Góc của mẹ nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề có nên đánh thức bé dậy tiểu đêm hay không từ những mẹ tập đầu thấy con đi tè vào ban đêm trong lúc ngủ, không biết có nên gọi con dậy không, sợ con quen, dần dần hình thành thói quen tè dầm. Góc của mẹ gửi mẹ bài viết “vừa thổi vừa đọc” này, mọi băn khoăn của mẹ sẽ được giải đáp ngay dưới đây!
Mục lục
1. Có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm không?
Câu trả lời là không mẹ nhé! Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất lẫn tinh thần của bé. Thói quen đánh thức bé dậy đi tiểu thường xuyên của mẹ sẽ khiến bé thiếu ngủ, thiếu sức sống, suy giảm hệ miễn dịch và thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa. Điều này đã được chứng minh thông qua hàng loạt nghiên cứu:
Nghiên cứu của Tiến sĩ Ednick và cộng sự đã chỉ ra mối tương quan giữa giấc ngủ và sự phát triển của bé. Theo đó, những bé có giấc ngủ trọn vẹn thường có chỉ số phát triển cao hơn những bé có giấc ngủ ít chất lượng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy những hoạt động vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.
Việc đánh thức bé đi tiểu vào ban đêm chẳng những không đem lại hiệu quả mà còn dẫn đến nhiều tác hại không đáng có, làm rối loạn cơ chế hoạt động của bàng quang và hệ bài tiết. Thay vì đánh thức bé, mẹ nên tìm những phương pháp phù hợp để bé bỏ dần thói quen tiểu đêm, tè dầm.
2. 4 tác hại từ thói quen đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm
Thói quen đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm không tốt chút nào đâu mẹ ạ. Ngoài việc đảo lộn đồng hồ sinh học, gián đoạn còn khiến con có xu hướng tiểu đêm nhiều hơn, làm con cáu gắt, khó chịu, thậm chí suy giảm khả năng tiết hormone kháng bài niệu (ADH) khiến nước tiểu loãng hơn bình thường, máu bị cô đặc hơn, ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết và lưu thông máu trong cơ thể bé.
2.1. Con có xu hướng đi tiểu đêm nhiều hơn
Đi tiểu là phản xạ sinh lý bình thường của con, khi bàng quang đầy nước, nó sẽ phát tín hiệu để vỏ não biết và kích thích cảm giác muốn đi tiểu ở con. Thế nhưng, khi phản xạ này chịu sự tác động từ bên ngoài (cụ thể là việc mẹ đánh thức bé hằng đêm), cảm giác buồn tiểu “tự nhiên” sẽ dần biến mất. Theo đó, chức năng bàng quang cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, bé tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt vào ban đêm, đồng hồ sinh lý cũng vì vậy mà bị đảo lộn.
2.2. Gián đoạn giấc ngủ của con
Các nghiên cứu chứng minh ngủ vào ban đêm là cơ hội vàng để bé phát triển chiều cao lẫn thể chất. Bởi lúc này tuyến yên ở đáy não sẽ bắt đầu làm việc và tiết ra hormone tăng trưởng, thúc đẩy xương, răng chắc khỏe, bảo vệ nội tạng. Việc mẹ đánh thức bé vào buổi đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bé, tác động đến quá trình phát triển chiều cao, chất lượng giấc ngủ cũng vì thế mà suy giảm, bé ngủ không ngon, sáng hôm sau bé uể oải, thiếu năng lượng.
2.3. Khiến con khó chịu, cáu gắt
Bị đánh thức lúc đang ngủ say, người lớn chúng ta còn cảm thấy khó chịu, “chẳng ưng lòng” đúng không mẹ? Những cung bậc cảm xúc cáu gắt, khó chịu đó bé cũng phải trải qua nếu bị mẹ đánh thức khi đang say giấc nồng đó ạ.
Việc “vô duyên vô cớ” bị gọi dậy… đi tiểu sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc, nảy sinh cảm giác bực dọc, không mấy hài lòng, thậm chí quấy khóc. Đây là phản ứng sinh lý vô cùng bình thường! Lâu dần, sự cáu gắt đó sẽ trở thành thói quen khó sửa, hễ gặp chuyện gì không vừa ý là bé lại “tỏ thái độ”.
2.4. Suy yếu khả năng tiết hormone kháng bài niệu (ADH)
Ông bà ta thường “mách nước” mẹ bỉm gọi con dậy đi tiểu vào ban đêm, nếu không bóng đái của bé sẽ phình to, ảnh hưởng đến hệ tiết niệu. Tuy nhiên, đứng dưới góc nhìn khoa học thì điều này chưa đúng. Khi bé lớn dần, cơ thể sẽ tiết ra hormone kháng bài niệu (ADH) giúp bé ít tiểu đêm hơn.
Hormone này được tiết ra bởi nhóm tế bào vùng đồi dưới não, có công dụng cân bằng huyết áp, lượng máu và nước trong cơ thể con và kiểm soát được lượng chất thải bài tiết ra ngoài. Việc mẹ gọi con dậy vào ban đêm sẽ khiến quá trình tiết hormone kháng bài niệu bị rối loạn, dẫn đến tình trạng suy yếu; làm bé không thể từ bỏ thói quen tiểu đêm.
3. 4 cách giúp bé ngủ ngon không “tè” đêm
Để con không tè đêm mẹ áp dụng 4 mẹo sau. Mỗi mẹo sẽ phù hợp với thể trạng, độ tuổi khác nhau, mẹ lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi cho bé thực hiện nhé:
3.1. Hạn chế cho bé uống nước trước khi đi ngủ
Sau một ngày dài măm măm thức ăn và ti sữa, càng về đêm bé sẽ càng khát nước, cơ thể phát ra tín hiệu “cầu cứu”, muốn uống nước “ngay và luôn”! Mẹ xót con nên thường cho con uống thỏa thích, điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bé mãi không bỏ được thói quen tè đêm, mẹ thì cứ trăn trở không biết nguyên nhân là gì.
Tốt nhất, mẹ nên cho bé uống nước vào ban ngày, đến tối trước khi đi ngủ 1-2 tiếng thì cho bé uống thêm 1 cốc nước nữa, đó sẽ là cốc cuối cùng trong ngày. Đảm bảo đây sẽ là mẹo hay và mẹ nào cũng dễ dàng áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi đó ạ!
3.2. Khuyến khích con đi tè trước khi ngủ
Đối với bé trên 1 tuổi, trước khi bé đắm chìm vào giấc ngủ, mẹ nên khuyến khích bé đi tè. Ví dụ bé thường ngủ vào 21h, mẹ nhắc bé và cùng bé đi tè vào lúc 20h hoặc 20h30, dần dần khung giờ này sẽ trở thành mốc thời gian cố định, bé ý thức được “À đến giờ mình đi tè rồi” và não bé sẽ phân tích được đâu là thời điểm nên đi tè, đâu không phải thời điểm đi tè.
Để thu được kết quả tốt, mẹ cần kiên nhẫn cùng con thực hiện và động viên, trao thưởng nếu con đi tè đúng giờ, không bỏ giữa chừng mẹ nhé!
3.3. Dạy bé nói với mẹ khi muốn đi tè
Cách làm này phù hợp với những bé từ 1-2 tuổi đã nghe hiểu mẹ nói gì và có thể đáp lại. Mẹ kiên nhẫn chỉ dẫn bé mỗi khi muốn đi tè thì con có thể phát âm một số từ như “đi tè”, “tè”, “i tè”,… Việc “chỉ mặt đặt tên” hành động sẽ giúp bé ý thức được và biết cách gọi mẹ mỗi khi “nước tràn bờ đê”.
Đây là một trong những cách hiệu quả giúp bé hiểu được khi nào cần đi tè, khi nào không. Vì bé “tự thân vận động” nên đồng hồ sinh lý hoạt động trơn tru, hệ bài tiết cũng làm việc hiệu quả hơn mà không gặp sự tác động từ bên ngoài. Tham khảo ngay bài viết 7 tips để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh – áp dụng ngay mẹ ơi! để thực hành mẹ nhé!
3.4. Sử dụng tã dán hoặc tã quần thấm hút tốt cho bé
Đối với những bé dưới 1-2 tuổi, tã dán và tã quần là những người bạn thân thiết không thể nào tách rời. Trong giai đoạn này, nếu chưa áp dụng được 3 cách trên mẹ có thể “ăn chắc mặc bền” bằng cách mặc tã cho bé. Tuy nhiên không phải tã nào cũng đáp ứng được nhu cầu của các “cậu ấm cô chiêu” đâu mẹ ạ.
Mẹ nên ưu tiên sản phẩm tã dán, tã quần cao cấp, có khả năng thấm hút nước tiểu tốt để giữ cho mông bé khô thoáng, tránh tình trạng hăm, rôm sảy, nổi mẩn đỏ khó chịu khi bé pi pi trong đêm. Ngoài ra mẹ cũng nên lựa chọn những sản phẩm vừa vặn với cơ thể bé yêu, tránh mua phải những loại tã lỏng lẻo, mặc như có như không.
Không chỉ vậy, bảng thành phần “ưng mắt” cũng là yếu tố mẹ nên lưu tâm. Mẹ chú ý lựa chọn những sản phẩm có chứa hạt SAP có độ thấm hút gấp 30 lần so với loại tã thông thường, hạn chế tình trạng nước tiểu thấm ngược, con ngủ ngon suốt cả đêm. Sáng thức dậy, mẹ sờ mặt tã vẫn khô ráo, bé yêu không giật mình, quấy khóc vì tã ẩm, mẹ cũng ngủ ngon hơn, không phải trăn trở dậy thay tã cho bé giữa đêm.
Thành phần tã làm từ bông tự nhiên không vón cục; kèm theo rãnh thoát khí 3D và thoát khí mặt đáy, tỏa nhiệt 360 độ cũng là những đặc điểm mẹ nên cân nhắc khi chọn tã bỉm cho bé để mông con luôn khô thoáng, đề phòng hăm tã, mẩn ngứa. Tham khảo bài viết Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất để biết tại sao cần chọn tã có những tiêu chí trên để chọn cho đúng mẹ nhé!
Vậy là mẹ đã trả lời được câu hỏi có nên đánh thức bé dậy đi tiểu đêm rồi. Trong suốt hành trình nuôi con, dù còn nhiều điều mới mẻ mẹ chưa tiếp xúc bao giờ nhưng Góc của mẹ tin rằng mẹ sẽ làm được và thậm chí làm tốt gấp nhiều lần. Để trải nghiệm của mẹ và bé trở nên dễ dàng và thú vị hơn, Góc của mẹ sẽ luôn ở đây lắng nghe những tâm tình và giúp mẹ giải đáp “tất tần tật”!
Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu đúng cách