Không phải mẹ nào cũng biết cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh. Hãy tưởng tượng đang làm việc, thì đứa con gái 2 tuổi đưa cho mẹ một cuốn sách, và muốn mẹ đọc ngay cho cô bé nghe. Dù rất ngọt ngào nói với con rằng mình đang bận và sẽ đọc sau 1 tiếng nữa. Nhưng rồi cô bé ngay lập tức bĩu môi và lăn ra khóc không ngừng. Nhiều bậc cha mẹ không biết làm thế nào đối với những cơn giận giữ của trẻ 2 tuổi. Tưởng chừng như mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu, vì em bé không chịu nghe lời.
Mục lục
1. Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh có bình thường không?
Cơn giận dữ và bướng bỉnh là một phần rất bình thường của quá trình trưởng thành. Đây là cách các bé 2 tuổi thể hiện sự thất vọng của chúng, khi bé chưa thể sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt ước muốn của mình. Đó cũng là cách trẻ mới biết đi, đối phó với những thách thức và thất vọng về cuộc sống.
Có nhiều cách để bố mẹ có thểdạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh, mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến con và sự phát triển của chúng. Trên hết, đây là một giai đoạn khó khăn đối với các bố mẹ. Hãy kiên nhẫn và kiên nhẫn hơn nữa, để hợp tác cùng bé giải quyết vấn đề.
2. Những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cho bà mẹ thông minh
Dưới đây là một số cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh dành cho những bà mẹ đang gặp khó khăn trong giai đoạn này:
2.1. Làm lơ với trẻ
Việc này có vẻ khá khắc nghiệt với bé. Tuy nhiên, một trong những cách chính để đối phó với cơn giận dữ của trẻ là làm lơ. Khi một đứa trẻ đang nổi giận, mọi biện pháp kỷ luật có vẻ như không mấy hiệu quả lúc đó. Hãy đảm bảo rằng bé ở trong tầm mắt, và đợi cho cơn giận qua đi. Khi trẻ bình tĩnh lại, hãy ôm con và tiếp tục một ngày mới.
Trẻ không thường cố ý nổi cơn tam bành. Trừ khi chúng biết được làm như thế có thể gây được sự chú ý của người lớn.Cách dạy trẻ em bướng bỉnh là cương quyết phớt lờ cơn giận của trẻ. Nói với con một cách nghiêm khắc và bình tĩnh rằng, bé phải dùng lời nói và cử chỉ để thể hiện điều muốn nói.
2.2. Cách dạy trẻ em bướng bỉnh: Bỏ đi chỗ khác
Hiểu được giới hạn của mình là một trong những cách đối phó với những đứa bé bướng bỉnh. Nếu mẹ cảm thấy bản thân đang tức giận, hãy bỏ đi nơi khác. Hít thở không khí trong lành để lấy lại bình tĩnh.
Hãy hiểu rằng các bé không xấu tính và cố làm bố mẹ khó chịu. Chỉ vì chúng đang buồn bã và không biết bày tỏ cảm xúc của mình theo cách mà người lớn thường làm. Khi bình tĩnh hơn, mẹ có thể kỷ luật con một cách thích hợp và không có hại.
Xem thêm các tuần thai nhi:
2.3. Đáp ứng những gì trẻ muốn trong điều kiện nhất định
Bé đang cố với lấy ly nước trái cây trên bàn và mẹ biết sẽ có một kết thúc tồi tệ. Đối phó với trẻ bướng bỉnh phải làm sao trong trường hợp này? Đừng vội la mắng trẻ. Thay vào đó, hãy đưa ly nước cho bé và nói rằng ly nước sẽ không bị bổ và bé sẽ được uống ly nước đó.
Mẹ cũng có thể áp dụng cùng cách này đối với những trường hợp khác. Ví dụ khi bé đòi mở nắp chai sữa hoặc cố lấy đồ ăn trong tủ lạnh. Nhưng nếu mẹ không muốn bé cầm một vật nguy hiểm. Hãy dùng lời nói để giải thích và nhẹ nhàng lấy đi. Tiếp đó, thay đồ vật đó bằng một món khác.
2.4. Chuyển hướng sự chú ý
Trong trường hợp nếu bé đang ở trong một tình huống không an toàn. Mẹ hãy nhẹ nhàng gọi tên của bé để gây sự chú ý. Khi bé đã quan tâm tới mẹ, hãy chỉ cho bé một thức khác an toàn hơn.
Với phương pháp dạy trẻ bướng bỉnh này. Mẹ cũng có thể áp dụng hiệu quả vào thời điểm trước khi bé bắt đầu nổi cơn tam bành. Dùng cách này, sẽ khiến bé phân tâm khỏi những gì làm bé khó chịu.
2.5. Suy nghĩ như một đứa trẻ
Mẹ sẽ dễ trở nên giận dữ khi phải dọn dẹp mớ hỗn độn của đứa con nghịch ngợm. Nhưng hãy thử suy nghĩ như một em bé. Chúng coi những hoạt động đó là thú vị và bình thường. Bé đang học hỏi và khám phá thế giới xung quanh theo cách này.
Vì thế, đừng bắt trẻ dừng lại. Mẹ có thể đợi một lúc cho đến khi bé chuyển sang hoạt động khác. Hoặc có thể tham gia vào trò chơi của bé. Hướng dẫn trẻ trong trò xây dựng, hay rủ bé cùng tô màu trên giấy thay vì bức tường. Cách dạy những đứa trẻ bướng bỉnh không quá khó phải không nào!
2.6. Dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bằng cách: Giúp con khám phá
2 tuổi là thời gian trẻ mong muốn được khám phá thế giới. Một phần trong chuyến phiêu lưu đó là chạm vào mọi thứ chúng thích thú. Tuy nhiên, không phải thứ nào trẻ thích chạm vào cũng an toàn.
Mẹ có thể tham gia vào cuộc khám phá đó cùng trẻ. Bằng cách giúp bé phân biệt thứ gì nguy hiểm và thứ gì an toàn. Thứ gì không nên chạm vào (dao, lửa, rắn,…), thứ có thể chạm nhẹ (khuôn mặt, hoa,…), thứ có thể chơi và cầm nắm (đồ chơi, vật bằng nhựa,…)
Xem thêm: 13 cách dạy trẻ bị mất tập trung cực hiệu quả của mẹ thông thái
2.7. Hãy đặt giới hạn
“Đừng…” và “ Không được phép…”, không phải là cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh. Thay vào đó, hãy đặt ra giới hạn và giải thích vì sao cho bé. Ví dụ khi bé kéo lông một con mèo, hãy gỡ tay bé ra và nói rằng mèo bị đau khi làm vậy. Sau đó, dạy bé cách cưng nựng một em mèo như thế nào.
Bé sẽ thất vọng khi chúng không được làm thứ chúng muốn. Nhưng con sẽ học được cách tự làm chủ bản thân hơn.
2.8. Phạt bé ở một mình
Nếu bé tiếp tục các hành vi tiêu cực, mẹ hãy phạt bé ở một mình trong một khoảng thời gian nhất định. Đặt bé ở một vị trí nhàm chán như trên một chiếc ghế hay hành lang. Buộc bé ở tại đó, cho đến khi chúng bình tĩnh lại. Đưa trẻ về chỗ cũ nếu chúng đi lang thang mà chưa hết giờ. Không trả lời bất kì câu hỏi nào của trẻ cho đến khi hết thời gian phạt. Khi bé bình tĩnh lại, hãy giải thích vì sao bé bị phạt và hành vi của con sai ở đâu.
Không bao giờ được đánh và sử dụng các phương pháp dạy trẻ bướng bỉnh bằng roi vọt. Những phương pháp này làm tổn thương con và củng cố hành vi tiêu cực.
Xem thêm nuôi dạy bé:
Dạy bé các con vật giúp bé tư duy từ sớm
Những văn hóa tốt đẹp mẹ nên dạy con trong ngày tết
Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh đòi hỏi phải cân bằng giữa sự nghiêm khắc và cảm thông. Luôn nhớ rằng, sự cố chấp và giận giữ là một phần bình thường trong sự phát triển của trẻ. Mẹ hãy nhớ cần luôn điềm tĩnh và từ bi với trẻ khi giải quyết mọi vấn đề.