Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ sốt có nên cho con bú không? Tùy từng trường hợp nha mẹ 

Mẹ đang cho bé ti có những lúc mỏi mệt, biểu hiện sốt, khiến mẹ không rõ mẹ sốt có nên cho con bú không, sợ lây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Thực chất, có 3 trường hợp sốt có thể cho con bú và 6 trường hợp không nên mẹ ạ. Mẹ đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Mẹ sốt có nên cho con bú không?
Mẹ sốt có nên cho con bú không? Tùy từng trường hợp nha mẹ

1. Mẹ sốt có nên cho con bú không?

Mẹ sốt có nên cho con bú hay không còn tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân sốt mẹ đang gặp phải. Nếu sốt nhẹ, cảm ho bình thường hay tắc tia sữa, mẹ có thể cho con bú nhưng nếu sốt do bệnh lý hoặc ngộ độc thì không nên đâu mẹ bởi vi khuẩn có thể đi vào sữa mẹ và truyền sang bé yêu. Mẹ tìm hiểu nội dung bên dưới để biết được câu trả lời chuẩn xác nhất và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến bé.  

Mẹ sốt có nên cho con bú không?
Mẹ sốt có nên cho con bú hay không còn tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân sốt mẹ đang gặp phải

2. Mách nhỏ 3 trường hợp mẹ sốt có thể con con bú

Con đã quen bú sữa mẹ, động đến sữa công thức là nhè ra hoặc bé uống sữa ngoài bị tiêu chảy, đầy hơi đều là những nguyên nhân làm mẹ đắn đo, muốn cho con bú ngay cả lúc đang sốt. Nếu tình trạng của mẹ không quá nặng hoặc gặp phải một trong ba trường hợp dưới đây, mẹ an tâm cho bé uống sữa nhé. Cụ thể: 

2.1. Mẹ bị sốt do mắc virus cúm thông thường

Bác sĩ khuyến cáo mẹ có thể cho con bú bình thường nếu mắc virus cúm thông thường dẫn đến cảm lạnh, ớn người hay sốt dưới 38 độ C. Những virus này không có khả năng lây truyền qua đường sữa, ngoại trừ một số virus nguy hiểm như HIV, HTLV-1 và brucellosis. Chưa kể nhiều nghiên cứu khoa học còn chứng minh được ngay cả virus COVID-19 cũng không thể lây lan từ mẹ sang bé qua đường sữa. 

Trường hợp mẹ sốt có thể cho con bú
Bác sĩ khuyến cáo mẹ có thể cho con bú bình thường nếu mắc virus cúm thông thường dẫn đến cảm lạnh, ớn người hay sốt dưới 38 độ C

Điều này đã được chứng thực bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, trong trường hợp này, mẹ vẫn nên cẩn trọng bằng cách rửa tay bằng xà phòng trong 20 giây và đeo khẩu trang trước khi cho bé cưng ti sữa nhé. 

2.2. Mẹ bị sốt do đau họng – sổ mũi – cảm lạnh

Khi mẹ bị sổ mũi, đau họng, cảm lạnh, các tác nhân gây hại có thể đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ nhưng lượng hấp thụ rất thấp, không đủ để khiến bé cưng mắc bệnh. Chẳng những vậy, cho bé bú trong thời gian này còn góp phần tăng kháng thể trong cơ thể bé, hình thành khả năng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu sau này bé yêu bị sổ mũi, đau họng, cơ chế “tự bảo vệ” sẽ phát huy tác dụng, giúp con mau chóng khỏi bệnh, không còn khụt khịt, ho khan. 

Trường hợp mẹ sốt có thể cho con bú
Các tác nhân gây hại có thể đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ nhưng lượng hấp thụ rất thấp, không đủ để khiến bé cưng gây bệnh

Vấn đề này đã được các chuyên gia y tế trên thế giới công nhận và kiểm chứng, trong đó có Kealy Hawk – Một điều dưỡng tại Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé. Cô chia sẻ với tờ Healthline (trang web y tế uy tín hàng đầu Mỹ): “Việc cho con bú khi bị ốm hoàn toàn bình thường và an toàn. Bên cạnh đó, khi bị ốm, cơ thể mẹ tạo ra những kháng thể có lợi như cách tự bảo vệ bản thân, chống lại tác nhân gây bệnh.” Trường hợp mẹ sốt có thể cho con bú

Tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng khi mẹ sốt không quá 38 độ C, nếu sốt cao hơn và kèm theo những triệu chứng tiêu chảy, viêm nhiễm,… thì mẹ không nên cho bé búTuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng khi mẹ sốt không quá 38 độ C, nếu sốt cao hơn và kèm theo những triệu chứng tiêu chảy, viêm nhiễm, mệt lả người, không nhấc nổi tay chân, mẹ không nên cho bé bú nhé. Bởi rất có thể mẹ không phải cảm ho thông thường đâu ạ, chưa kể mẹ đang mệt cũng không có sức cho bé bú được. Tốt nhất, mẹ nên đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và xác định rõ nguyên nhân. 

2.3. Mẹ bị sốt do tắc tia sữa

Lúc bị tắc tia sữa, mẹ thường có biểu hiện sốt và cảm thấy bầu ngực căng cứng, đau rát, xuất hiện những “vật thể” lạ, rắn chắc và gồ ghề trên bầu ngực. Nếu bác sĩ chẩn đoán do tắc tia sữa, mẹ vẫn có thể cho bé cưng bú để thông tia sữa, “đẩy” sữa ra khỏi bầu ngực, giúp vòng 1 của mẹ trống trải hơn. 

Trường hợp mẹ sốt có thể cho con bú
Nếu bác sĩ chẩn đoán do tắc tia sữa thì mẹ vẫn có thể cho bé cưng bú để thông tia sữa, “đẩy” sữa ra khỏi bầu ngực

Nhờ đó, tình trạng tắc tia sữa, căng bầu ngực không còn nữa, mẹ an tâm con yêu được bú no mà mẹ thì mau khỏi sốt, trở lại trạng thái bình thường. Trong trường hợp mẹ vẫn còn nhiều nghi ngại có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành, lúc này bác sĩ sẽ mách mẹ phương pháp cho bé bú đúng cách cũng như chườm ấm, xoa bóp bầu ngực,… 

Tham khảo ngay hai bài viết bên dưới để “thu thập” thêm nhiều kiến thức bổ ích để đánh bay chứng tắc tia sữa ngay dưới đây:

Mẹ bị tắc tia sữa? Nguyên nhân và cách điều trị nhanh và hiệu quả

5 Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ thông thái

Trường hợp mẹ sốt có thể cho con bú
Trong trường hợp mẹ vẫn còn nhiều nghi ngại thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành

Lưu ý cho mẹ: Mặc dù virus cảm cúm gây sốt không có khả năng lây truyền qua sữa mẹ nhưng vẫn có thể bám trong không khí và đi vào cơ thể con yêu. Do đó, nếu mẹ sốt kèm theo những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, mẹ nên đeo thêm khẩu trang trước khi cho con bú. Đồng thời, mẹ rửa tay với xà phòng trước khi chạm vào bé để bảo vệ con tuyệt đối.

3. 6 trường hợp mẹ sốt không nên cho bé bú kẻo lây bệnh

Ngoài 3 trường hợp có thể cho con bú khi đang sốt thì mẹ cũng lưu ý không cho con bú nếu mắc phải 1 trong 7 trường hợp còn lại. Dẫu biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất nhưng mẹ ưu tiên chọn phương pháp cho bé ti sữa công thức trong giai đoạn này để tránh lây truyền bệnh sang con. Cụ thể: 

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
7 trường hợp mẹ sốt không nên cho bé bú kẻo lây bệnh

3.1. Mẹ bị sốt do ngộ độc thực phẩm

Mẹ sốt do ngộ độc thực phẩm, ăn phải món ôi thiu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì không nên cho bé bú đâu ạ. Bởi những hóa chất độc hại này sẽ ngấm vào sữa mẹ và chuyển sang con yêu khiến bé có những dấu hiệu như tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi trộm,… cực nguy hiểm. Chưa kể lúc ngộ độc thực phẩm, mẹ rất dễ đuối sức, mệt người, khó thở, không thể ẵm bồng và cho con ti như mọi ngày được. 

Để phòng ngừa tình trạng sốt cao do ngộ độc, mẹ nên chọn thực phẩm tươi ngon, có nhãn mác, hạn sử dụng từ cửa hàng uy tín như WinMart, Bách Hóa Xanh, Co.opMart,… Ngoài ra, trước khi chế biến mẹ cũng nên rửa sạch thực phẩm với nước rửa chuyên dụng để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
Mẹ sốt do ngộ độc thực phẩm, ăn phải món ôi thiu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì không nên cho bé bú đâu ạ

Góc của mẹ gợi ý ngay nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy – sản phẩm nước rửa được tin dùng bởi nhiều mẹ trên khắp mọi miền Tổ quốc. Bảng thành phần thuần tự nhiên vừa sạch khuẩn, sạch bẩn, mẹ an tâm thưởng thức rau quả, thực phẩm, trái cây rồi. Dùng nước rửa bình, mẹ không cần mất công chờ đợi ngâm, rửa vừa mất thời gian vừa lỉnh kỉnh đồ đạc nữa rồi.

Chưa dừng lại ở đó, nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy còn có nhiều ưu đãi hấp dẫn kèm theo hàng ngàn quà tặng, mẹ còn chần chờ gì mà không ghé qua gian hàng nhà Mamamy và cùng săn deal khủng thôi nào! 

Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy được nhiều mẹ tin dùng
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy được nhiều mẹ tin dùng

3.2. Mẹ bị viêm tuyến vú (áp xe ngực) kèm tiêu chảy

Mẹ có con nhỏ chắc hẳn đã quá quen thuộc hoặc từng nghe nói đến chứng áp xe ngực (viêm tuyến vú). Đây là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, dẫn đến sưng tấy, đỏ vùng ngực, toát ra mùi hôi khó chịu và nổi hạch, ấn vào thấy đau. 

Nếu mẹ đang gặp tình trạng này kèm theo triệu chứng tiêu chảy nặng tuyệt đối không cho con bú sữa nha mẹ. Bởi các chất hoại tử có trong tuyến vú sẽ đi từ sữa mẹ vào cơ thể bé, khiến vi khuẩn có hại trong đường ruột “hoành hành”, dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, con có khả năng bị nhiễm độc theo.  

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
Nếu mẹ đang mắc áp xe ngực và kèm theo triệu chứng tiêu chảy nặng thì tuyệt đối không cho con bú sữa nha mẹ

3.3. Mẹ bị sốt do nhiễm khuẩn nặng

Một số bệnh nhiễm khuẩn nặng có thể kể đến như viêm nang lông, chốc lở, ung nhọt,… sẽ khiến mẹ đau nhức, hành sốt triền miên. Đối với trường hợp này mẹ không nên cho con bú đâu ạ, vì mầm bệnh dễ dàng đi vào sữa mẹ, phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng, thậm chí còn gây “ô nhiễm” nguồn sữa. 

Đồng thời, khi mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn nặng, mẹ phải nhờ đến sự hỗ trợ từ bác sĩ và uống thuốc đều đặn, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Do đó, mẹ không nên cho con ti sữa để tránh ảnh hưởng đến bé, vừa hạn chế vi khuẩn xâm nhập vừa ngăn ngừa tình trạng dung nạp dư lượng kháng sinh không cần thiết.

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
Một số bệnh nhiễm khuẩn nặng có thể kể đến như viêm nang lông, chốc lở, ung nhọt,… sẽ khiến mẹ đau nhức, hành sốt triền miên

3.4. Mẹ bị sốt do mắc thủy đậu

Mẹ mắc thủy đậu thường phát ban, nổi mụn nước có nhiều mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch và gây ngứa. Trong một vài trường hợp, thủy đậu còn hành sốt nữa đó mẹ, những lúc như vậy mẹ tuyệt đối không cho con bú bé bởi căn bệnh này lây qua đường hô hấp và từ dịch của các nốt mụn vỡ. 

Người lớn chúng ta bị thủy đậu đã rất khó chịu, nếu bé cưng bị thì lại càng nguy hiểm, dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi, tội con lắm mẹ ơi!  Do đó, mẹ không nên cho con bú vào giai đoạn này mà nên đợi hết hẳn thủy đậu, cơ thể không còn hành sốt nữa nhé! 

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
Mẹ tuyệt đối không cho con bú bé bởi căn bệnh này lây qua đường hô hấp và từ dịch của các nốt mụn vỡ

3.5. Mẹ bị sốt và đang dùng thuốc aspirin

Nghiên cứu của chuyên gia sức khỏe người Ý Orfeo Morello vào năm 2016 đã chứng minh nếu mẹ bị sốt và đang dùng thuốc aspirin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé, dễ gây ra hội chứng Reye (bệnh não cấp và rối loạn chức năng gan) ở trẻ sơ sinh. Những bác sĩ, chuyên gia y tế cũng chỉ định cấm không dùng loại thuốc này cho bé dưới 16 tuổi nếu không có chỉ định y khoa. Việc mẹ dùng aspirin sẽ không tránh khỏi dư lượng thuốc đi vào sữa và truyền sang bé, gây ra dị ứng (nổi mẩn ngứa, mề đay), thậm chị sốc phản vệ, cản trở quá trình hô hấp của con đó ạ. 

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
Theo nghiên cứu và những bài viết uy tín gần đây đã chứng minh nếu mẹ bị sốt và đang dùng thuốc aspirin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé, dễ gây ra hội chứng Reye

3.6. Mẹ bị sốt do nhiễm trùng hậu sản

Khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng hậu sản, nguồn sữa của mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn từ vấn đề sức khỏe này. Tuy nhiên, việc phải thường xuyên dùng thuốc kháng sinh hoặc tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch để điều trị bệnh là là nguồn cơn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. 

Theo đó, quá trình tiết sữa của mẹ sẽ bị “đình trệ”, bầu ngực tiết sữa không đều và nguồn sữa cũng không thơm ngon, béo ngậy như trước. Bên cạnh đó, bé ti vào còn dễ bị dư thừa lượng kháng sinh khiến con nóng trong, đi tiêu khó khăn, thường xuyên quấy khóc và thấp còi hơn bạn đồng trang lứa. Vì thế, mẹ đợi khỏi hẳn rồi mới cho con bú lại cũng không muộn đâu ạ!

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
Khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng hậu sản, nguồn sữa của mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn từ căn bệnh này

4. 5 lưu ý “vàng” mẹ cần biết để mau hết sốt – con bú khỏe hơn

Mẹ sốt cao không những mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và khan hiếm thời gian chăm bé, con bú không đủ no và ít gần mẹ sẽ dễ quấy khóc, khó ngủ. Để chấm dứt tình trạng này, mẹ nên chăm sóc bản thân nhiều hơn để mau khỏi sốt, bao gồm uống chanh mật ong ấm, dùng khăn ấm lau người, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C và uống thuốc theo toa của bác sĩ. 

Lưu ý để mẹ cho con bú mau hêt sốt
5 lưu ý “vàng” mẹ cần biết để mau hết sốt – con bú khỏe hơn

1 – Uống một cốc chanh mật ong ấm vào buổi sáng

Mật ong pha cùng nước chanh sẽ tạo ra loại nước mát lành, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt ngọt chua chua quyến luyến nơi đầu lưỡi. Không những vậy, nước chanh mật ong ấm còn có tác dụng hạ sốt nhanh chóng khi chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin B2, C, sắt, kẽm, canxi,… 

Lưu ý để mẹ cho con bú mau hêt sốt
Nước chanh mật ong ấm còn có tác dụng hạ sốt nhanh chóng khi chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin B2, C, sắt, kẽm, canxi,…

Loại nước này phù hợp với nhiều đối tượng vì cực an toàn, trong đó có mẹ đang sốt cho con bú. Mỗi sáng mẹ uống một ly chẳng những hạ sốt mà còn sạch ruột, cải thiện hệ tiêu hóa. Công thức chế biến đơn giản lắm ạ, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 ly nước ấm, 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cafe nước cốt chanh, một tuần uống khoảng 2-3 lần vừa có thể hạ sốt vừa tăng quá trình tiết sữa, giúp con bú no bú khỏe, được quá chừng lợi ích, ngại gì không thử mẹ ơi?  

Lưu ý để mẹ cho con bú mau hêt sốt
Loại nước này phù hợp với nhiều đối tượng vì cực an toàn, trong đó có mẹ đang sốt cho con bú. Mỗi sáng mẹ uống một ly chẳng những hạ sốt mà còn sạch ruột

2 – Dùng khăn ấm lau người 

Khi bị sốt mẹ không nên tắm nước lạnh vì dễ xung đột nhiệt độ, hai luồng khí nóng – lạnh đi vào cơ thể làm mẹ sốt cao hơn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên xối nước trực tiếp lên người, do cơ thể sẽ bị “bất ngờ” với nền nhiệt thấp, dẫn đến hiện tượng cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi. 

Nói như vậy không đồng nghĩa với việc mẹ kiêng tắm suốt những ngày bị bệnh đâu ạ, ngược lại hành động này còn khiến vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch, kiêng đụng nước còn làm cơ thể mẹ bết bát, khó chịu do đổ nhiều mồ hôi. 

Để đảm bảo an toàn, mẹ nên dùng khăn khô đa năng, khăn xô hoặc khăn bông nhúng nước để lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, cổ, trán,… Trong trường hợp mẹ sốt quá cao, mệt lả đi, không thể tự nấu nước lá, nước thuốc để tắm thì có thể nhờ người thân trong gia đình hỗ trợ nhé. Để tiện công, tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của bình nóng lạnh nhé! 

Lưu ý để mẹ cho con bú mau hêt sốt
Khi bị sốt mẹ không nên tắm nước lạnh vì dễ xung đột nhiệt độ, hai luồng khí nóng – lạnh đi vào cơ thể làm mẹ sốt cao hơn

3 – Cho bé ăn thực phẩm giàu vitamin C 

Khi sốt cao, mẹ thường cảm thấy đắng miệng, chán ăn, chỉ uống vài ngụm nước rồi thôi. Làm như vậy hoài không được đâu mẹ ơi, bởi cơ thể đang sốt cần rất nhiều nguồn dinh dưỡng để chống chọi với vi rút, vi khuẩn xấu. Mẹ không ăn uống đầy đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và sốt mãi không dứt. Giữa nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, mẹ đang sốt không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, rau xanh đậm,… 

Trường hợp mẹ sốt không nên cho con bú
Giữa nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, mẹ đang sốt không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, rau xanh đậm,.. đâu ạ

Bởi lẽ vitamin C có tác dụng chống lại các gốc tự do, giữ vai trò như “tấm khiên” bảo vệ mẹ  khỏi nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và hạ sốt nhanh chóng. Chưa kể, dưỡng chất này còn hỗ trợ mẹ tăng cường hệ thống miễn dịch, xây dựng “hàng rào” kiên cố trước những ý định “nhăm nhe xâm lược” của hại khuẩn. 

Để việc ăn uống được thuận tiện và phù hợp với thể trạng đang sốt, mẹ nên chế biến thành những món dễ ăn, có kết cấu lỏng, mềm mịn như sinh tố, súp, nước ép, pudding, canh, cháo,… hạn chế những món ăn cứng, khó nuốt, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

Lưu ý để mẹ cho con bú mau hêt sốt
Để việc ăn uống được thuận tiện và đáp ứng được nhu cầu đang sốt, mẹ nên chế biến thành những món dễ ăn, có kết cấu lỏng, mềm mịn như sinh tố, súp, nước ép,…

4 – Mẹ uống thuốc theo toa của bác sĩ 

Lúc đang sốt mẹ cứ lo lắng, bồn chồn, sợ uống thuốc vào ảnh hưởng đến con do dư lượng kháng sinh sẽ chuyển qua sữa mẹ. Nỗi lo này không phải thừa nhưng cũng không đúng hoàn toàn đâu mẹ, trong trường hợp mẹ sốt cao và kèm theo những dấu hiệu bệnh lý đặc biệt (thủy đậu, viêm gan B) thì bắt buộc phải uống thuốc theo toa của bác sĩ để mau hết sốt. 

Lưu ý để mẹ cho con bú mau hêt sốt
Mẹ không tự ý mua thuốc vì sẽ khó đoán được bệnh, mua lầm còn ảnh hưởng đến sức khỏe, uống vào xung đột với cơ thể, dẫn đến nóng trong

Mẹ không tự ý mua thuốc vì sẽ khó đoán được bệnh, mua lầm còn ảnh hưởng đến sức khỏe, uống vào xung đột với cơ thể, dẫn đến nóng trong, tác động trực tiếp đến quá trình tiết sữa sau này.  

Như vậy mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi mẹ sốt có nên cho con bú không, theo đó mẹ biết được trường hợp nào nên cho con bú trường hợp nào không để không ảnh hưởng đến bé cưng. Chẳng những vậy, mẹ còn “thu thập” thêm 5 lưu ý “vàng” hỗ trợ mẹ mau hết sốt, cơ thể khỏe mạnh và chăm bé tốt hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ phản hồi nhanh nhất có thể! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ sốt có nên cho con bú không? Tùy từng trường hợp nha mẹ ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0