Cháo chín thì cho phần thịt và bí đỏ vừa xào vào đảo đều và cho sôi thêm 5 phút là được.
3.14. Món súp thịt bò khoai tây
Nguyên liệu:
- Thịt bò nạc: 35g
- Khoai tây, cà rốt : mỗi loại 1 củ
- Dầu ăn, hành lá
Cách nấu:
- Thịt bò đem rửa sạch, ướp chút gừng rồi sau đó cho lên bếp đun lửa vừa
- Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng và hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Nếu bé ăn thô được rồi thì mẹ có thể cắt nhỏ cà rốt mà không nghiền để bé tập nhai.
- Thịt bò chín nhừ thì cho khoai tây, cà rốt vào nấu chín.
- Múc súp ra bát và cho thêm chút dầu ăn, chút hành lá lên trên để nguội là bé có thể ăn luôn.
3.15. Cháo tim lợn hầm với khoai tây, rau cải ngọt, cà rốt
Nguyên liệu:
- Tim lợn: 30g
- Cà rốt, khoai tây: mỗi loại 1 củ
- Rau cải ngọt 4 -5 ngọn
- Hành khô, dầu ăn: vừa đủ
Cách nấu:
- Tim lợn sau khi mua về, đem rửa sạch, lọc bỏ hết màng và gân cứng, đem băm nhỏ và xào chín với hành khô.
- Cà rốt, khoai tây đem gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Rau cải rửa sạch, ngâm chút nước muối loãng và băm nhỏ
- Cháo nấu chín thì cho cà rốt, khoai tây vào đảo đều.
- Sau đó cho cải vào và nấu thêm 3 phút
- Sau cùng cho tim lợn đã xào chín vào đảo đều và múc cho bát nguội cho bé ăn.
3.16. Cháo lươn cà rốt
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ : 1/4 lon
- Thịt lươn làm sạch: 20g
- Cà rốt: 20g
- Dầu ăn: khoảng 1thìa
- Chút muối và nước mắm
Cách nấu:
- Thịt lươn đem rửa sạch với chút muối, đem hấp chín với cọng sả. Lươn chín đem bằm nhỏ.
- Gạo tẻ vò sạch cho lên bếp đun cho chín nhừ.
- Cà rốt rửa sạch, băm nhỏ và cho vào cháo nấu cho chín nhừ
- Cho chảo lên bếp, phi hành thơm rồi cho lươn vào xào cùng.
- Cháo chín múc, cho thịt lươn vào đảo đều , sôi thêm 5 phút. Múc cháo ra bát và chờ nguội cho bé ăn
3.17. Cháo óc heo
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ :1/4 lon
- Rau ngót: 30g
- Óc heo: 1 cái
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vò sạch và nấu chín nhừ
- Óc heo đem lột lớp màng và hấp chín rồi tán nhỏ
- Rau ngót rửa sạch, xay nhỏ
- Cháo chín cho phần óc heo và rau ngót vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
3.18. Cháo thịt gà – mướp – giá đỗ
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Thịt gà :35g
- Mướp: 1/3 quả
- Giá đỗ: 30g
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vò sạch và cho lên bếp nấu ở lửa vừa cho chín nhừ
- Thịt gà rửa sạch, bằm nhỏ với chút hành khô. Đem ướn chút dầu ăn và hạt nêm.
- Cho chảo nóng lên và cho thịt gà vào xào chín.
- Mướp đem gọt vỏ, bằm nhỏ.
- Cháo chín cho thịt gà đã xào và mướp vào, đảo đều rồi nấu sôi thêm 3 phút. Sau đó cho giá đỗ băm nhỏ vào là được
3.19. Cháo móng giò hạt sen
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Hạt sen: 15g
- Móng giò: 1 cái
- Hành lá
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vò sạch, để ráo nước
- Móng giò làm sạch, thui qua lửa.
- Hạt sen rửa sạch để ráo nước
- Cho gạo, móng giò, hạt sen vào nồi và hầm cho chín nhừ. Sau khi chín thì gỡ phần thịt ở móng giò đem nghiền hoặc xay nhỏ.
- Cháo chín thì múc ra bát, cho chút hành lá lên trên
3.20. Cháo cua biển – bí đỏ
Nguyên liệu:
- Thịt cua biển: 30g
- Gạo tẻ: 30g
- Bí đỏ: 30g
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vò sạch rồi nấu thành cháo,
- Bí đỏ gọt sạch vỏ rồi cắt hạt lựu vào nấu chín.
- Thịt cua đem hấp chín rồi gỡ riêng lấy thịt, phi hành thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay và tắt bếp.
- Khi cháo chín thì cho phần thịt cua đã xào chín vào đảo đều rồi tắt bếp
3.21. Cháo trứng bắc thảo
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Trứng gà ta: 1 quả
- Trứng bắc thảo: ½ lòng đen
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vò sạch và nấu thành cháo, khi cháo chín thì đánh đều trứng gà vào
- Sau đó cho lòng đen trứng bắc thảo vào, đầu tiên sẽ thấy nó vón lại nhưng khi cho vào cháo sẽ tan hết
- Đảo đều tay sau khoảng 3 phút thì tắt bếp.
3.22. Cháo cua bể cà rốt
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: ¼ lon
- Cà rốt: 1/3 củ
- Cua bể: 1 con
Cách nấu:
- Gạo tẻ đem vò sạch và nấu chín nhừ
- Cua đem hấp chín, gỡ lấy phần thịt rồi băm nhuyễn, sau đó xào nhanh với hành tím.
- Cà rốt gọt sạch vỏ, đem băm nhuyễn.
- Nấu cháo thì cho cà rốt vào nấu thêm 2 phút rồi cho thịt cua vào đảo đều và sôi lại thì tắt bếp.
3.23. Cháo tim hầm khoai tây + cà rốt và rau cải ngọt
Nguyên liệu:
- Tim heo, gà hoặc bò: 30g
- Khoai tây + rau cải ngọt + cà rốt + hành khô
Cách nấu:
- Tim đem rửa sạch, băm nhỏ sau đó cho lên bếp rồi xào chín cùng với hành.
- Các nguyên liệu như khoai tây, cà rốt đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Rau cải đen băm nhỏ, sau khi cháo đã chín nhừ thì cho khoai tây cà rốt vào để nấu cùng.
- Cuối cùng cho rau cải xanh vào rồi khuấy đều, đun sôi nhỏ lửa. Khoảng 2 phút cho rau chín rồi bắc ra.
Xem thêm:
4. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi đã có 4 răng cửa và bắt đầu quá trình tập nhai. Nên mẹ có thể chuẩn bị thực đơn thực đơn ăn dặm phù hợp cho bé. Bằng các loại cáo nguyên hạt, bột ăn dặm và các loại rau củ băm nhuyễn. Chứ không cần phải xay, nghiền nát như giai đoạn trước.
Nên cho bé tập thói quen ngồi vào bàn ăn. Tập cho trẻ ăn bốc với các loại thức ăn như: các loại rau, củ, trái cây. Điều này không chỉ giúp trẻ khám phá mùi vị thực của các loại thức ăn. Mà còn khuyến khích bé tập nhai, kích thích hệ tiêu hóa. Trẻ sẽ hào hứng với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.
Mẹ nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào các bữa ăn phụ. Như: yogurt, phô mai, bơ… Để bé tăng cường thêm dưỡng chất. Đồng thời cho trẻ uống thêm nước để tránh táo bón.
Nên xây dựng thực đơn phong phú cho bé. Cung cấp đủ chất, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, với những đứa trẻ bú mẹ. Cần tăng cường chất sắt trong thực đơn của bé. Như gan gà, gan lợn, thịt đỏ…
Chưa nên cho trẻ 9 tháng tuổi vẫn chưa sử dụng các thực phẩm sau: sữa tươi, lòng trắng trứng, các loại hải sản thuộc dòng vỏ cứng như trai, sò, ốc.. Vì có nguy cơ dị ứng cao.
Phần kết
Trên đây là tất cả quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quá trình nuôi dạy con của các mẹ trở nên nhàn và hiệu quả hơn.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin của mẹ và bé nhé!