Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé bị mẩn đỏ ở mặt – Mẹ đã biết 4 lý do và cách xử lý này chưa?

Bị mẩn đỏ ở mặt khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, đôi khi còn sốt, quấy khóc khiến mẹ rất sốt ruột. Vậy tình trạng bé bị mẩn đỏ ở mặt có nguy hiểm không, da bé bị mẩn đỏ ở mặt có để lại sẹo không? Và cách điều trị mẩn đỏ ở mặt trẻ sơ sinh thế nào để bé nhanh khỏi? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Mách mẹ cách chăm sóc bé bị mẩn đỏ ở mặt
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị mẩn đỏ ở mặt

1. Chàm sữa khiến bé bị mẩn đỏ ở mặt

Chàm sữa là vấn đề về da rất phổ biến ở bé sơ sinh, nhất là những bé dưới 1 tuổi. Chàm sữa thường tái đi tái lại nhiều lần gây bệnh chàm thể tạng rất khó chữa. Nguyên nhân chàm sữa có thể do:

  • Di truyền: Nếu ba mẹ có cơ địa dễ dị ứng hoặc mắc một số bệnh như chàm thể tạng, hen suyễn, bệnh về da tương tự, khả năng bé bị chàm sữa dễ xảy ra.
  • Dị ứng với tác nhân bên ngoài như: thức ăn (trứng, sữa lạ, hải sản, lạc,…), hoá chất trong các sản phẩm tắm gội, giặt xả, kem bôi da,… kém chất lượng,…
  • Rối loạn chuyển hóa: Cơ thể bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên khó tránh khỏi rối loạn, không kịp thích ứng với những thay đổi của cơ thể dẫn đến phản xạ kích ứng, nổi mẩn.

1.1. Nhận biết chàm sữa như thế nào?

Bé bị chàm sữa thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ li ti bắt đầu từ mặt, thường từ hai bên má rồi lan xuống cổ, tay, chân,… Sau một thời gian các nốt mẩn sẽ phát triển thành mụn nước rồi vỡ ra, đóng vảy, gây ngứa, khô, nứt da. Nếu bé dùng tay cào, gãi nốt mẩn dễ để lại thâm, sẹo, thậm chí nhiễm khuẩn.

Chàm sữa khiến da bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa, khó chịu
Chàm sữa khiến da bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa, khó chịu

1.2. Mẹ nên làm gì khi bé bị chàm sữa?

Chàm sữa thường sẽ hết sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc da bé bị mẩn đỏ ở mặt đúng cách. Mẹ lưu ý:

  • Vệ sinh da: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm cho bé bằng khăn mềm và nước ấm 2-3 lần/ngày. Em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm để vệ sinh cho bé.
  • Hạn chế gãi, cào mạnh: Mẹ cắt móng  tay cho bé 1 lần/tuần và vệ sinh tay bé sạch sẽ, tránh móng tay gây xước, nhiễm khuẩn cho vùng da mẩn đỏ ở mặt.
  • Hạn chế nguy cơ kích ứng: Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ, chăn gối của bé, hạn chế để bé tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật,… và không sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như lạc, hải sản,…
  • Dưỡng ẩm: Mẹ đọc kỹ các thành phần khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé, đảm bảo không chứa corticoid, prednisolone, methylprednisolone,… Ưu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên, dưỡng ẩm cao cấp từ dầu dừa, bơ hạt mỡ, tinh dầu Inca inchi,…
Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để sử dụng dưỡng ẩm cho bé
Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để sử dụng dưỡng ẩm cho bé

Lưu ý: Nếu tình trạng da bé bị mẩn đỏ ở mặt kéo dài hơn 10 ngày, vùng chàm sữa mẩn đỏ nghiêm trọng, có dấu hiệu sưng tấy, viêm, có mủ,… mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, tránh biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm.

2. Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt do rôm sảy

Rôm sảy là vấn đề ngoài da thường gặp ở hầu hết các bé và thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng, chuyển mùa. 4 nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé bị mẩn đỏ ở mặt:

  • Thời tiết nóng bức: Nhiệt độ cao làm bé đổ nhiều mồ hôi, kết hợp với bụi bẩn, dầu nhờn trên mặt gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến rôm sảy
  • Vệ sinh da mặt chưa sạch: Da mặt là vùng da mỏng manh, nhạy cảm, thêm vào đó da mặt ít được che chắn và có nhiều tuyến mồ hôi nên vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ gây rôm sảy nên trẻ dễ bị nổi mẩn đỏ
  • Hoạt động của tuyến mồ hôi: Hệ thống bài tiết của bé vẫn đang hoàn thiện, nên các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, nhiệt độ cao làm các mao mạch dưới da của bé bị giãn ra tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập.
  • Các loại kem bôi da: Một số kem bôi da kém chất lượng, chứa các thành phần gây kích ứng cho bé như paraben, chất bảo quản, chất tạo mùi hoá học,… sẽ gây kích ứng da bé. Ngoài ra, nếu mẹ bôi lượng kem quá dày hoặc bôi kem khi chưa làm sạch da cho bé dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, không thoát được mồ hôi gây kích ứng, mẩn đỏ.
Mẹ chú ý khi bé bị rôm sảy
Mẹ chú ý khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt vì rôm sảy

2.1. Cách nhận biết rôm sảy

Rôm sảy thường mọc ở những vị trí tiết nhiều mồ hôi như trán, cằm, hai má,… với các biểu hiện:

  • Các nốt mẩn nhỏ, rải rác trên mặt lúc mới chớm bị. Sau khoảng 1 ngày, các nốt mẩn mọc thành đám, hồng hoặc hơi đỏ và lan khắp người.
  • Có thể xuất hiện các nốt mụn nước, mụn mủ trắng xen lẫn vết mẩn đỏ sau 2 – 3 ngày
  • Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt do rôm sảy sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc
Các nốt mẩn đỏ trên mặt bé do rôm sảy
Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do rôm sảy

2.2. Mẹ nên làm gì?

Rôm sảy thường hết sau 3 – 5 ngày nếu mẹ chăm sóc đúng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Vệ sinh da mặt hằng ngày: Lau nhẹ nhàng da mặt cho bé 2 – 3 lần/ngày bằng khăn mềm và nước ấm hoặc khăn ướt có tính kháng khuẩn. Mẹ sử dụng khăn khô thấm mồ hôi khi mặt bé đổ nhiều mồ hôi.
  • Hạn chế ra ngoài: Khi bé bị rôm sảy, mẹ hạn chế cho bé ra ngoài để tránh dính bụi bẩn, đổ nhiều mồ hôi trên mặt làm tình trạng nặng hơn. Nếu cần ra ngoài, mẹ cho bé đội mũ có khăn chống bụi nhé.
  • Làm mát cho bé: Mẹ cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu mát, thấm hút mồ hôi như lanh, lụa, cotton,… 
  • Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung cho bé nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước/sữa hơn bình thường khoảng 300ml. 

Lưu ý: Nếu các vết mẩn ở mặt không thuyên giảm sau 5 ngày, có dấu hiệu sưng tấy, viêm, có mủ,.. mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, tránh biến chứng nguy hiểm.

Đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu tình trạng của bé không thuyên giảm sau 5 ngày
Đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu tình trạng bé bị mẩn đỏ ở mặt không thuyên giảm sau 5 ngày

3. Viêm da do nấm Candida

Viêm da do nấm Candida xuất hiện khi điều kiện sinh trưởng của nấm được đáp ứng, như:

  • Thời tiết: Thời tiết ấm áp, độ ẩm cao giúp nấm Candida phát triển mạnh, đặc biệt ở những vùng da ẩm ướt, đổ nhiều mồ hôi như trán, cằm, má,…
  • Vệ sinh không sạch: Mặt là vùng da ít được che chắn, nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ lưu lại bụi bẩn, bã nhờn,… giúp nấm sinh sôi 
  • Hệ miễn dịch: Sức đề kháng của bé kém hoặc thường xuyên dùng kháng sinh khiến cơ thể không chống lại được sự nhân lên của nấm

3.1. Cách nhận biết viêm da do nấm Candida

Biểu hiện chính của viêm da do nấm Candida là nổi mẩn đỏ gây ngứa, rát ở vùng viêm. Mẹ quan sát thấy vùng nổi mẩn trên da bé đỏ và có đường viền rõ ràng, kéo dài trên 3 ngày. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, vùng mẩn có thể xuất hiện mụn nước, mụn mủ, khô nứt, đau, nhiễm trùng,…

Nhận biết tình trạng nổi mẩn đỏ do nấm Candida phát triển mạnh trên da
Nhận biết tình trạng bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do nấm Candida phát triển mạnh trên da

3.2. Mẹ nên làm gì?

Nếu bé bị mẩn đỏ ở mặt được chăm sóc đúng cách, tình trạng nhiễm nấm của bé sẽ được cải thiện sau 7 – 10 ngày. Mẹ cần:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Lau rửa thường xuyên vùng da bị nấm ít nhất 2 – 3 lần/ngày, sau khi rửa cần thấm khô da bé cẩn thận để da không quá ẩm, tạo điều kiện cho nấm phát triển thêm hoặc nhiễm trùng. Mẹ chú ý quan sát để lau mồ hôi cho bé khi bé ra nhiều mồ hôi mẹ nhé.
  • Không dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất: Chỉ nên dùng các loại kem dưỡng, sản phẩm tắm gội,… có thành phần thiên nhiên, lành tính, dịu nhẹ.
  • Điều hoà nhiệt độ cho bé: Trời nắng nóng, mẹ hạn chế cho bé ra ngoài, vận động hoặc chơi trò chơi đổ nhiều mồ hôi. Sử dụng điều hòa, máy lọc không khí, quạt,… để giảm nhiệt độ trong phòng, làm mát cho bé.
  • Tăng cường sức đề kháng cho bé: Bổ sung thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé như vitamin C (rau xanh, cam, bưởi,…).

Lưu ý: Nếu thấy tình trạng nổi mẩn nghiêm trọng hơn (có mụn nước, mụn mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng), mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C, rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho bé
Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin C, rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho bé

4. Bé bị dị ứng

Dị ứng là một phản xạ bất thường của hệ miễn dịch khi cơ thể gặp phải các tác nhân gây dị ứng như:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi giao mùa.
  • Thực phẩm dễ gây kích ứng như sữa bò, hải sản, trứng, lạc,…
  • Hoá chất gây kích ứng như Paraben, Phthalate, Methylisothiazolinone,… có trong bột giặt, nước xả vải, kem bôi da,… kém chất lượng.

4.1. Nhận biết dị ứng như thế nào?

Khi chống lại các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể bé phản ứng quá mức gây nên những biểu hiện:

  • Nổi mẩn đỏ, dày, li ti, gây ngứa rát da và các bộ phận như mắt, mũi,…
  • Da khô, ửng đỏ, tróc vảy
  • Có biểu hiện viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, khó thở,…
  • Sốt nhẹ, khoảng 37,5 – 38 độ C
Dị ứng thời tiết khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Dị ứng thời tiết khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt

4.2. Mẹ nên làm gì?

Bé bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thường sẽ hết sau vài giờ hoặc 1 ngày, khi loại bỏ được tác nhân gây dị ứng và chăm sóc đúng cách. Để bé nhanh khỏi hơn, mẹ lưu ý: 

  • Không để bé cào, gãi mặt làm xước, tổn thương vùng nổi mẩn
  • Dưỡng ẩm, bảo vệ da bé bằng các sản phẩm chăm sóc da lành tính, dịu nhẹ nhất là khi bé dị ứng do thời tiết
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin C,… để tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

Lưu ý: Nếu vùng nổi mẩn ngày càng lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn, bé sốt cao trên 39 độ C, khó thở, thở khò khè,…, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Như vậy, đa số các trường hợp bé bị mẩn đỏ ở mặt không nguy hiểm, sẽ khỏi nhanh sau 1 – 5 ngày nếu mẹ chăm sóc đúng cách. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chăm bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ đừng lo lắng quá, chỉ cần để lại bình luận ở dưới, Góc của mẹ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho mẹ! Chúc mẹ khoẻ, bé ngoan!

Mẹ tham khảo thêm: 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé bị mẩn đỏ ở mặt – Mẹ đã biết 4 lý do và cách xử lý này chưa?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

6 nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ không sốt và cách xử lý
6 nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ không sốt và cách xử lý
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ không sốt như rôm sảy, hồng ban, ban đỏ nhiễm độc, hăm tã,… Tình trạng này thường không nguy hiểm nếu mẹ hiểu da con và có cách chăm sóc phù hợp. Nếu đang lúng túng chưa biết phải làm sao thì bài viết dưới đây […]
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, nguyên nhân là gì?
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, nguyên nhân là gì?
Bé bị mẩn đỏ ở miệng phải làm sao?” là câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn khi thấy da con xuất hiện những nốt mẩn khác thường. Mẹ đừng lo, đọc bài viết dưới đây, mẹ sẽ hiểu rõ nguyên nhân và biết cách chăm sóc khoa học nhất cho bé. 1. Nguyên nhân […]
9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà
9 Cách xử lý bé bị mẩn đỏ có mủ, ngứa hiệu quả tại nhà
Bé bị mẩn đỏ có mủ là vấn đề về da nghiêm trọng do các vết mủ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm hay các bệnh cơ hội khác. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá. Chỉ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, da bé sẽ […]
Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!
Bé bị mẩn đỏ – Đừng vội tắm lá cho bé mẹ nhé!
Bé nổi mẩn đỏ khiến mẹ băn khoăn có nên áp dụng các biện pháp dân gian tắm lá để làm dịu da cho bé. Tham khảo những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây để giúp bé hết nổi mẩn một cách khoa học và an toàn mẹ nhé! 1. Lý […]
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
Bé bị nổi mẩn đỏ là tình trạng ngoài da và khá phổ biến, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc người có làn da nhạy cảm. Ở những tuần đầu đời, da của con chưa ổn định và có nhiều thay đổi. Vì vậy, con sẽ dễ bị mẩn đỏ dù chỉ bị kích […]
Giỏ hàng 0