Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO

Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe và phát triển của trẻ. Cân nặng của bé không chỉ là một con số, mà còn là một cách đo lường sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Vậy trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là hợp lý, bé yêu nhà mình có đạt “chuẩn” hay không và mẹ cần phải làm gì tiếp theo nhỉ? Đừng lo lắng quá nha, hãy để Góc của mẹ giải đáp thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh 2 tháng nặng bao nhiêu cân là hợp lý, để các ba mẹ được yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc bé cưng nhé!

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo chuẩn WHO
Cân nặng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

1. Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là đạt tiêu chuẩn? 

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm, thắc mắc vì nó liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của bé cưng. Vậy cân nặng của trẻ 2 tháng tuổi bao nhiêu là vừa?

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa?

Theo bảng chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO đưa ra thì trung bình đối với bé trai sẽ đạt từ 4,9 – 5,6kg và tương ứng với bé gái sẽ tăng cân chậm hơn một chút là vào khoảng từ 4,5 – 5,1kg. Tuy nhiên, đây là tiêu chuẩn mức độ 1, nếu cân nặng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nằm dưới hoặc vượt quá ngưỡng này thì ba mẹ nên cho con đi kiểm tra sức khỏe nhé.

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo chuẩn WHO
Bảng cân nặng chuẩn cho bé trai từ 0- 18 tháng tuổi theo WHO năm 2017

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ chuyên khoa, So với khi mới chào đời, sang tháng thứ 2, bé tăng cân khá nhanh với khoảng 140- 200gr/tuần, trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu tiên trung bình mỗi tháng nên tăng được 1kg. Tức là, khi trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi số cân nặng nên tăng thêm khoảng 2kg so với lúc chào đời. Chẳng hạn, mới sinh được 3,5kg thì khi được 2 tháng tuổi bé rơi vào khoảng 5,5 – 5,7kg là bình thường.

Các mẹ cũng cần lưu ý là cân nặng của bé trai và bé gái từ khi chào đời cho đến quá trình phát triển đều khác nhau. Đối với bé gái sơ sinh thường có cân nặng thấp hơn bé trai là 0,1kg. Nó cũng tương đương với việc trong 3 tháng đầu trẻ sơ sinh nam tăng 1kg/tháng và trẻ sơ sinh nữ tăng 0,9kg/tháng. Thông thường, cân nặng của bé trai lớn hơn bé gái khoảng 300 – 500g.

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo chuẩn WHO
Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0-18 tháng tuổi theo WHO năm 2017

Tuy nhiên, mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự phát triển là khác nhau. Vì thế, để biết bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa hàng tháng để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Lưu ý cho mẹ: Để đo lường cân nặng của bé một cách chuẩn xác, mẹ nên cho bé cân sau khi đi poo hoặc đi pee và đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã bỉm (khoảng 200 gr) mẹ nhé!

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của bé 2 tháng tuổi 

Ngoài những vấn đề khách quan như di truyền hay là bẩm sinh,… thì bên cạnh đó vẫn còn các yếu tố chủ quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng cân của trẻ nói chung và trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nói riêng:

2.1. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong thai kỳ 

Một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý của mẹ ngay từ khi mang bầu sẽ là tiền đề giúp thai nhi phát triển đầy đủ, khỏe mạnh, từ đó sẽ thúc đẩy cho sự phát triển về thể chất, cân nặng cho bé sơ sinh 2 tháng tuổi sau này khi ra đời. Những thói quen tốt của mẹ như không hút thuốc hay sử dụng chất kích thích, ăn uống đầy đủ chất, khoa học cũng có tác động tích cực trực tiếp đối với cân nặng của trẻ sau này. 

Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ

2.2. Trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức 

Cho đến khoảng 2-3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn có xu hướng tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa công thức. Thật kỳ diệu bởi vì trong sữa mẹ có khả năng thay đổi linh hoạt để cung cấp đúng các chất dinh dưỡng mà cơ thể bé cần trong giai đoạn đó. Một nguyên nhân khác là trẻ bú sữa mẹ sẽ được tiếp nhận một cách trực tiếp các kháng thể từ cơ thể mẹ. Nhờ đó em bé sơ sinh 2 tháng tuổi luôn cảm nhận được sự bảo vệ và từng bước thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Vậy nên các mẹ cần  tìm hiểu cụ thể hơn về việc trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần một ngày và trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa một ngày để có lộ trình tăng cân phù hợp cho trẻ nhé.

Bé 2 tháng tuổi cần bú đủ sữa
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có xu hướng tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa công thức

2.3. Giấc ngủ 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi cơ thể vào trạng thái ngủ sâu mới là lúc hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo các bé sơ sinh 2 tháng tuổi thì nên ngủ trung bình từ 15-17 giờ mỗi ngày. Trong đó ban đêm ngủ giấc dài hơn 4-6 giờ, ban ngày là những giấc ngủ ngắn 1-2 giờ. Ba mẹ nên tạo thói quen và xây dựng thời gian ngủ cho bé một cách hợp lý để chăm sóc bé được tốt nhất. Ban đêm bé nên đi ngủ 2 lần, mỗi lần 4-6 tiếng và ngủ trước 20 giờ. Ban ngày bé nên ngủ 4 lần mỗi lần ngủ 1-2 tiếng. Trẻ cần được ngủ sâu vào lúc 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ vì đây là thời điểm các loại hormon được tiết ra nhiều nhất. Nhờ đó, những em bé được ngủ đủ và có giấc ngủ chất lượng sẽ phát triển chiều cao và cân nặng vượt trội hơn.

Bé 2 tháng tuổi cần ngủ đủ giấc
Mẹ cho bé 2 tháng tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày, nhiều hơn vào ban đêm.

2.4. Sức khỏe của trẻ 

Trẻ có sức khỏe tốt sẽ có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì nếu hệ tiêu hóa hoặc sức khỏe đường ruột của trẻ không tốt, thì chúng có thể không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và những đứa trẻ đó sẽ kém hấp thụ dẫn đến việc chậm tăng cân. Đây là những lý do tại sao cha mẹ cần phải đặt ra mục tiêu để những đứa trẻ được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường cân nặng hợp lý hơn. 

Chăm sóc sức khỏe bé 2 tháng tuổi
Hấp thụ tốt – Bé tăng cân

3. Một số lưu ý chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi giúp con phát triển khỏe mạnh

Với 7 lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé 2 tháng tuổi khỏe mạnh và phát triển tốt, vững vàng ở những giai đoạn tiếp theo.

Bé 2 tháng tuổi ngủ ngon
Lưu ý nhỏ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn!
  • Cho bé bú đủ theo nhu cầu giúp bé luôn no bụng, không quấy khóc và dễ vào giấc ngủ. Hơn thế nữa, dạ dày của bé còn nhỏ, không thể chứa nhiều thức ăn cùng một lúc. Vì thế, mẹ cần chia nhỏ lượng sữa bé ăn trong ngày thành nhiều bữa. Ngoài ra, bú đủ cữ với lượng vừa phải sẽ giúp tối ưu quá trình tiêu hóa ngăn ngừa các tình trạng táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng cân của trẻ.
  • Sắp lịch và thời gian ngủ khoa học nhằm đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. Khi con tỉnh táo, ngủ đủ, bé sẽ hạn chế quấy nhiều cha mẹ và chơi ngoan hơn, ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn, thúc đẩy quá trình tăng cân ở trẻ.
  • Theo dõi và chú ý phát hiện sớm các hiện tượng sức khỏe, bệnh lý bất thường ở trẻ 2 tháng tuổi để đưa con đi khám, điều trị kịp thời. Chú ý lịch tiêm phòng, đảm bảo các mũi tiêm đầy đủ để tăng sức đề kháng giúp bé phát triển toàn diện và tăng trưởng tốt hơn.
  • Massage không chỉ giúp bé thư giãn, vui vẻ, dễ ngủ mà còn cải thiện các vấn đề miễn dịch và tiêu hóa tốt hơn. Bé vui khỏe, ăn ngon, ngủ ngon, cân nặng khi đó cũng được cải thiện. Mẹ hãy thực hiện massage cho bé trước khi tắm và trước khi ngủ đêm nhé!
  • Thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp vì cơ thể bé 2 tháng tuổi cũng bắt đầu hình thành nhịp sinh học rõ ràng, nên mẹ có thể thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp và cho bé ăn theo cữ để giúp bé dần hình thành nếp sinh hoạt ổn định. Ăn ngủ và chơi có mối liên hệ mật thiết, tác động đến nhau. Vì thế để ăn no ngủ đủ chơi vui là những yếu tố không thể thiếu một nếp sinh hoạt hài hòa giữa các thành phần
  • Vận động thể chất không chỉ trực tiếp tiết ra hormone tăng trưởng mà khi cơ thể tiêu hao năng lượng thông qua vận động, bé ăn ngon và ngủ sâu hơn. Đối với một em bé sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ có rất nhiều cách để tập cho bé vận động. Như là cho bé nằm sấp càng nhiều càng tốt. Khả năng kiểm soát cơ đầu và cổ của bé ngày càng tốt hơn.

Xem thêm: Lời khuyên khi chăm sóc bé sơ sinh 2 tháng tuổi 

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa
Thời điểm massage cho bé tốt nhất là sau khi tắm xong

Việc theo dõi cân nặng của bé 2 tháng tuổi là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho bé yêu. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng nếu bé có cân nặng khác so với mức trung bình. Luôn lắng nghe các chuyên gia và thảo luận với bác sĩ để có được những lời khuyên và hướng dẫn chính xác cho việc chăm sóc bé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại mà hãy để lại bình luận để Góc của mẹ cùng đồng hành và giải đáp ngay các vướng mắc trong hành trình nuôi con của mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0