Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ phải làm gì khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi?

Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém sẽ rất dễ gặp vấn đề về sức khỏe, tiêu biểu nhất là nghẹt mũi. Vậy Mẹ phải làm gì khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi?

1. Nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi

Các bé sơ sinh 1 tháng tuổi hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu
Các bé sơ sinh 1 tháng tuổi hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 1 tháng bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Các bé sơ sinh 1 tháng tuổi hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu. Do đó, những thay đổi thất thường của thời tiết dễ khiến cho con bị cảm lạnh, dẫn đến chứng sổ mũi, ngạt mũi.
  • Bên cạnh đó, bé nhà mình cũng có thể bị nghẹt mũi do dị ứng với bụi nhà, phấn hoa, lông thú cưng,…
  • Có dị vật lạ lọt vào mũi bé. Tình huống này Mẹ cần phải phát hiện sớm để có thể kịp thời xử lý cho con, tránh để tình trạng diễn biến nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng bé.
  • Virus từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể con.
  • Đối với trẻ sơ sinh, ngạt mũi có thể do dịch nhầy ở bào thai chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của bé. Điều này cũng gây ra tình trạng khò khè khó thở.

2. Triệu chứng khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi

Bé hay hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi
Bé hay hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi

Nếu để tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Bé bị nghẹt mũi khó thở sẽ dẫn đến sự tắc nghẽn đường hô hấp từ khí quản ở ngực bé đến các phế quản nhỏ. Tình trạng này thường gặp ở các trẻ dưới 3 tuổi à nhất là ở trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, đường hô hấp của con lúc này rất nhỏ, dễ bị co thắt và viêm.

Mẹ có thể để ý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có triệu chứng phổ biến sau :

  • Bé hay hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi.
  • Bé liên tục ho khan, ho có đàm.
  • Khó khăn trong việc thở, thở khò khè.
  • Chảy nước mắt.
  • Nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến khả năng con bị chảy máu mũi.
  • Bé bị sốt, thân nhiệt cao, lừ đừ, bỏ bú.
  • Người bé nổi mẩn đỏ, mề đay, phù quanh cánh mũi.

Đặc biệt, đối với những trẻ bị nghẹ mũi do bị dị ứng nặng sẽ có kèm theo chứng khó thở. Lúc này sẽ không đơn thuần chỉ là ngạt mũi mà còn có thể bé bị co thắt các cơ của đường hô hấp. Đây là biểu hiện tiêu biểu bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Lúc này mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để tránh tình trạng diễn biến nặng gây ra hậu quả đáng tiếc nhé.

Mẹ nên đọc thêm:

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Dấu hiệu nghẹt mũi ở trẻ

3. Mẹ phải làm gì khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi

3.1. Sử dụng máy/ dụng cụ hút mũi

Mẹ có thể tìm mua dụng cụ hút mũi cho bé tại tất cả các cơ sở y tế
Mẹ có thể tìm mua dụng cụ hút mũi cho bé tại tất cả các cơ sở y tế

Mẹ có thể tìm mua dụng cụ hút mũi cho bé tại tất cả các cơ sở y tế. Đây chính là công cụ hữu hiệu giúp Mẹ xử lý khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi. Mẹ có thể sử dụng máy hút mũi có hình dạng một quả bóng tròn hoặc dạng 2 vòi thông nhau để hút dịch ở trong mũi ra cho bé.

Lưu ý khi mẹ sử dụng máy hút mũi cho bé xong cần phải vệ sinh máy sạch sẽ. Mẹ hãy dùng nước ấm hoặc nước muối chuyên dùng để có thể làm sạch hoàn toàn cũng như đảm bảo vệ sinh cho lần sử dụng tiếp theo nhé!

3.2. Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại tất cả các cơ sở y tế nhưng không được mua ở đại lý bên ngoài để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng nhé! Sau đó, mẹ có thể chiết từ chai to ra chai nhỏ để dễ sử dụng cũng như bảo quản.

Mỗi lần Mẹ nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên lỗ mũi của trẻ và làm sạch mũi. Mẹ cần làm thông mũi 2-3 lần mỗi ngày trước bữa ăn của bé Mẹ nhé!

3.3. Nâng đầu cho bé khi ngủ

Mẹ hãy thử biện pháp nâng đầu cho con khi con nằm ngủ
Mẹ hãy thử biện pháp nâng đầu cho con khi con nằm ngủ

Thông thường, trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi vào ban đêm do đường hô hấp bị tắc nghẽn. Vì vậy, Mẹ hãy thử biện pháp nâng đầu cho con khi con nằm ngủ. Đây là cách đơn giản nhưng lại giúp làm thông đường hô hấp cho bé nhà mình. Đồng thời, điều này cũng giúp cho bé cảm thấy thoải mái hơn và không còn hiện tượng thở khò khè nữa.

Biện pháp này có thể thực hiện rất đơn giản. Mẹ hãy kê gối cao một chút đủ để nâng đầu bé lên (nhưng cũng đừng kê cao quá mẹ nhé). Bên cạnh đó, Mẹ hãy dùng mu bàn tay day nhẹ vào hai bên cánh mũi cho con khi ngủ. Làm như vậy bé sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều đấy.

3.4. Xông hơi giúp bé hết ngạt mũi

Xông mũi cho bé bằng nước nóng bốc hơi, hoặc Mẹ có thể nấu nước thảo dược để xông như: lá kinh giới, lá tre,… Những hơi nước nóng sẽ giúp loại bỏ các dịch nhờn trong mũi con, làm đường hô hấp trở nên thông thoáng và bé sẽ không còn cảm thấy khó thở nữa.

Lưu ý, bé sơ sinh 1 tuổi da rất mỏng nên Mẹ hãy thử nhiệt độ nước thật kĩ trước khi xông cho bé nhé! Đặc biệt, sức đề kháng của bé rất yếu, nhiệt độ quá cao sẽ khiến bé không chịu được và dẫn đến nhiều nguy hiểm nhé!

3.5. Mát xa mũi cho bé

Mẹ cần mát xa vào hai bên cánh mũi cho bé sau khi nhỏ nước muối sinh lý hoặc rửa mũi.

Động tác thực hiện: sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ chà thật nhẹ vào 2 bên cánh mũi của con. Việc thực hiện mát xa mũi nhiều lần nhưu vậy sẽ giúp đường thở được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng của bé 1 tháng bị nghẹt mũi.

Như vậy, Mẹ đã biết phải xử lý như thế nào khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi chưa? Hy vọng, với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích trong việc chăm sóc con của Mẹ.

Nguồn tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-ngat-mui-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-hieu-qua/

Mẹ có thể đọc thêm:

Trẻ sơ sinh bị sốt – Nguyên nhân và cách hạ sốt nhanh hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ – hiểu đúng để chữa trị đúng

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ phải làm gì khi trẻ 1 tháng bị nghẹt mũi?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0