Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mách mẹ 5 loại trái cây “lành” nhất cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

Khi bé bước sang tháng thứ 5, mẹ muốn tập cho con ăn trái cây để bổ sung đa dạng các loại chất dinh dưỡng nhưng lại lúng túng không biết loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi nào là tốt nhất? Bé đã đủ điều kiện ăn dặm chưa và thời điểm ăn thích hợp như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, mẹ tham khảo nhé!

Trái cây cho trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi
5 loại trái cây “lành” nhất cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

1. Bé 5 tháng tuổi có nên cho ăn dặm trái cây không?

Ngay khi bé tròn 5 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm với trái cây bằng phương pháp nghiền nhuyễn để bé vừa làm quen với thức ăn đặc, vừa được bổ sung các loại Vitamin, chất xơ cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

1 – Mẹ quan sát những dấu hiệu bé 5 tháng tuổi đã sẵn sàng ăn dặm trái cây:

  • Bé ngồi khá vững trên ghế ăn dặm: Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã đủ cứng cáp để làm quen được với các món ăn đặc hơn sữa mẹ.
  • Bé kiểm soát đầu và cổ tốt: Khi kiểm soát được đầu và cổ tốt, bé mới có thể nhai nuốt được nhịp nhàng và quay mặt đi khi muốn từ chối ăn một món nào đó.
  • Miệng hay chóp chép, nuốt nước bọt khi thấy thức ăn: Nếu bé có biểu hiện này, mẹ có thể cho bé đ ăn thử trái cây nhé, bé đang hào hứng muốn ăn lắm rồi đó ạ.
Bé ăn dặm trái cây
Bé ngồi vững trên ghế ăn dặm, kiểm soát đầu và cổ tốt

2 – Trái cây mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé mà mẹ không nên bỏ lỡ:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Do nhiều loại trái cây có chứa vitamin C – thành phần quan trọng giúp khởi động hệ thống miễn dịch, cho con có sức đề kháng khỏe mạnh, chống lại được nhiều tác nhân gây bệnh.
  • Hỗ trợ phát triển não bộ: Một số hoa quả giàu kẽm và kali như bơ, chuối,… giúp bé hoàn thiện trí não ngay từ giai đoạn đầu đời.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Bởi đa số các loại trái cây đều giàu chất xơ nên rất thân thiện với đường ruột của bé, giúp bé tiêu hoá tốt các thực phẩm khác và ngăn ngừa được tình trạng táo bón.
  • Tăng cường thị lực, giúp mắt sáng: Hàm lượng cao Vitamin A trong táo, đu đủ,… sẽ giúp bé có đôi mắt tinh anh, hạn chế tối đa được các tật thị giác đó mẹ ạ.
Lợi ích khi bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái
Trái cây giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phát triển não bộ

Như vậy, mẹ nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây nhưng cần chú ý chọn loại trái cây phù hợp mẹ nhé!

2. 5 yếu tố khi lựa chọn trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

hệ tiêu hoá của bé 5 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện, còn rất non yếu nên mẹ cần lưu ý 5 yếu tố khi chọn lựa trái cây cho con để tránh những tác động không tốt đến đường ruột của bé:

1 – Lựa chọn trái cây chín, mềm: Trái cây chín mềm như chuối, bơ,… giúp bé dễ nuốt và tiêu hoá hơn do trước đó bé chỉ bú sữa mẹ, đường ruột của bé chưa được làm quen với các món ăn đặc. Nếu trái cây cứng hoặc khó nghiền nát bằng lưỡi như ổi, mít,… sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới tiêu chảy đó ạ!

Lựa chọn trái cây chín mềm cho trẻ ăn dặm
Nên chọn các loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi chín mềm giúp bé dễ dàng nhai nuốt và tiêu hoá

2 – Lựa chọn trái cây có hương vị ngọt như bơ, chuối,…: Do niêm mạc dạ dày của bé mỏng hơn người lớn nên khi ăn các trái cây có vị chua chứa nhiều acid dễ gây bào mòn niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm dạ dày. Ngoài ra, đa số các bé đều hào hứng với trái cây có vị ngọt hơn là vị chua rất nhiều.

3 – Lựa chọn trái cây dễ tiêu hóa: Với các loại trái cây có chứa nhiều fructose như dưa hấu, mận,… khi tiêu hoá sinh ra nhiều khí trong đường ruột làm bé bị đầy hơi, ì ạch. Vì thế, mẹ nên lựa các loại quả thân thiện với hệ tiêu hoá còn non yếu của bé như đủ đủ, táo,.. .

4 – Lựa chọn trái cây có tính mát: Những trái cây mang tính nóng dễ gây tình trạng bé bị nóng trong người, lên rôm sảy, mụn nhọt làm bé khó chịu quấy khóc. Vì vậy, mẹ chỉ chọn những trái cây có tính mát như bơ, đu đủ,… đặc biệt trong mùa hè để giải nhiệt cơ thể, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Lợi ích khi cho trẻ ăn dặm trái cây từ sớm
Các loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi giúp thanh nhiệt giải độc, bé hết rôm sảy

5 – Chọn trái cây “sạch”, có nguồn gốc rõ ràng: Trái cây không có nguồn gốc rõ ràng có thể chứa nhiều thuốc bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khi bé ăn phải gây rối loạn tiêu hoá, thậm chí là ngộ độc rất nguy hiểm. Mẹ chú ý chọn trái cây nhà trồng hoặc mua tại những địa chỉ uy tín như: Cửa hàng trái cây tươi Klever Fruits, Cửa hàng trái cây nhập khẩu DP Fruits,… để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bé.

3. Mách mẹ 5 loại trái cây “lành” nhất cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

3.1. Quả chuối – giàu chất xơ, bé tiêu hóa tốt

Chuối là một loại quả lành tính vô cùng quen thuộc với mọi gia đình mẹ nhỉ! Với hương thơm ngậy béo, màu vàng xuộm bắt mắt, vị ngọt mềm dễ nhai nên các bé 5 tháng tuổi hào hứng măm măm lắm đó ạ.

Chuối đảm bảo hệ tiêu hoá của bé hoạt động hợp lý, ngăn ngừa được tình trạng táo bón hiệu quả bởi nó chứa tới 2.6 gam chất xơ/100 gam chuối. Chưa dừng lại ở đó, trong chuối còn cực giàu các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não cho bé như: kali, sắt, canxi, Vitamin C, D, B6, B12,…

Chuối tốt cho trẻ ăn dặm
Chuối rất giàu chất xơ giúp bé tiêu hoá tốt

Gợi ý cho mẹ các món ăn ngon cho bé chế biến từ chuối: Chuối nghiền nhuyễn, chuối xay, chuối cắt lát mỏng,… Tham khảo ngay 12 cách chế biến chuối bổ dưỡng nhất cho bé ăn dặm mê mẩn để đa dạng thực đơn hàng ngày cho con mẹ nhé!  

3.2. Quả bơ – giàu acid folic giúp bé thông minh

Khi có con trong độ tuổi ăn dặm chắc chắn mẹ bỉm không còn xa lạ gì với quả bơ – một loại trái cây lý tưởng vừa ngon lành dễ ăn vừa đem lại nhiều công dụng tuyệt đỉnh. Bơ không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn cung cấp hàm lượng cao Acid folic (90mcg/100 gam bơ) và Omega – 3 giúp hỗ trợ bé yêu phát triển trí não thông minh nhanh nhạy ngay từ những tháng năm đầu đời.

Một số món ăn thơm ngon từ bơ cho bé 5 tháng tuổi: Bơ nghiền nhuyễn, hỗn hợp bơ chuối xay, bơ cắt lát,…

Lợi ích của trái bơ với trẻ ăn dặm
Quả bơ là trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi khuyến dùng vì giàu acid folic và omega 3 giúp bé phát triển trí thông minh

Để làm ra món bơ ngon tuyệt cho bé thì không thể thiếu những công thức “chuẩn đầu bếp” rồi mẹ nhỉ? Tham khảo ngay bài viết: Bơ cho bé ăn dặm được chế biến và bảo quản thế nào? để việc vào bếp dễ dàng hơn bao giờ hết mẹ nhé!

3.3. Quả đu đủ chín – giàu vitamin A, bé sáng mắt

Hiện nay, bé được tiếp xúc sớm với ánh sáng xanh từ màn hình tivi, điện thoại, máy tính bảng,… dẫn đến tỉ lệ các bé mắc các tật về mắt tăng cao. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung trái cây giàu Vitamin A như đu đủ vào chế độ dinh dưỡng của bé từ sớm để tăng cường thị lực, giúp bé mắt sáng tinh anh. Quả có màu cam đỏ sặc sỡ, phần thịt quả mềm mọng nước, vị ngọt thanh phù hợp với các bé 5 tháng tuổi dễ dàng nhai nuốt. Ngoài ra, đu đủ chứa rất nhiều chất xơ giúp bé êm bụng, ngừa táo bón, hấp thu tốt các dưỡng chất từ thực phẩm khác.

Mẹ nên cho bé tháng ăn dặm đu đủ
Quả đu đủ là loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi giàu Vitamin A giúp bé mắt sáng tinh anh

Các món ngon từ đu đủ cho bé yêu măm măm: Đu đủ cắt miếng nhỏ, đu đủ nghiền, đu đủ và chuối xay nhuyễn,…

3.4. Quả táo – giàu vitamin C, bé đề kháng tốt

Táo là một loại trái cây được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng lựa chọn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm bởi không chỉ có hương vị thơm ngon, giòn ngọt đặc trưng khiến các bé thích mê, mà nó còn mang lại cực kỳ nhiều lợi ích tuyệt vời.

Trong 100 gam táo chứa tới 4.6 mg Vitamin C giúp khởi động hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng,,, từ đó hạn chế được tối đa các nguy cơ bé bị cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Ngoài ra, trong táo còn có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa được các nhà khoa học chỉ ra giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh mãn tính.

Lợi ích của trái táo với trẻ ăn dặm
Táo rất giàu Vitamin C giúp bé có sức đề kháng khoẻ mạnh

Một số gợi ý cho mẹ cách chế biến món ăn từ táo: táo hấp nghiền, táo xay nhuyễn, hỗn hợp táo và lê xay nhuyễn,…

3.5. Quả lê – có tính mát, bé hết rôm sảy

Trái cây mọng nước như quả lê chắc chắn sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” của mẹ khi phải “đối phó” các bé lười uống nước đây ạ! Không chỉ vậy, quả lê còn bổ sung nhiều chất xơ, các loại Vitamin C, D, B6, B12 và khoáng chất thiết yếu giúp thanh nhiệt, giải độc, bé hết rôm sảy và giảm được nguy cơ mắc các bệnh về gan và tim mạch.

Các món ngon từ lê cho bé 5 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo: lê hấp nghiền nhuyễn, lê xay cùng táo, hỗn hợp chuối và lê xay, nước ép lê hoà loãng 1/10,…

Lợi ích của trái lê với trẻ ăn dặm
Quả lê có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc, bé hết rôm sảy

Tham khảo ngay 4 cách chế biến lê hấp cho bé ăn dặm đảm bảo sức khỏe để bé luôn thích mê với món lê hấp của mẹ nào mẹ ơi! 

4. Lưu ý khi chế biến trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

Khi bổ sung trái cây cho bé, mẹ cần lưu ý khi chế biến để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con nhé!

4.1. Lưu ý khi làm trái cây nghiền cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

Với các món trái cây nghiền, mẹ lưu lại nguyên tắc chế biến cho bé dưới đây nhé::

  • Với trái cây cứng: Các loại quả như lê, táo thường khá cứng khi chế biến, mẹ nên hấp cách thủy khoảng 5 phút để quả mềm giúp xay nghiền dễ dàng hơn.
  • Với trái cây mềm: Với bơ, chuối, đu đủ đã có độ mềm sẵn, mẹ chỉ cần cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó nghiền bằng thìa hoặc máy xay sinh tố rồi cho bé ăn.

Mẹo nhỏ: Để bé dễ làm quen với món trái cây nghiền, thời gian đầu, mẹ xay trái cây cùng với sữa công thức để món ăn loãng, bé vừa dễ nuốt, vừa không bị lạ vị do có mùi sữa quen thuộc. Sau đó, khi bé đã quen dần, mẹ giảm lượng sữa để món ăn đặc hơn, bé được bổ sung nhiều trái cây hơn.

Lưu ý khi cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm
Khi bé mới tập ăn trái cây, mẹ nên nghiền loãng để bé dễ làm quen

Nếu mẹ muốn tìm hiểu kỹ hơn về các cách chế biến trái cây đặc biệt thơm ngon cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: Cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng

4.2. Lưu ý khi làm nước ép trái cây cho bé 5 tháng tuổi

Mẹ lưu ý không nên cho bé 5 tháng tuổi uống nước ép trái cây nguyên chất, bởi:

  • Dễ làm bé sâu răng: Khi so sánh cùng một lượng, nước ép nguyên chất chứa hàm lượng đường tự nhiên cao hơn trái cây nghiền, từ đó dễ gây sâu răng cho bé.
  • Gây táo bón: Nước ép trái cây không có nhiều chất xơ bằng trái cây nghiền nên khi tiêu hoá rất dễ gây táo bón cho bé.
  • Bé uống nhiều gây đầy bụng, lười bú mẹ: Nước ép có vị ngọt hấp dẫn nên nhiều bé rất thích uống dẫn đến no bụng, bé lười bú mẹ hoặc không chịu uống sữa công thức. Trong khi đó, bé 5 tháng tuổi, sữa mẹ/sữa công thức là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, quan trọng nhất cho sự phát triển của bé.

Nếu muốn bổ sung nước ép trái cây cho bé, mẹ nên pha loãng nước ép theo tỷ lệ 1/10 (1 phần nước ép nguyên chất và 10 phần nước sôi để nguội). Để bé làm quen hương vị, mẹ nên cho bé uống lần đầu tiên 1 – 2 thìa rồi tăng dần và nên chia đều 4 – 5 lần uống để bé dễ tiêu hoá, tránh gây đầy bụng mẹ nhé!

Bé 5 tháng tuổi không nên uống nước ép trái cây nguyên chất
Mẹ không nên cho bé 5 tháng tuổi uống nước ép trái cây nguyên chất

5. 3 lưu ý quan trọng khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây

Nắm chắc 3 lưu ý quan trọng sau khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con, mẹ nhé:

1 – Rửa sạch trái cây trước khi chế biến bằng nước rửa chuyên dụng: Để đảm bảo trái cây được sạch sẽ trước khi chế biến món ăn cho bé, mẹ nên ưu tiên sử dụng nước rửa rau quả chuyên dụng bởi nước trắng thông thường không thể sạch bẩn, sạch vi khuẩn, dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột của con.

Mẹo cho mẹ: Bé vẫn đang sử dụng bình sữa để tu ti, cần sử dụng nước rửa chuyên dụng. Thay vì mua 2 loại nước rửa cho bình sữa và rau củ, mẹ có thể mua nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng cho bé để tiện hơn, vừa vệ sinh sạch sẽ bình sữa, vừa làm sạch và tiệt khuẩn rau củ rau củ nhờ thành phần Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution – tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật mà không để lại mùi khó chịu, siêu an toàn cho hệ tiêu hoá của con.

Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy
Sử dụng nước rửa bình sữa và rau củ để vệ sinh trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

2 – Không nên cho bé ăn dặm trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, dâu tây, việt quất,… Bản chất của Vitamin C là acid ascorbic, bé 5 tháng tuổi hệ tiêu hoá còn non yếu khi ăn vào dễ gây đau bụng, dị ứng, phát ban,…

3 – Theo dõi phản ứng của bé sau ăn: Thời gian đầu, với mỗi loại quả, mẹ nên cho bé ăn lượng nhỏ trước (khoảng 1 – 3 thìa trái cây nghiền) và quan sát xem bé có các dấu hiệu: tiêu chảy, táo bón hay dị ứng không. Nếu bé không có các biểu hiện này, mẹ yên tâm tiếp tục cho bé ăn bình thường.

Trẻ 5 tháng tuổi hạn chế ăn dặm
Mẹ không nên cho bé ăn dặm trái cây chứa nhiều Vitamin C

6. Giải đáp những thắc mắc thường gặp về trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi

6.1. Nên cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm trái cây vào thời gian nào? 

Ngoài bổ sung đúng cách, việc cho bé 5 tháng ăn dặm trái cây đúng thời điểm cũng có nhiều lợi ích đó ạ!

  • Sau bữa chính 30 – 45 phút: Mẹ có thể cho bé ăn hoa quả sau bữa chính khoảng 30 – 45 phút vừa để tráng miệng, vừa để bổ sung dưỡng chất cho bé.
  • Bữa phụ cách bữa chính 2 -3 tiếng: Mẹ cũng có thể tách trái cây thành một bữa phụ, cho bé ăn cách bữa chính khoảng  2 – 3 tiếng để bé được tiêu hoá và hấp thu tốt nhất.
Thời gian nên ăn dặm trái cây trong ngày với bé 5 tháng tuổi
Chú ý đến thời điểm cho bé 5 tháng ăn trái cây mẹ nhé

6.2. Có nên kết hợp nhiều trái cây cho bé ăn dặm cùng lúc?

Mẹ nên kết hợp nhiều trái cây cho bé ăn dặm để đem lại hương vị hòa quyện thơm ngon và bổ sung cùng lúc cho bé nhiều loại dưỡng chất khác nhau trong từng loại quả. Tuy nhiên trước khi kết hợp, mẹ cần tìm hiểu xem có xảy ra tương kỵ giữa các loại trái cây không để tránh gây đau bụng, dị ứng cho bé.

Mẹ nên cho bé ăn dặm trái cây yêu thích
Mẹ nên kết hợp các loại trái cây theo khẩu vị yêu thích của bé

Một số gợi ý kết hợp trái cây mẹ có thể tham khảo: Chuối và bơ, chuối và táo, chuối và lê, chuối và đu đủ, lê và táo,…

6.3. Bé 5 tháng tuổi ăn bao nhiêu trái cây mỗi ngày là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp với bé 5 tháng tuổi là khoảng 50 – 60g trái cây nghiền/ngày. Mẹ cho bé ăn 1 bữa/ngày hoặc chia nhỏ thành 2 bữa/ngày đều được. Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều vì sẽ gây rối loạn tiêu hoá như: đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,… đó ạ!

Theo dõi bài viết tới đây hẳn là mẹ đã nắm chắc được các loại trái cây cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi rồi đúng không ạ. Nếu trong quá trình cho bé ăn dặm trái cây có bất kỳ khó khăn nào, mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận phía dưới để được Góc của mẹ hỗ trợ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mách mẹ 5 loại trái cây “lành” nhất cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0