Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách pha sữa thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu!

Một số mẹ sau khi sinh do cơ địa không đủ sữa cho bé bú hoặc bị tắc sữa, bé sẽ cần ăn thêm sữa công thức để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Vậy mẹ cần áp dụng cách pha sữa thế nào cho đúng, đảm bảo dinh dưỡng nhất cho bé? Để có câu trả lời chi tiết, chính xác nhất, mẹ tham khảo bài viết này nhé!

Cách pha sữa chuẩn giúp sữa không bị hỏng, bé ăn nhiều và tiết kiệm thời gian, chi phí cho mẹ 
Cách pha sữa chuẩn giúp sữa không bị hỏng, bé ăn nhiều và tiết kiệm thời gian, chi phí cho mẹ 

1. Pha sữa đúng cách rất quan trọng

Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng chính cho bé. Chính vì vậy,  mẹ hiểu được cách pha sữa đúng và phù hợp với cơ thể bé rất quan trọng vì các nguyên nhân sau: 

  • Sữa bị biến chất khi gặp nhiệt độ cao: Các vitamin, kháng thể, dưỡng chất có trong sữa rất dễ bị biến chất nếu gặp nước pha sữa có nhiệt độ cao trên 70 độ C. Chính vì vậy, mẹ tránh pha sữa hoặc hâm sữa quá lâu trong nước nóng trên 70 độ C mẹ nhé.
  • Pha sữa đúng giúp bé bú ngon hơn: Nếu mẹ pha sữa quá loãng, sữa bị nhạt và mất vị đặc trưng. Ngược lại nếu mẹ pha sữa quá đặc, bé dễ bị ngán và gặp vấn đề về tiêu hóa do tỷ lệ protein, đường quá lớn khiến hệ tiêu hóa của bé phải chật vật làm việc. Vì vậy pha sữa đúng tỉ lệ giúp vị sữa chuẩn hơn, bé ti được nhiều hơn và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Ngoài ra, mẹ nên pha sữa có nhiệt độ khoảng 37 độ C như bầu ti mẹ, giúp con thấy thân quen, yên tâm bú sữa.
Pha sữa đúng cách giúp bé bú ngon hơn, cung cấp đủ dinh dưỡng và an toàn cho bé 
Pha sữa đúng cách giúp bé bú ngon hơn, cung cấp đủ dinh dưỡng và an toàn cho bé 
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé: Việc pha sữa đúng công thức sẽ ảnh hưởng tới lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bé. Nếu mẹ pha sữa quá loãng (tỷ lệ nước quá nhiều nhưng lượng sữa bột lại ít), sữa loãng không cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho bé hoạt động trong cả một ngày. Ngược lại, sữa quá đặc sẽ gây dư thừa lượng protein-chất đạm trong khẩu phần ăn của bé, gây quá tải hấp thụ ở đường tiêu hóa, giải phóng ra thành mẩn đỏ trên da bé.
  • Không bị lãng phí: Sữa công thức sau khi pha chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ, vì vậy, mẹ chỉ nên pha đủ cữ sữa cho bé, nếu mẹ pha nhiều hơn cữ ăn của bé quá nhiều, bé sẽ bú không hết, lượng sữa thừa không được sử dụng lại rất lãng phí. 

2. Hướng dẫn mẹ cách pha sữa đúng cách cho bé

Vậy làm thế nào để pha sữa đúng cách, sữa vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng cho bé? Câu trả lời của mẹ đây ạ, mẹ kéo xuống để xem 6 bước pha sữa chuẩn khoa học này nhé!

2.1. Bước 1: Chuẩn bị và tiệt trùng bình, dụng cụ pha sữa

Hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm, thành ruột non rất mỏng nên nếu bé bú phải sữa có vi khuẩn, vi nấm sẽ dễ bị đầy hơi, ợ hơi, tiêu chảy,…Trong khi đó, dụng cụ bú sữa của bé như bình sữa, núm ti để ở bên ngoài môi trường nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bụi bẩn sót lại, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. 

Tiệt trùng bình sữa giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho bé như vi khuẩn, vi nấm,...
Tiệt trùng bình sữa giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho bé như vi khuẩn, vi nấm,…

Bước tiệt trùng bình sữa, núm ti rất quan trọng, nó giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho bé. Mẹ tham khảo thêm Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo an toàn cho bé yêu ở bài viết này nhé!

Nhìn chung, có 2 cách tiệt trùng dụng cụ pha sữa, cụ thể như sau: 

  • Luộc trong nước sôi: Cho bình sữa, núm ti vào trong nước, đun sôi trong vòng 2-3 phút. Mẹ không nên đun sôi quá lâu tránh để nhiệt độ làm hỏng bình sữa của bé. 
  • Tiệt trùng bằng máy: Cho bình sữa, núm ti vào trong máy tiệt trùng, chọn chế độ tiệt trùng khoảng 70 độ C, sau khoảng 2-4 phút, máy sẽ bật đèn báo tiệt trùng xong, mẹ lấy ra sử dụng được ngay. Máy tiệt trùng sẽ làm sạch tuyệt đối an toàn và nhanh gọn hơn luộc nước sôi nhưng cần 1 khoản chi phí để mua máy tiệt trùng cho bé. (khoảng 800.000 đến 3.500.000 đồng.)

Lưu ý:  Mực nước trong nồi nước dùng để tiệt trùng bình sữa, núm ti luôn phải cao ngập bình,  đảm bảo cung cấp đủ nhiệt độ để tiệt trùng được bình một cách tuyệt đối.

2.2. Bước 2: Vệ sinh và khử khuẩn tay,  khu vực pha sữa trước khi thực hiện

Nhiều trường hợp mẹ vô tình để tay chạm vào bình khi đang làm việc khác hay khu vực pha sữa bị bẩn dính ngược lại vào bình sữa, đầu núm ti, làm bình nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe nếu bé bú phải.Bước 2: Vệ sinh và khử khuẩn tay,  khu vực pha sữa trước khi thực hiện

Mẹ vệ sinh tay và khu vực vệ sinh bình sữa trước và sau khi pha sữa mẹ nhé!
Mẹ vệ sinh tay và khu vực vệ sinh bình sữa trước và sau khi pha sữa mẹ nhé!

Chính vì vậy, mẹ không chỉ cần vệ sinh bình sữa sạch sẽ mà còn cần vệ sinh sạch khu vực pha sữa, đồng thời rửa tay trước và sau khi pha sữa cho bé để tránh nhiễm khuẩn chéo vào bình sữa, dụng cụ pha sữa mẹ nhé!

2.3. Bước 3: Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn pha sữa của nhà sản xuất

Trên bao bì của mỗi loại sữa đều có ghi rất chi tiết cách pha sữa cho bé như: Tỷ lệ pha (lượng nước dùng với mỗi muỗng bột), nhiệt độ pha sữa,… Mẹ đọc kỹ những thông tin này để áp dụng chính xác. 

Ngoài ra, mẹ chú ý cả hạn sử dụng, các lưu ý về số tháng tuổi của bé khi uống sữa để tránh dùng phải sữa hết hạn, lệch với số tháng tuổi của bé, và đọc kỹ bảng thành phần để lựa chọn được loại sữa phù hợp với tình trạng của bé nhà mình, không chứa chất bé bị dị ứng.

Mẹ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha sữa cho bé
Mẹ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha sữa cho bé

2.4. Bước 4: Chuẩn bị nước pha sữa

Trước khi pha sữa cho bé, mẹ cần chuẩn bị 2 loại nước sau: 

  • Nước có nhiệt độ đủ để làm chín sữa: Nhiệt độ pha sữa cần đảm bảo chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thông thường khoảng 35-45 độ C (trừ 1 số loại sữa  Nhật Bản như GLico, Morinaga,… có nhiệt độ khoảng 70 độ C). Mẹ không tự ý sử dụng nước nóng hơn ngưỡng khuyến cáo vì sẽ gây biến đổi kháng thể, vitamin có trong sữa. Mẹ cũng không pha sữa với nước nguội hơn, không đủ làm chín sữa, bé uống phải sữa sống dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa và không đảm bảo dinh dưỡng. 
  • Nước sôi để nguội: Nước này dùng để đổ thêm vào đối với những loại sữa có nhiệt độ chín cao hơn. Việc làm này giúp sữa nhanh nguội đến nhiệt độ khoảng 37 độ C, bé bú được luôn. Mẹ chỉ dùng nước đã đun sôi kỹ để nguội trong vòng 12 giờ và được bảo quản cẩn thận để không bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.
Nước pha sữa có nhiệt độ khoảng 35 -45 độ C
Nước pha sữa có nhiệt độ khoảng 35 -45 độ C

2.5. Bước 5: Tiến hành pha sữa

Mẹ pha sữa cho bé theo thứ tự sau: 

  • Đầu tiên mẹ đổ nước ấm nóng (khoảng ⅔ lượng nước cần dùng) vào bình, sau đó cho đủ lượng sữa bột bé cần dùng, đậy nắp lắc để sữa tan đều. 
  • Cho nước sôi để nguội (khoảng ⅓ lượng nước cần dùng) vào bình, lắc cho sữa hòa tan đều và nguội. 

Lưu ý: Mẹ lắc sữa nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh sẽ làm hỏng các chất có trong sữa hoặc sữa bị tạo bọt khí gây khó chịu cho bé khi uống.

Mẹ thêm nước để tạo nhiệt độ phù hợp cho bé bú sữa
Mẹ thêm nước để tạo nhiệt độ phù hợp cho bé bú sữa

2.6. Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ sữa

Sữa có nhiệt độ khoảng 36 -37 độ C phù hợp cho bé ti không bị bỏng, sữa ấm như bầu ti của mẹ mang lại cảm giác thân thuộc, con dễ bú bình hơn. Sau khi pha sữa, mẹ dùng nhiệt kế điện tử đo hoặc nhỏ vài giọt ra tay, mẹ thấy âm ấm là bé bú được rồi. Tuyệt đối hông cho bé bú sữa nóng trên 40 độ C gây bỏng miệng bé mẹ nhé!. 

Nhiệt độ sữa cho bé uống khoảng 36 -37 độ C
Nhiệt độ sữa cho bé uống khoảng 36 – 37 độ C

3. Lượng sữa chuẩn cho bé theo từng tháng tuổi

Chắc hẳn mẹ đã gặp phải trường hợp pha sữa xong nhưng bé uống không hết hoặc con bú xong nhưng vẫn thòm thèm đòi bú tiếp. Nguyên nhân do mẹ chưa đoán đúng “cái bụng” của bé nhà mình rồi. Mỗi giai đoạn bé sẽ cần và hấp thụ được lượng sữa khác nhau, mẹ tham khảo kỹ hơn dưới đây:

Lượng sữa bé bú phụ thuộc vào số tháng tuổi của con
Lượng sữa bé bú phụ thuộc vào số tháng tuổi của con

3.1. Bảng lượng sữa những ngày đầu tiên cho trẻ sơ sinh

Giai đoạn 7 ngày đầu tiên là lúc bé vừa chào đời và bắt đầu làm quen với việc ti mẹ nên con chỉ bú được ít sữa thôi mẹ. Trong 1-2 ngày đầu sau sinh, dạ dày bé chỉ nhỏ như quả cherry, con cần bú khoảng 7ml. Đến ngày thứ 3, dạ dày của bé to hơn, chứa được khoảng 22-25 ml. Ở ngày thứ 7, dạ dày bé phát triển hơn to như quả mơ với lượng sữa trữ tối đa khoảng 30-35 ml. 

Lượng sữa cho bé sơ sinh trong 7 ngày đầu tiên 
Lượng sữa cho bé sơ sinh trong 7 ngày đầu tiên 

3.2. Bảng lượng sữa cho trẻ bắt đầu từ tuần thứ 2 – 3 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã bắt đầu bú quen sữa mẹ, dạ dày dần phát triển nên lượng sữa bé bú tăng dần. ở tháng đầu tiên bé bú khoảng 6-8 cữ/ ngày, mỗi lần từ 35-60 ml sữa, ở tháng thứ 2 bé bú khoảng 5- 7 cữ/ ngày, mỗi cữ tù 60-90 ml. Bắt đầu từ tháng thứ 3, bé bắt đầu phát triển, chuẩn bị cho giai đoạn lật nên cần nhiều sữa hơn, lúc này con cần khoảng 60-120 ml sữa/ mỗi cữ, khoảng 5-6 cữ/ ngày. 

Mẹ theo dõi chi tiết hơn ở bảng sau nhé!

Lượng sữa cho bé sơ sinh từ 2 tuần tới 3 tháng tuổi 
Lượng sữa cho bé sơ sinh từ 2 tuần tới 3 tháng tuổi 

3.3. Bảng lượng sữa cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Từ 4-6 tháng bé đã bắt đầu vận động nhiều, dạ dày bé to hơn nên con cần lượng sữa nhiều hơn. Để biết rõ bé cần ăn sữa bao nhiêu mẹ xem ở bảng này nhé

Lượng sữa cho bé sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi 
Lượng sữa cho bé sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi 

3.4. Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi

Từ 7 -12 tháng là giai đoạn bé phát triển rất nhanh, cần thêm nhiều nguồn dinh dưỡng, năng lượng cung cấp cho cơ thể hơn. Ngoài sữa mẹ còn cần cho bé ăn dặm thêm 1-2 bữa trong ngày để cho bé no hơn và đủ dinh dưỡng cần thiết hơn. Lượng sữa cho bé bú giao động từ 180 -240 ml/ cữ, ngày 3- 4 cữ. Cụ thể thế nào mẹ xem ở bảng này nhé!

Lượng sữa bé cần trong giai đoạn từ 1 -12 tháng tuổi 
Lượng sữa bé cần trong giai đoạn từ 1 -12 tháng tuổi 

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có lượng sữa chuẩn như trên, vì vậy mẹ cần quan sát xem con có biểu hiện no hay đói để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bé bú không hết sữa mẹ pha mỗi cữ có nghĩa bé nhà mình chỉ đang cần lượng sữa ít hơn mẹ pha thôi.

Ngược lại bé bú xong hết nhưng vẫn cắn ti bình, khóc đòi bú thêm dù chưa tới cữ thì mẹ pha nhiều hơn cho con khoảng 5 -10 ml/ mỗi lần. Lượng sữa của bé thay đổi theo tuần vì vậy cách khoảng 1 tuần mẹ điều chỉnh tăng thêm cho bé khoảng 5 ml để xem con có nhu cầu cần nhiều sữa hơn không nhé!

4. 5 lưu ý khi pha sữa cho bé

Pha sữa cho bé là công việc hàng ngày của các mẹ bỉm, thế nhưng không phải mẹ nào cũng hiểu đúng cách pha sữa cho con. Còn lưu ý gì khi pha sữa cho bé ngoài những vấn đề trên không? 

Mẹ cần lưu ý thêm về dụng cụ pha sữa, cách làm ấm sữa,...
Mẹ cần lưu ý thêm về dụng cụ pha sữa, cách làm ấm sữa,…

4.1. Vệ sinh dụng cụ pha sữa cho bé bằng sản phẩm chuyên dụng

Vệ sinh dụng cụ pha sữa giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm và các tác nhân bên ngoài bám lại trên bình sữa, từ đó giúp bảo vệ tiêu hóa của bé. 

Để vệ sinh bình sữa cho bé, mẹ cần chú ý:

1 – Lựa chọn bộ cọ rửa vệ sinh chuyên dụng: Bộ cọ rửa chuyên dụng có nhiều lợi ích, chúng giúp làm sạch các ngóc ngách của bình sữa, núm ti mà không làm hỏng, xước bình. Gợi ý lựa chọn hoàn hảo cho mẹ: Dụng cụ rửa bình sữa quay 360 độ Mamamy 

Bộ cọ rửa chuyên dụng vừa giúp mẹ dễ dàng làm sạch vừa tránh Cách pha sữa chuẩn ggây hỏng, xước dụng cụ uống sữa của bé
Bộ cọ rửa chuyên dụng vừa giúp mẹ dễ dàng làm sạch vừa tránh Cách pha sữa chuẩn ggây hỏng, xước dụng cụ uống sữa của bé

2 – Nước rửa bình sữa an toàn không hóa chất: Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé mẹ nên chọn các loại nước rửa có nguồn gốc từ tự nhiên, không có chứa chất bảo quản Paraben-MIT, không chất tạo bọt SLS -SLES,… 

Nước rửa bình sữa của Mamamy được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên: Ngô và rượu dừa, rửa được cả hoa quả, thực phẩm cà nhà mình ăn uống hàng ngày, đảm bảo vừa giúp rửa sạch bình sữa hiệu quả, vừa an toàn lành tính với sức khỏe của bé! 

Nước rửa bình sữa Mamamy có nguồn gốc từ tự nhiên, không hóa chất paraben -Mit, không xà phòng và không mùi thơm hóa học nên đảm bảo an toàn, lành tính cho bé
Nước rửa bình sữa Mamamy có nguồn gốc từ tự nhiên, không hóa chất paraben -Mit, không xà phòng và không mùi thơm hóa học nên đảm bảo an toàn, lành tính cho bé

4.2. Làm ấm sữa cho bé đúng cách

Một số trường hợp mẹ pha sữa xong nhưng bé không bú được ngay nên mẹ bảo quản ngăn mát trong tủ lạnh. Do đó trước khi  bé uống lại mẹ cần hâm lại sữa cho ấm để tránh bé bị lạnh bụng. Nhiệt độ hâm sữa phù hợp nhất khoảng 40 độ C. Mẹ lưu ý nhiệt độ quá cao trên 60 độ C sẽ làm biến đổi, phá hủy vitamin, dinh dưỡng có trong sữa của bé. Để làm ấm sữa cho bé, mẹ dùng phương pháp ngâm với nước nóng 40 độ C hoặc cho vào máy hâm sữa với nhiệt độ nước trong máy khoảng 40 độ C.

Nước ở trong bát hoặc máy hâm sữa phải cao hơn mực sữa 
Nước ở trong bát hoặc máy hâm sữa phải cao hơn mực sữa

4.3. Không pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa

Mẹ không tự ý thêm các loại thức ăn khác vào sữa của bé vì những lý do sau:

  • Mất mùi vị của sữa: Hầu hết các nhà sản xuất đều cố gắng để sữa công thức có mùi vị tự nhiên như sữa mẹ giúp tạo cảm giác thân quen cho bé khi bú. Vì vậy khi mẹ thêm thức ăn khác vào sẽ làm mất mùi vị tự nhiên của sữa khiến bé không thích bú, bú ít hơn.
  • Làm hỏng sữa của bé: Các chất khác có trong thức ăn mẹ đưa thêm vào sẽ gây tương tác, làm hỏng vitamin, kháng thể, dưỡng chất của sữa. 

Lưu ý: Mẹ không pha sữa cùng với thuốc vì vừa làm mất tác dụng của thuốc, vừa làm sữa có mùi vị khó chịu khiến bé không hào hứng bú nữa.

Mẹ không pha thêm đồ ăn, nước uống hoặc thuốc vào sữa của bé để giúp bé bú ngon hơn và tránh làm hỏng sữa
Mẹ không pha thêm đồ ăn, nước uống hoặc thuốc vào sữa của bé để giúp bé bú ngon hơn và tránh làm hỏng sữa

4.4. Không dùng lại sữa thừa quá 30 phút

Sữa bé ti không hết đã để từ 30 phút trở lên mẹ không nên cho bé bú lại ở cữ sau vì lúc này trong sữa, núm ti của bé có thể đã bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm chất bẩn từ bên ngoài vào rồi.

Không cho bé uống lại sữa cũ đã pha được từ 30 phút 
Không cho bé uống lại sữa cũ đã pha được từ 30 phút 

4.5. Dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho bé

Mẹ chỉ nên dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho bé, không sử dụng nước trực tiếp từ cây nước lọc hoặc nước máy vì nước khi chưa đun sôi dễ tồn dư kim loại như Canxi, sắt… có thể làm hỏng sữa của bé. Nước dành pha sữa cho bé mẹ nên đun sôi trong vòng 3 phút, đảm bảo các loại vi sinh vật, vi nấm đều đã chết trong quá trình đun và không gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.  

Chỉ sử dụng nước lọc đã đun sôi, để nguội để pha sữa cho bé
Chỉ sử dụng nước lọc đã đun sôi, để nguội để pha sữa cho bé

Cách pha sữa cho bé đơn giản và không khó chút nào, chỉ cần mẹ để ý một số chi tiết nhỏ nhắc tới trên bài là bé có ngay bình sữa dinh dưỡng, thơm ngon như sữa mẹ thôi. Nếu mẹ còn thắc mắc gì thì để lại bình luận để được giải đáp nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách pha sữa thơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cách chọn sữa cho bé phù hợp, giúp bé phát triển toàn diện
Cách chọn sữa cho bé phù hợp, giúp bé phát triển toàn diện
Giữa vô vàn các nhãn hiệu sữa trên thị trường, làm thế nào để mẹ có thể chọn được một dòng sữa công thức phù hợp nhất với bé nhà mình? Bài viết dưới đây với chủ đề “ cách chọn sữa cho bé” giúp mẹ hiểu bé hơn cũng như gửi đến mẹ vài […]
Mách mẹ cách pha sữa Ông Thọ cho bé đúng chuẩn
Mách mẹ cách pha sữa Ông Thọ cho bé đúng chuẩn
Cách pha sữa Ông Thọ cho bé không khác nhiều so với các loại sữa bột thông thường. Tuy nhiên, sữa Ông Thọ thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết với bé như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, magie,… Vì thế, mẹ cần đặc biệt chú ý về lượng sữa và tần […]
Cách pha sữa bột giúp bé hấp thu trọn vẹn dưỡng chất
Cách pha sữa bột giúp bé hấp thu trọn vẹn dưỡng chất
Qua giai đoạn bé chỉ bú mẹ, cách pha sữa bột sao cho đúng là kiến thức quan trọng mà mẹ nào cũng cần phải nắm chắc để không làm hỏng vị sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng và sức khỏe của bé. Vậy pha sữa thế nào là chuẩn khoa học, […]
Cách pha sữa không bị vón cục đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu!
Cách pha sữa không bị vón cục đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu!
Khi pha sữa, nếu mẹ không biết cách sẽ làm sữa bị vón cục, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sữa, vừa khiến bé dễ bị sặc. Vì vậy, kỹ năng quan trọng mẹ cần trang bị để con yêu được chăm sóc tốt nhất chính là cách pha sữa không bị vón cục. Để […]
Cách pha sữa 70 độ cho bé đúng chuẩn mẹ đã biết chưa?
Cách pha sữa 70 độ cho bé đúng chuẩn mẹ đã biết chưa?
Nhiệt độ nước pha sữa quyết định rất nhiều đến chất lượng sữa. Nhiệt độ quá cao làm hỏng chất dinh dưỡng trong sữa, nhiệt độ thấp làm bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên mẹ áp dụng cách pha sữa 70 độ C để bé được dùng sữa an toàn […]
Giỏ hàng 0