Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ăn dặm kiểu truyền thống – Mẹ cần lưu ý điều gì?

Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy là những phương pháp ăn dặm kiểu mới được nhiều mẹ chú ý. Tuy nhiên, trong số đó, phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống vẫn được một số mẹ sử dụng tích cực vì lợi ích dinh dưỡng nó đem lại cho bé ăn dặm. Vậy phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì? Mẹ cần chuẩn bị những gì để bé ăn dặm đúng cách? Mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Xem thêm: Hiểu đúng về ăn dặm

1. Ăn dặm kiểu truyền thống là gì?

Ăn dặm kiểu truyền thống là một phương pháp xuất hiện khá lâu và rất phổ biến ở Việt Nam. Khi bé đến tháng thứ 6, bước vào thời kì ăn dặm mẹ sẽ nấu bột với rau củ, thịt, cá xay nhuyễn cho bé ăn. Trong giai đoạn bé ăn dặm 6 tháng tập ăn thì ăn dặm kiểu truyền thống sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt. Trong đó chủ yếu là hai chất đạm và chất béo. Bé ăn dặm 6 tháng sẽ được chuyển sang ăn cháo khi bé bắt đầu mọc răng.

Hiện nay thì có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến đó là: ăn dặm kiểu truyền thống  (ADTT), phương pháp ăn dặm blw và ăn dặm kiểu phương Tây (BLW). Phương pháp ăn dặm truyền thống đã không còn phổ biến như trước nữa. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được hiệu quả của phương pháp này đem lại đối với bé ăn dặm.

Bên cạnh ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ cũng có thể cho con ăn dặm kiểu BLW
Bên cạnh ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ cũng có thể cho con ăn dặm kiểu BLW

2. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống được các mẹ tin tưởng vì có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Em bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng cách sẽ phát triển bụ bẫm và khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, phương pháp ăn dặm truyền thống này còn có những ưu điểm được kiểm chứng qua nhiều thế hệ, phải kể đến:

  • Ăn dặm kiểu truyền thống cách chuẩn bị rất đơn giản và dễ thực hiện. Chính vì thế đối với các mẹ bận rộn cũng dễ dàng làm.
  • Bé ăn dặm dễ tăng cân hơn vì được ăn nhiều ngay từ khi còn tập ăn.
  • Ăn dặm kiểu truyền thống tốt cho hệ tiêu hóa của bé ăn dặm do thức ăn được xay nhuyễn.
  • Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu tập ăn, bé ăn dặm đúng cách có thể tăng cân tốt khi mới tập ăn.
  • Hệ tiêu hóa của bé ăn dặm được bảo vệ bởi thức ăn được xay nhuyễn hoàn toàn
  • Và đặc biệt, mẹ dễ được sự chấp nhận và ủng hộ của gia đình, các thế hệ trước hơn khi lựa chọn chăm sóc con kiểu truyền thống.
Kiểu ăn dặm này đơn giản hơn cho mẹ rất nhiều
Kiểu ăn dặm này đơn giản hơn cho mẹ rất nhiều

3. Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

Với phương pháp này, bé ăn dặm dễ bị chán ăn do mẹ nấu chung các nguyên liệu với nhau. Bé không cảm nhận được mùi thức ăn, vì thế bé có thể sẽ kén ăn khi lớn hơn một chút. Hơn nữa, mẹ có thể sẽ phải nhá cơm cho bé khi bé đến tận 2 tuổi. Vì thức ăn xay nhuyễn nên bé không được học ăn các thức ăn thô. Bên cạnh đó, nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống còn là

  • Quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé, khiến bé tiếp nhận lượng đạm quá nhiều, đôi khi không phù hợp với nhu cầu khiến bé khó hấp thu, bé ăn dặm bị táo bón
  • Bé ăn dặm ăn hoàn toàn thức ăn xay nhuyễn làm ảnh hưởng tới khả năng ăn thô, khả năng nhai và nuốt kém hơn
  • Là thực phẩm trộn lẫn nên bé không có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé ăn dặm dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Khi mẹ không chủ động và tạo thú vui trong ăn uống, khi bị ép ăn nhiều dẫn đến việ bé ăn dặm biếng ăn.
bé ăn dặm dễ bị chán ăn do mẹ nấu chung các nguyên liệu với nhau
Bé ăn dặm dễ bị chán ăn do mẹ nấu chung các nguyên liệu với nhau

4. Hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm truyền thống đúng cách

Mẹ cần xác định rõ thời điểm bé yêu có thể ăn dặm tốt. Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều không tốt cho bé. Bé ăn dặm 6 tháng là thời điểm hợp lý nhất, vì khi đó hệ tiêu hoá của bé phát triển vừa đủ để tiếp thu đa dạng dưỡng chất, cũng như bé cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác bên cạnh sữa mẹ. Mẹ nên cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn. Mẹ nên cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều dần. Và tuyệt đối không được ép bé ăn. Khi nào bé đói bé sẽ tự đòi ăn, mẹ không nên nôn nóng mẹ nhé.

4.1. Giai đoạn đầu – Bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn bé ăn dặm 6 tháng, mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ ăn dặm  như bột ăn dặm, ghế ăn dặm, yếm ăn dặm, máy xay hoặc dây để lọc. Tuần đầu ăn dặm thì mẹ cho bé ăn với một lượng nhỏ từ 150ml đến hơn 200ml mồi bữa. Khi bé ăn dặm đã quen dần thì có thể tăng lên là từ 300ml đến 400ml mỗi bữa.

Mẹ nhớ phải xay nhuyễn các loại thức ăn mẹ nhé!
Mẹ nhớ phải xay nhuyễn các loại thức ăn mẹ nhé!

Giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn dặm làm quen với các món như thịt gà, thịt lợn, đậu hũ, lòng đỏ trứng … Có thể kết hợp một số món như su hào với thịt gà, rau cải xanh với cá, thịt lợn với bí đỏ, rau ngót với tôm.. Lưu ý nhỏ đến mẹ là không nên cho bé ăn các loại như cua, ốc, cá lưng xanh… trong giai đoạn này vì bé dễ bị dị ứng. Tất cả các loại thức ăn đều phải xay nhuyễn và thật mịn thì bé mới có thể ăn dặm đúng cách được mẹ nhé.

Xem thêm:

4.2. Giai đoạn bé ăn dặm từ 7 đến 9 tháng tuổi

Giai đoạn bé 7 tháng ăn dặm, mẹ có thể tăng độ đặc của thức ăn lên được rồi. Không lâu nữa mẹ có thể cho bé ăn cháo và dần dần là ăn cơm. Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa một ngày. Hãy cho bé làm quen với 2 bữa bột và 1 bữa cháo mẹ nhé.

Mẹ có thể cho bé dần ăn cháo ở độ tuổi này
Mẹ có thể cho bé dần ăn cháo ở độ tuổi này

Khi nấu cháo mẹ lưu ý là phải nấu nhừ hạt, không nên cho bé ăn đặc ngay trong giai đoạn này. Mẹ hãy nấu loãng một chút và tăng dần độ đặc lên là được, tránh tình trạng bé ăn dặm bị táo bón

Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 mẹ có thể cho bé làm quen với các thức ăn như cua, lươn, cá, tôm, ghẹ, ngêu… Tất cả các loại này mẹ đều cần phải xay nhuyễn với cháo mẹ nhé.

Giai đoạn bé ăn dặm 7-9 tháng thường thì các bé sẽ mọc răng. Vì thế bé rất dễ quấy khóc và biếng ăn. Mẹ không ép bé ăn nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa bé không tốt. Thay vào đó mẹ hãy chia nhỏ các bữa cho bé ăn mẹ nhé.

4.3. Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn này bé có thể ăn cháo nguyên hạt được rồi. Mẹ nên cho bé ngồi chung bàn ăn với gia đình nhé. Mẹ cũng có thể cho bé tập làm quen với ăn cơm. Mẹ hãy cho bé ăn thử những thức ăn mềm, an toàn đảm bảo bé không bị hóc mẹ nhé. Mẹ có thể tăng độ đặc của cháo lên trong giai đoạn này rồi, hoặc mẹ có thể cho bé ăn cơm nát.

Trong giai đoạn này bé đã có khoảng 6 đến 8 chiếc răng nhỏ xíu, vì thế bé có thể nhai được. Mẹ hãy trộn cơm nát hoặc cháo với một chút thịt băm và chan canh để bé ăn dặm ngon miệng hơn mẹ nhé!

4.4. Giai đoạn 12 tháng tuổi trở lên

Khi bé ăn dặm chạm mốc 1 tuổi trở ra mẹ có thể cho bé ăn cơm được rồi. Tuy nhiên mẹ vẫn nên băm nhỏ thức ăn ra cho bé để bé tập làm quen dần với thức ăn thô. Bên cạnh đó còn giúp bé rèn luyện khả năng nhai nữa mẹ nhé.

Mẹ hãy để bé chủ động nếu bé muốn cầm thìa tư xúc mẹ nhé. Mẹ hãy tôn trọng nhu cầu ăn của bé. Nếu bé không muốn ăn, nhè ra hoặc gạt tay đến 3 lần thì mẹ không nên ép bé ăn tiếp. Bên cạnh đó mẹ cũng nên cho bé uống sữa bổ sung mỗi bữa khoảng 120 đến 160ml mẹ nhé.

Khoảng thời gian cho bé ăn dặm có vẻ đối với các mẹ sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, ăn dặm không phải là cuộc chiến, mẹ đừng lo lắng hay nóng vội nhé. Hi vọng bài viết này sẽ góp phần giải quyết tốt những băn khoăn của mẹ!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ăn dặm kiểu truyền thống – Mẹ cần lưu ý điều gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0