Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Những chiếc răng xíu xiu sẽ xuất hiện khi bé bước vào tháng thứ 6 hoặc thậm chí sớm hơn. Đó là lúc mẹ nên vệ sinh răng cho bé mới mọc răng, nhất là khi bé đã bắt đầu ăn dặm, để răng đẹp và không sâu răng. Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn. Những răng nầy sẽ giúp trẻ ăn nhai, nói chuyện, có gương mặt đẹp, đồng thời nó giữ khoảng cho răng vĩnh viễn sau nầy mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc răng miệng cho bé trong giai đoạn ăn dặm mẹ nhé.

Theo thống kê, nước ta có hơn 86% trẻ em từ 6 đến 12 tuổi hiện đang gặp các tình trạng sâu răng sữa, cùng đó, cả nước có trên 60% trẻ em và 50% người lớn chưa từng chủ động đi khám răng miệng. Điều đáng lo ngại hơn cả là hiện nay các em chưa có ý thức trong việc chăm sóc vệ sinh răng miệng, và các bậc phụ huynh cũng chưa thực sự giúp bé biết cách bảo vệ cũng như phòng chống sâu răng.

1. Các dấu hiệu và triệu chứng mọc răng ở bé

Sự xuất hiện của “bạn” răng mới sẽ làm bé cáu kỉnh và khó chịu.
Sự xuất hiện của “bạn” răng mới sẽ làm bé cáu kỉnh và khó chịu.

Sự xuất hiện của “bạn” răng mới sẽ làm bé cáu kỉnh và khó chịu. Nếu có những dấu hiệu sau thì rất có thể bé của mẹ đang mọc răng đấy:

  • Khóc thường xuyên và cáu kỉnh
  • Sốt nhẹ
  • Chảy nước miếng nhiều hơn bình thường
  • Lười ăn và rối loạn tiêu hóa( tính chất phân thay đổi nhẹ: phân sệt)
  • Hút hoặc gặm đồ chơi
  • Mút tay hoặc ti giả
  • Cắn nhiều
  • Kéo tai cùng bên với nơi răng mọc

Các dấu hiệu này thường nhẹ, không có gì đáng lo ngại. Chúng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 4 ngày khi những chiếc răng mới nhú lên những triệu chứng trên cũng giảm dần rồi hết hẳn.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi chăm sóc vệ sinh răng cho bé mới mọc răng thật chu đáo. Nếu thấy trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên và đau lợi nhiều phải đưa đi khám bệnh ngay để thầy thuốc cho dùng thuốc hạ sốt và giảm đau.

Để giúp bé dễ chịu hơn, mẹ có thể:

  • Rửa sạch tay và nhẹ nhàng chà xát nướu của bé
  • Cho bé một chiếc vòng mọc răng dẻo hoặc khăn ướt để cắn.
  • Cho bé nhai bánh quy không đường.
  • Nếu bé bị sốt nhẹ hoặc đi ngoài, mẹ cần cho bé uống nước (nước trắng hoặc nước hoa quả) đầy đủ để bụ lại lượng nước đã mất.

2. Cách vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

2.1 Cách chải răng, vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Cách chải răng, vệ sinh răng cho bé mới mọc răng
Cách chải răng, vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Dù bé chưa mọc răng, mẹ cũng nên lau nướu cho bé một cách nhẹ nhàng bằng vải mềm ẩm một lần mỗi ngày, có thể kết hợp trong lúc tắm cho bé.

Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ.

Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), mẹ cần có cách vệ sinh cho bé 1 tuổi dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ.

Xem thêm: Hướng dẫn Mom cách vệ sinh răng cho bé 1 tuổi khoa học

Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flo có hàm lượng thấm hơn 1000ppm.

Trẻ 3 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flo có hàm lượng khoảng 1350 – 1500 ppm, với lượng kem phết lên bàn chải độ bằng hạt đậu. Mẹ không nên dùng quá nhiều sẽ dễ gây bỏng răng, nôn hay tiêu chảy ở trẻ. Vệ sinh răng cho bé bằng dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.

Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2-3 cái, chải ba mặt răng. Mặt ngoài ( nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai. Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu toe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần.

Lưu ý: Mẹ nên đồng hành hướng dẫn dần cho bé cách sử dụng bàn chải đánh răng cho trẻ mới biết đi để bé hào hứng hơn và không cảm thấy sợ hay lo lắng.

Xem thêm: Mách nhỏ Mẹ bí quyết vệ sinh răng cho bé 2 tuổi

2.3. Cách chăm sóc nướu trẻ em đúng cách

Trong các công việc chăm sóc vệ sinh răng cho bé mới mọc răng, việc chăm sóc nướu là công việc rất quan trọng với cả trẻ sơ sinh chưa mọc răng hay đang mọc răng rồi. Vệ sinh nướu cần mẹ thực hiện hàng ngày bằng dụng cụ bàn chải riêng cho trẻ sơ sinh hoặc gạc rơ lưỡi.

Các bước vệ sinh nướu đúng cách như sau:

Mẹ lấy miếng gạc rơ lưỡi bọc quanh ngón tay trỏ rồi chấm vào nước muối sinh lý, sau đó mẹ nhẹ nhàng đưa lên nướu của bé. Mẹ nên vệ sinh định kỳ vệ sinh nướu 2 lần/ngày, sáng và tối sau ăn khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ

2.3 Lưu ý về lây nhiểm răng miệng

Lưu ý về lây nhiểm răng miệng
Lưu ý vệ sinh răng cho bé mới mọc răng tránh lây nhiểm răng miệng

Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Chúng không có trong miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú, vì thế tìm cách bảo vệ răng sữa cho bé là rất quan trọng.

Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng đường thấp sẽ làm giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ. Cách chăm sóc răng sữa cho bé tốt nhất là mẹ không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

3. Những điều mẹ cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt

Những điều mẹ cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt
Những điều mẹ cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt
  • Không cho bé nằm uống sữa. Khi đang mọc răng, bé thường có thói quen ngậm chặt núm bình. Do đó, răng sẽ ngâm trong sữa rất lâu nên dễ bị biến dạng. Làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dễ gây sâu răng.
  • Không cho bé mút đầu ngón tay, hoặc ngậm ti giả. Thói quen này sẽ khiến răng bé mọc không đều, không thẳng hàng.
  • Không cho bé nhai một bên. Thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối cho khuôn mặt.
  • Tập cho bé ăn cứng. Mẹ nên chú ý sự quan sát sự phát triển của răng cửa và cho bé ăn những thức ăn có độ cứng phù hợp để răng bé phát triển toàn diện hơn.
  • Khám răng miệng định kỳ. Để mẹ có thể bảo vệ răng sữa cho bé tốt nhất, mẹ nên định kỳ đưa bé đến gặp nha sĩ khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, kiểm tra tình trạng và phát hiện sớm các bệnh răng miệng, từ đó cách vệ sinh răng cho bé mới mọc răng đúng cách.
  • Thay bàn chải 3 tháng/lần. Mẹ nên thay bàn chải cho bé khi lông bài chải bắt đầu xơ cứng, thường khoảng 3 tháng/lần, giúp bảo vệ nướu, tránh tình trạng chảy máu chân răng.

Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ đã biết cách vệ sinh răng cho bé mới mọc răng cũng như cách chăm bé trong giai đoạn mọc răng. Chúc bé của mẹ khỏe mạnh, phát triển toàn diện với răng chắc và khỏe đẹp nhé!

Tham khảo: Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

Nguồn tham khảo: https://www.colgate.com.vn/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0