Qua giai đoạn bé chỉ bú mẹ, cách pha sữa bột sao cho đúng là kiến thức quan trọng mà mẹ nào cũng cần phải nắm chắc để không làm hỏng vị sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dinh dưỡng và sức khỏe của bé. Vậy pha sữa thế nào là chuẩn khoa học, giúp bé ăn ngon, hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng? Tất tần tật đều được giải đáp cho mẹ ngay trong bài viết dưới đây!
Mục lục
1. 6 bước đơn giản giúp mẹ pha sữa bột cho bé đúng cách
Pha sữa bột được ví như công việc “đầu tay” của mẹ bỉm. Tuy nhiên, pha sữa thế nào cho đúng, giúp cung cấp đủ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn và bé bú ngon hơn thì không phải mẹ nào cũng thành thạo. Góc của mẹ mách mẹ nhà mình 6 bước pha sữa đơn giản trong bài viết dưới đây nhé:
1.1. Bước 1: Tiệt trùng dụng cụ pha sữa cho bé đúng cách
Hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, nhạy cảm. Nếu bé vô tình bú phải sữa có chứa vi khuẩn, vi nấm sẽ dễ mắc các vấn đề như nổi mẩn đỏ, gây nấm miệng, và các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy,…
Tiệt trùng bình sữa là bước quan trọng giúp làm sạch mọi ngóc ngách, viền bình sữa, núm ti của bé, diệt sạch mọi vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Có 2 cách tiệt trùng bình sữa:
- Luộc trong nước sôi: Cho bình sữa, núm ti vào trong nước nóng khoảng 70 độ C, đun sôi trong vòng 3 – 5 phút thôi là sạch hoàn toàn vi khuẩn mẹ nhé. Với bình sữa nhựa và núm ti silicon, mẹ đặc biệt chú ý đừng đun nước sôi tới 100 độ C hoặc đun quá lâu trên 10 phút vì nhiệt độ cao kéo dài sẽ làm giải phóng một số chất độc hại như BPA, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
- Tiệt trùng bằng máy: Cách tiệt trùng bằng máy sẽ nhanh, an toàn hơn vì máy có chế độ tiệt trùng an toàn, thời gian tiệt trùng được thiết kế tự động và phù hợp với nhiều loại bình sữa khác nhau. Mẹ chỉ việc cho dụng cụ pha sữa vào máy, đổ nước, chọn chế độ tiệt trùng, sau khoảng 2 – 4 phút, máy sẽ bật đèn báo tiệt trùng xong, mẹ lấy ra sử dụng được ngay.
Lưu ý: Mực nước trong nồi luộc phải cao hơn bình sữa, núm ti để đảm bảo tất cả các bộ phận được tiệt trùng, sạch vi khuẩn một cách tối đa
1.2. Bước 2: Vệ sinh tay và khu vực pha sữa sạch sẽ
Tay mẹ hoặc khu vực pha sữa bẩn sẽ rất dễ dính vào bình sữa, núm ti của bé. Đôi khi, mắt thường sẽ không nhận biết được vi khuẩn đâu mẹ ạ. Vì vậy trước khi pha sữa mẹ chú ý lau dọn sạch khu vực pha sữa cho bé, rửa tay thật sạch để tránh nhiễm khuẩn chéo sang bình sữa của bé. Sau đó, mẹ đợi bình ráo nước rồi mới tiến hành pha sữa cho bé.
1.3. Bước 3: Đun sôi nước lọc để pha sữa theo đúng hướng dẫn
Hiểu về nhiệt độ pha sữa cho bé là bước cực kỳ quan trọng đó mẹ ạ. Nếu nhiệt độ nước cao hơn ngưỡng khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ làm hỏng các vitamin, kháng thể dưỡng chất có trong sữa của bé. Mỗi loại sữa đều có ghi nhiệt độ pha sữa cho bé trên bao bì. trước khi pha mẹ nhớ đọc kỹ hướng dẫn nhé. Ví dụ như sữa enfa cho bé có nhiệt độ tối đa là 40 độ C. Thông thường nhiệt độ nước pha sữa sẽ khoảng 35 – 45 độ C, một số loại cao hơn tầm 70 độ C.
Ngược lại, nếu mẹ dùng nước nguội dưới nhiệt độ chín của sữa, các vi chất trong sữa không tan hết, sữa không chín hẳn, các hạt sữa đó tạo cảm giác lạo xạo trong miệng khi bé uống. Điều này vừa ảnh hưởng đến mùi vị sữa, vừa gây khó chịu khiến bé bú ít hơn. Hơn nữa, đường ruột của bé cũng bị ảnh hưởng, bé có thể bị tiêu chảy đó mẹ ạ.
Để kiểm tra nhiệt độ pha sữa cho bé, mẹ sử dụng nhiệt kế hồng ngoại hoặc đổ 1 ít ra cốc riêng để đo bằng nhiệt kế thủy ngân. Mẹ không đưa trực tiếp nhiệt kế thủy ngân hoặc tay vào nước pha sữa của bé.
1.4. Bước 4: Lấy lượng sữa công thức vừa đủ cho bé sử dụng 1 lần
Lấy đúng lượng sữa bột công thức là cách để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé và tránh lãng phí. Một số bất cập khi mẹ pha sữa cho bé không đúng:
- Sữa pha không đúng tỉ lệ: Nếu mẹ pha sai tỷ lệ, sữa bị loãng, vừa không ngon vừa không đủ dinh dưỡng. Mặt khác, sữa pha đặc quá gây ngấy, ngọt lượng protein trong sữa cao sẽ gây dị ứng, nổi mẩn trên da bé và các vấn đề về tiêu hóa.
- Lượng sữa pha không đúng: Mẹ sẽ ước lượng được lượng sữa mỗi cữ sữa bé bú được sau khoảng 2-3 bữa sữa đầu. Từ ước lượng này, mẹ cố gắng đừng pha ít hoặc nhiều hơn lượng sữa đó, tránh trường hợp bé bú xong vẫn còn thòm thèm và cả trường hợp bé bú không hết, gây lãng phí. Ngoài ra, sau thời gian nhất định (khoảng 2-3 tháng), sức ăn của con cũng sẽ thay đổi, mẹ chú ý tới phản ứng sau khi ăn của con để điều chỉnh lượng sữa phù hợp với con mẹ nhé!
- Mẹ ước lượng sai số thìa sữa cho bé: Mẹ xác định số ml sữa bé cần bú mỗi cữ, từ số ml sữa mẹ kiểm tra xem tương ứng với bao nhiêu bao nhiêu thìa sữa bột. Ngoài ra, mẹ chỉ nên dùng thìa của nhà sản xuất, không tự ý chuyển sang các loại thìa khác khiến lượng bột ước lượng không được chính xác.
1.5. Bước 5: Tiến hành pha sữa bột
Để pha sữa cho bé chính xác, nhanh chóng mẹ áp dụng các bước sau:
- Đổ nước nóng vào bình: Mẹ đổ nước nóng vào bình sữa, cách tính lượng nước theo công thức sau: Nước nóng để pha sữa khoảng ⅔ lượng nước thực tế cần cho vào sữa của bé.
- Cho sữa bột vào bình: Mẹ cho lượng sữa bột cần dùng theo hướng dẫn, mẹ thao tác từ từ để sữa không bị vón cục. Sau đó lắc nhẹ để sữa tan đều vào nước.
- Làm nguội sữa: Mẹ cho ⅓ lượng nước cần dùng (nước đun sôi đã được để nguội) để làm sữa nhanh nguội cho bé bú.
1.6. Bước 6: Kiểm tra lại nhiệt độ của sữa trước khi cho bé uống
Sữa sau khi pha sẽ cần được kiểm tra nhiệt độ, tránh sữa nóng gây bỏng miệng bé, đặc biệt khi mẹ pha sữa bằng nước nóng 70 độ C. Theo khuyến cáo của chuyên gia, nhiệt độ sữa khoảng 37 độ C là phù hợp nhất, nó bằng với nhiệt độ sữa từ bầu ti của mẹ mang đến sự an toàn và tạo cảm giác thân quen cho bé.
Mẹ lưu ý: Sau khi bé uống xong, vi khuẩn ở nước bọt hoặc bên ngoài bám dính vào bình, gặp môi trường sữa giàu protein rất dễ phát triển đó mẹ ạ. Chính vì vậy, mẹ cần rửa bình sữa cho bé ngay sau khi con uống xong. Sử dụng dụng cụ rửa bình chuyên dụng như dụng cụ rửa bình sữa 360 độ Mamamy để tiết kiệm thời gian và có được hiệu quả làm sạch tốt nhất mẹ nhé!
2. Những lưu ý mẹ cần biết khi pha sữa công thức cho bé
Mẹ bỏ túi 3 lưu ý quan trọng bên dưới để đảm bảo sữa của bé luôn đủ dinh dưỡng, thơm ngon nhé!
2.1. Không pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa
Không thêm nước, thuốc hay thức ăn khác vào sữa của bé vì sẽ làm hỏng sữa, tạo mùi vị khó chịu,…khiến bé chán sữa, bỏ bú, lâu dần bé sẽ lười ăn và ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng. Mẹ tham khảo các nguyên nhân cụ thể dưới đây:
- Làm hỏng sữa: Một số loại chất trong thức ăn khi tương tác với các thành phần có trong sữa sẽ làm biến đổi các thành phần đó. Ví dụ như nước hoa quả có tính acid khi kết hợp với sữa sẽ làm kết tủa đạm casein – một chất đạm có lợi cho bé trong sữa, từ đó gây biến đổi sữa của bé. Sữa bị hỏng như vậy vừa không đảm bảo được dinh dưỡng, vừa dễ gây các vấn đề về tiêu hóa, ngộ độc.
- Tạo mùi vị khó chịu: Sữa công thức thường được nhà sản xuất nghiên cứu kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng, mùi vị để bé dễ dàng thưởng thức nhất. Khi mẹ kết hợp với thức ăn khác, sữa sẽ bị mất đi mùi thơm ban đầu, bé sẽ thấy lạ và bú ít hơn đó mẹ ạ.
2.2. Không dùng lại sữa thừa quá 30 phút
Sữa quá nhiều khiến bé bú bị thừa sẽ nhiễm khuẩn, vi nấm xâm nhập, sinh sôi và phát triển nếu để ở ngoài quá lâu (hơn 30 phút). Vì vậy nếu bé không uống hết, mẹ đừng trữ lại cho bé uống lần tiếp theo. Thay vào đó, nếu tiếc mẹ có thể uống phần sữa này và pha sữa mới ở cữ bú sau cho bé mẹ nhé!
2.3. Dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho bé
Mẹ nên dùng nước đã được đun sôi kỹ (khoảng 3 phút) để nguội và pha sữa cho bé vì loại nước này đã tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm.
Mẹ không sử dụng trực tiếp nước máy từ cây lọc nước sử dụng trong gia đình vì loại nước này chưa đun sôi, còn chứa các khoáng chất ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như: i-ot, canxi gây ức chế khả năng hấp thu vi khoáng khác như sắt, kẽm, magie, thậm chí còn gây sỏi thận cho bé. Ngoài ra, nước máy chưa lọc còn chứa nhiều clo, flo gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, thần kinh của bé.
3. Cách giúp mẹ cho bé uống sữa hiệu quả
Khi bé phải tạm xa bầu sữa mẹ và bắt đầu làm quen với bình sữa, chắc hẳn mẹ đã gặp tình huống bé không chịu bú, bé bị sặc sữa,… Vậy làm thế nào để bé bú bình được thoải mái nhất? Câu trả lời của mẹ dưới đây ạ!
3.1. Giữ tư thế cho bé uống sữa thoải mái nhất
Tư thế bú thoải mái giúp bé cảm thấy dễ chịu, dễ bú sữa và tránh bị sặc sữa. Mẹ bế bé vào lòng sao cho đầu bé cao hơn bụng, 1 tay mẹ giữ cổ, tay còn lại cầm bình sữa nghiêng khoảng 45 độ cho sữa chảy từ từ.
3.2. Ở cạnh bên khi bé ăn
Khi bé biết cầm bình sữa, nhiều mẹ có thói quen để bé tự cầm bình và ti. Với bé dưới 6 tháng tuổi mẹ cầm bình giúp con mẹ nhé, không nên cho bé tự ôm bình vì tay con còn rất yếu, bình sữa nặng sẽ ảnh hưởng tới xương của bé. Với những bé lớn hơn, bé có thể tự cầm bình sữa để ti, mẹ để con tự bú nhưng vẫn nên ở cạnh con để kịp thời hỗ trợ những vấn đề con gặp phải như bị sặc sữa hoặc sữa bị đổ ra ngoài.
Với những bé lười ăn, mẹ ở cạnh bé dỗ dành, cưng nựng và âu yếm sẽ là động lực giúp con ăn ngon hơn, mẹ con thêm tình cảm hơn.
3.3. Hãy lấy bình ra ngay khi bé đã no
Khi bé bú không hết, còn thừa sữa trong bình, mẹ đừng ép con bú hết nhé. Lúc này, có thể bụng bé đã no hoặc bé mệt không thích bú nữa, mẹ ép con bú thêm bé dễ bị nôn trớ, bé sợ và lần sau sẽ không chịu hợp tác cùng mẹ nữa .
Cách pha sữa bột đúng cho bé thực ra cũng không quá phức tạp, chỉ cần mẹ bỏ túi những lưu ý ở trên, bé yêu sẽ có ngay bình sữa thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng thôi ạ. Nếu mẹ có băn khoăn hay còn bước nào khó thực hiện; mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất nhé!