Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và những dấu hiệu khó ngủ khác ở trẻ

Bé dường như ngủ cả ngày trong thời gian đầu sau khi sinh. Một phần vì lúc này bé chưa có khái niệm về thời gian ngày và đêm. Mặt khác, giấc ngủ là chìa khóa quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên nhiều mẹ sẽ gặp tình trạng ngược lại khi trẻ sơ sinh hay vặn mình, mè nheo và có những biểu hiện ngủ không sâu giấc. Mẹ sẽ phải làm gì khi con rơi vào trường hợp này?

1. Trẻ sơ sinh hay vặn mình và càu nhàu trong khi ngủ

Trong khi những bé lớn tuổi hơn có thể ngủ một cách say sưa thì những em bé sơ sinh ngủ khá trằn trọc và thực sự thức giấc rất nhiều lần
Trong khi những bé lớn tuổi hơn có thể ngủ một cách say sưa thì những em bé sơ sinh ngủ khá trằn trọc và thực sự thức giấc rất nhiều lần

Ai nghĩ ra cụm từ “ngủ như một đứa trẻ” rõ ràng là chưa từng có em bé. Nhiều bố mẹ khẳng định rằng giấc ngủ của bé có thể ồn ào, không thoải mái và trái ngược hoàn toàn với sự yên bình. Trong khi những bé lớn tuổi hơn có thể ngủ một cách say sưa thì những em bé sơ sinh ngủ khá trằn trọc và thực sự thức giấc rất nhiều lần. 

Trẻ sơ sinh có một cái dạ dày rất nhỏ. Vì thế, bé chỉ có thể ăn rất ít và ăn làm nhiều lần. Bên cạnh đó, những tác động từ bên ngoài có thể là nguyên nhân gây ra những phản xạ giật mình thức giấc ở trẻ. Do đó, không khó hiểu khi bé có những giấc ngủ ngắn và thường xuyên tỉnh dậy. Bé không thể kiểm soát nhiệt độ, cơn đói hay những tác động từ môi trường. Vì vậy, bé yêu cầu người lớn đáp ứng các nhu cầu bằng cách: khóc, càu nhàu, khịt mũi, rên rỉ, thút thí, vặn vẹo.

Làm bố mẹ, chúng ta hãy chuẩn bị cho việc trẻ cằn nhằn hay vặn mình. Mẹ quan tâm đến sức khỏe của trẻ và tìm đến sự chăm sóc y tế là có thể hiểu được. Nhưng bình thường trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình là chuyện hoàn toàn bình thường, và không phải là điều đáng lo ngại.

2. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

2.1. Giấc ngủ REM khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sẽ vặn mình và phát ra tiếng động vào khoảng tuần thứ 2 của cuộc đời sau khi sinh và sẽ kéo dài đến 6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ dành nhiều thời gian cho giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). REM là một giấc ngủ nông, trong đó trẻ sơ sinh cử động, mơ và tạo ra tiếng ồn. Khi trẻ mơ, sẽ tạo ra rất nhiều tiếng động khác nhau như: khóc, tiếng cười, rên rỉ, và các âm thanh khác. Trẻ cũng thức giấc khi trải qua các giấc ngủ REM, sau đó có thể tạo ra tiếng ồn rồi mới tiếp tục ngủ lại. 

Trẻ có khả năng ngủ nhanh và sâu giấc hơn khi trẻ đang trong trạng thái lơ mơ. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để mẹ đưa bé vào giấc ngủ. Mẹ nên dạy cho trẻ cách tự nhận biết ngày và đêm bằng cách giảm mức độ hoạt động, ánh sáng và tiếng ồn khi gần đến thời điểm đi ngủ.

Các bước sau có thể giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn:

  • Quan sát dấu hiệu buồn ngủ của bé
  • Đặt bé vào cũi khi bé đã buồn ngủ.
  • Đặt bé nằm ngửa trong chiếc khăn cuốn hoặc túi ngủ yêu thích của bé.
  • Để đảm bảo môi trường an toàn cho bé, mẹ nên loại bỏ các vật mềm xung quang bé.
  • Tạo ra tiếng ồn trắng bằng cách hát ru, thêm tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót hay tiếng mưa.

2.2. Phản xạ giật mình khiến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc

Mẹ có bao giờ thấy bé giật mình trong khi đang ngủ? Khi bị giật mình trẻ có những phản ứng một cách cụ thể. Trẻ có thể đột ngột mở rộng tay và chân, cong lưng, sau đó thu mình lại. Đây cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, khóc và khó ngủ lại sau khi giật mình tỉnh dậy. Hiện tượng này được gọi là phản xạ Mono hay phản xạ không tự chủ của bé khi giật mình tỉnh dậy. Nó thường xuất hiện khi bé ở trong độ tuổi sơ sinh và giảm dần khi bé lớn lên. 

Quấn khăn thực sự có ích cho những phản xạ này. Khăn quấn có thể hạn chế cử động của bé. Tạo ra môi trường ấm áp và an toàn như khi còn trong bụng mẹ, điều đó khiến bé được an ủi và xoa dịu khi trẻ trải qua cơn giật mình. Mẹ nhớ đặt bé nằm ngửa trong khi quấn khăn. Kiểm tra bé thường xuyên để chắc rằng bé không bị quá nóng.

2.3. Hệ hô hấp của bé

Hệ hô hấp của bé
Hệ hô hấp của bé

Bé không chỉ cựa quậy mà còn phát ra nhiều tiếng ồn khác. Mẹ có thể nghe thấy tất cả những tiếng rít, lạch cạch hay ục ục phát ra từ mũi của bé. Mũi của bé vốn nhỏ lại có rất ít đường dẫn khí bên trong. Các hạt chất nhầy khô hoặc sữa đọng lại khiến đường dẫn ấy còn nhỏ hơn nữa. Điều đó dẫn đến những tiếng huýt sáo hoặc tiếng ồn trong khi bé ngủ. Chất nhầy cũng có thể mắc vào cổ và gây ra những tiếng ọc ọc hay tiếng hắng giọng.

Nếu bé bị làm phiền bởi những khó khăn này. Mẹ có thể sử dụng máy hút mũi một vài lần để cải thiện tình hình.

2.4. Trẻ ngủ mớ

Ngủ mớ cũng khiến bé hay vặn mình cựa quậy. Điều đó có thể đi kèm với tiếng cười, la hét, thút thít và thậm chí là khóc trong giấc ngủ.

Ngủ mơ là chuyện rất bình thường trong mọi độ tuổi. Mẹ đừng vội vỗ về trẻ. Đây có thể chỉ là là một cuộc nói chuyện trong mơ và bé không yêu cầu phản hồi từ mẹ. Bé có thể tự ngủ lại ngay sau đó.

2.5. Trẻ bị đầy hơi

Trẻ bị đầy hơi
Trẻ bị đầy hơi

Đầy hơi có thể khiến bé xì hơi. Đôi khi tiếng ồn có thể lớn quá mức đối với một đứa bé. Nhiều trường hợp đầy hơi có thể khiến bé khó chịu, vặn vẹo, càu nhàu.

Vì vậy, nếu con rơi vào trường hợp này, mẹ có thể bế trẻ và khuyến khích bé ợ hơi.

Xem thêm:

Top 5 cách dỗ trẻ sớ sinh ngủ ngon hiệu quả mà ba mẹ không thể bỏ qua

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và 3 mẹo mới nhất giúp mẹ dỗ dành bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh khó ngủ và những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của bé

2.6. Trào ngược dạ dày

Trào ngược nhẹ ở trẻ có thể gây ra tình trạng “khạc nhổ” không gây đau đớn. Nếu nặng, có thể dẫn đến đau đớn, vặn mình và thức dậy vào ban đêm. Tình trạng trào ngược có thể khiến bé rên rỉ, thở khò khè giống như bệnh suyễn. 

Để ngăn ngừa, mẹ có thể cho bé bú nhiều gấp đôi và giữ bé nằm thẳng trong khi bú. Các cữ bú ít hơn, thường xuyên hơn sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp sữa tống ra khỏi dạ dày nhanh hơn. 

Phần kết

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh hay vặn mình trong khi ngủ. Điều đó không có nghĩa là bé mắc chứng mất ngủ mãn tính nào đó. Đây có vẻ là tin vui đối với bố mẹ. Nếu bé mất ngủ kéo dài kèm theo những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Mẹ nên đặc biệt chú ý, đưa bé đi khám sớm nhất, không để tình trạng đó kéo dài vì có thể nó liên quan đến một bệnh lý khác nghiêm trọng ở trẻ.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ sơ sinh hay vặn mình và những dấu hiệu khó ngủ khác ở trẻ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0