Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Làm thế nào để biết nguyên nhân và tìm ra cách điều trị trẻ bị mụn nước ?

Bệnh da liễu là nhóm bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em trong cộng đồng ở nước ta. Trong đó, trẻ bị mụn nước là một bệnh thường gặp do da trẻ còn non nớt và cần được phòng tránh đúng cách. Chúng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Đa số các bé đều hay cảm thấy khó chịu, đau đớn với các nốt mụn này làm cho mẹ lo lắng. Nhưng hầu hết đây không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Nếu muốn biết như thế nào thì các mẹ hãy xem bài viết chia sẽ của nhà mình nhé.

1. Mụn nước là bệnh gì?

Mụn nước là bệnh gì?

Những nốt mụn nhỏ xuất hiện trên da với đầy dịch bên trong gọi là mụn nước. Phần dịch có thể trong suốt, màu trắng đục, vàng hay có lẫn máu. Các nốt mụn này thường có kích thước nhỏ dưới 5mm. Những nốt có kích thước lớn hơn thì được gọi là bóng nước.

Mụn nước có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bé. Nhưng phổ biến nhất là trên bàn tay và bàn chân. Chúng rất dễ vỡ và làm chảy dịch ra ngoài. Khi dịch khô đi có thể lại lớp mài màu vàng trên da.

2. Nhận biết triệu chứng của trẻ bị mụn nước

Nhận biết triệu chứng của trẻ bị mụn nước

Mẹ rất dễ nhận thấy các nốt mụn này trên da bé. Vì chúng phồng rộp lên trên bề mặt da và có chứa dịch lỏng bên trong. Mụn nước khá dễ vỡ và dịch bên trong sẽ chảy ra ngoài. Khi khô đi, tại vị trí có nốt mụn có thể chuyển sang màu vàng hoặc đóng vảy.

Khi bé bị phát ban ở vị trí có nhiều nốt mụn này thì được gọi là phát ban mụn nước. Tình trạng đó có thể xảy ra do thời tiết nóng ẩm, nhiễm trùng, viêm da tiếp xúc. Loại phát ban này cũng dễ lây lan nhanh ra khắp cơ thể. Do đó, nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hãy giữ cho vùng da bị phát ban luôn sạch sẽ, tránh để lan rộng sang các khu vực khác.

Một số bệnh lý hay tình trạng khác gây ra dấu hiệu, triệu chứng tương tự như mụn nước là:

  • Mụn nhọt
  • Bỏng
  • Bỏng lạnh
  • Nhiễm trùng tụ cầu
  • Nốt sần trên da
  • U sợi thần kinh hoặc khối u phát triển trên dây thần kinh
  • Nhiễm trùng nang lông

Nếu mẹ thấy bé có các dấu hiệu bất thường trên da mà không biết nguyên nhân. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây ra khiến trẻ bị mụn nước

Nguyên nhân gây ra khiến trẻ bị mụn nước

Nguyên nhân trẻ bị mụn nước có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

  • Ma sát: xảy ra khi một vật gì đó chà xát lên làn da trong thời gian dài, điều này xảy ra phổ biến nhất trên bàn tay và bàn chân.
  • Viêm da tiếp xúc: phản ứng da với các chất gây dị ứng như cây thường xuân, cao su, chất kết dính hoặc chất kích thích.
  • Bỏng: trường hợp bỏng nghiêm trọng có thể gây nổi mụn nước.
  • Chàm dị ứng: tình trạng viêm da do các chất gây dị ứng gây ra hoặc làm nặng thêm và có thể hình thành các nốt mụn chứa đầy dịch bên trong.
  • Nhiễm trùng, chốc lở da do vi khuẩn: cũng là nguyên nhân phổ biến khiến người lớn và trẻ nhỏ bị mụn nước.
  • Bệnh thủy đậu thường có triệu chứng là nổi mụn nước gây ngứa trên da. Virus thủy đậu cũng gây ra bệnh zona hoặc herpes zoster. Khi virus tái hoạt động ở một số người sẽ gây ra nhiều triệu chứng và có thể gây phát ban da với nhiều nốt mụn chứa dịch dễ vỡ.
  • Herpes và các vết loét lạnh cũng có thể khiến các nốt mụn này hình thành.

4. Những phương pháp nào dùng để chữa trị mụn nước?

Những phương pháp nào dùng để chữa trị mụn nước?

Hầu hết mụn nước không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như nổi mụn nước do nhiễm trùng sẽ cần được điều trị đặc hiệu để hạn chế phát sinh biến chứng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân nổi mụn nước liên quan đến hóa chất hoặc thuốc, mẹ nên ngừng sử dụng những sản phẩm gây dị ứng này cho các bé.

Mặt khác, một số vấn đề sức khỏe như bệnh pemphigoid thì không thể chữa khỏi. Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị để giúp mẹ kiểm soát các triệu chứng của bé. Bao gồm các loại kem bôi steroid để làm giảm chứng phát ban da hoặc các kháng sinh để chữa nhiễm trùng da. Nếu các nốt mụn này quá lớn hoặc gây đau, bác sĩ có thể quyết định làm bể mụn để dẫn lưu dịch ra ngoài dưới điều kiện vô trùng.

5. Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị mụn nước

Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị mụn nước
  • Khi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị nổi mụn nước ở tay hoặc là chân. Mẹ hãy cố gắng giữ gì vệ sinh sạch cho bé. Bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
  • Khi tắm hoặc lau rửa cần phải hết sức nhẹ nhàng để tránh gây vỡ mụn nước.
  • Không nên ủ ấm trẻ quá nhiều vì dễ gây nóng bức và kích ứng da của trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu vải có thể thấm hút mồ hôi tốt.
  • Trước và sau khi thoa thuốc lên vết mụn nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo chỉ định của bác sĩ. Người chăm sóc cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng kháng khuẩn.

Như vậy, mẹ không nên chủ quan khi thấy các bé nhà mình bị nổi mụn nước. Nên chủ động phòng ngừa bằng cách chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ. Mẹ nên cho bé bú nhiều sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên để tăng cường dinh dưỡng và bổ sung nhiều kháng thể nâng cao sức đề kháng của bé.

Lời kết

Nhà mình đã đưa ra nhưng nguyên nhân và phương pháp điều trị cho trẻ bị mụn nước. Các mẹ có thể tham khảo và vận dụng cho bé nhà. Để bé có được một sức khỏe ổn định và mạnh khỏe nhé. Hy vọng mẹ luôn ủng hộ nhà mình trong những bài viết tiếp theo.

Xem thêm:

Chăm sóc da cho bé – 5 bí quyết bảo vệ toàn diện có thể mẹ chưa biết

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Làm thế nào để biết nguyên nhân và tìm ra cách điều trị trẻ bị mụn nước ?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0