Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bú bình sẽ không có tác hại cho bé nếu mẹ biết cách làm đúng

Bú bình có tác hại gì là băn khoăn của nhiều mẹ khi muốn cho con chuyển sang hình thức bú bình. Thực chất thì bú bình chỉ có tác hại khi mẹ chọn bình sữa không chất lượng và cho bé bú bình sai cách thôi. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kỹ hơn trẻ bú bình có ảnh hưởng gì không qua bài viết này nhé!

Bú bình có tác hại gì mẹ có biết không?
Bú bình có tác hại gì mẹ có biết không?

1. 5 lý do khiến mẹ muốn cho bé bú bình ngay!

Trước khi tìm hiểu bú bình có tác hại gì, mẹ hãy cùng xem những ưu điểm của bú bình mang lại cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc con hàng ngày.

Các mẹ hiện đại rất “đa di năng” khi có thể đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc từ duy trì kinh tế, nội trợ, chăm con… Vì vậy để tiện hơn, nhiều mẹ đã quyết định cho con bú bình.

1.1. Mẹ nhàn hơn vì ai cũng cho bé bú được

Chắc chắn rồi! Khi bé bú bình, mẹ sẽ không cần túc trực 24/24 để canh thời gian cho bé bú, vì giờ đây ai cũng sẽ giúp mẹ được việc đó, người đó có thể là bà, là cha hoặc bất cứ người lớn nào. 

Ngoài ra, nếu như “ti mẹ” là cách thức gắn kết mẹ với bé (và chỉ mẹ với bé) thì bú bình sẽ là một cách tuyệt vời giúp bố hoặc các thành viên khác trong gia đình dành thời gian gắn kết với bé yêu nhiều hơn. 

Cho bé bú bình giúp các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội gắn kết với bé
Cho bé bú bình giúp các thành viên trong gia đình có nhiều cơ hội gắn kết với bé

1.2. Cho bé bú thoải mái ở nơi công cộng

Nếu như mẹ hay e ngại ánh mắt của người lạ đổ dồn về mình khi muốn cho bé “ti sữa” nơi công cộng thì bú bình là một lựa chọn phù hợp. Không cần vén áo, không cần phải ghé vào một nơi khuất tầm nhìn nào đó và hơn hết là không có bất kỳ ánh mắt tò mò nào hướng về phía mẹ. 

Với bú bình, mẹ hoàn toàn tự nhiên thoải mái trong việc cho bé yêu bú sữa khi đi ra ngoài. 

1.3. Dễ dàng theo dõi lượng ăn của bé

Khác với bú sữa trực tiếp từ mẹ – mẹ sẽ không ước lượng được lượng sữa bé yêu đã ti. Khi cho bé bú bình mẹ hoàn toàn kiểm soát được điều đó. Việc chủ động theo dõi lượng ăn của bé giúp mẹ dễ dàng nắm bắt được sự hấp thu dinh dưỡng hay tình trạng sức khoẻ của bé nhà mình thông qua lượng sữa bé ăn. 

Bình sữa luôn luôn có thang đo dung tích để mẹ có thể chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi lượng sữa bé bú mỗi ngày. 

Bình sữa luôn luôn có thang đo dung tích để mẹ có thể chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi lượng sữa bé bú mỗi ngày. 
Bình sữa có thang đo dung tích để mẹ có thể chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi lượng sữa bé bú mỗi ngày.

1.4. Mẹ giảm lo lắng nếu nguồn sữa ít

Mẹ thường hay cảm thấy bất an về lượng sữa cho con bú mỗi ngày, nhất là đối với mẹ không đủ sữa cho bé ti. Mẹ gặp trường hợp như vậy cứ yên tâm nhé vì bú bình sẽ giúp con yêu có đủ lượng sữa cần thiết khi ti mẹ không tiết đủ.  

1.5. Tình trạng sức khỏe của mẹ không ảnh hưởng đến em bé

Có đôi khi sức khoẻ của mẹ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như thời tiết, chuyển mùa… Nhất là trong giai đoạn cho con bú, mẹ băn khoăn về việc liệu sức khoẻ của mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cung cấp cho bé không? Đừng lo, nếu bé bú bình thì sức khỏe của mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé yêu nha.

Khi bé bú bình, sức khoẻ của mẹ sẽ không ảnh hưởng đến việc ăn sữa của bé
Khi bé bú bình, sức khoẻ của mẹ sẽ không ảnh hưởng đến việc ăn sữa của bé

Ngoài ra, chắc hẳn không ít mẹ đã có những câu hỏi như thế này: Mẹ muốn giảm cân giữ dáng thì có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé? Hay những món ăn hàng ngày mẹ muốn ăn có thể ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé hằng ngày cũng như sự phát triển của bé yêu? 

Nếu mẹ có băn khoăn như vậy thì cũng yên tâm nha vì khi cho bé bú bình, việc mẹ ăn kiêng giữ dáng hay có những chế độ ăn đặc biệt cũng sẽ không ảnh hưởng tới bé, vì lượng sữa cần thiết được cung cấp cho bé bằng cách bú bình rồi. 

2.  Nhược điểm của bú bình và lời khuyên cho mẹ  

Bé cần sự quan tâm chăm sóc toàn diện từ mẹ, do đó mẹ cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào việc bú bình. Công nhận rằng bú bình giúp công cuộc chăm sóc bé yêu của mẹ  nhẹ nhàng và chủ động hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, bú bình có tác hại gì, có một vài lưu ý nhỏ cho mẹ khi quyết định cho con bú bình để có cái nhìn toàn diện về phương pháp cho bé bú sữa này. Mẹ tham khảo nhé!

2.1. Tốn thời gian để chuẩn bị cho bé bú bình

Tác hại của bú bình đầu tiên cho bé là mẹ sẽ không cần phải sẵn sàng cho bé ti sữa 24/24, tuy nhiên mẹ cần bỏ thời gian để chuẩn bị sữa cho bé, cũng như cách pha chế và vệ sinh bình bú. 

Đầu tiên phải nói đến việc rửa bình. Ai cũng biết chăm sóc bé sơ sinh thì vệ sinh rất cần thiết và quan trọng, với phương pháp thông thường mẹ cần mất tới 15 phút rửa và khử trùng bình sữa. Để việc rửa bình trở nên đơn giản hơn mẹ có thể sử dụng nước rửa bình sữa và dụng cụ rửa bình chuyên dụng để giảm thời gian rửa, với dụng cụ chuyên dùng việc vệ sinh bình bú chỉ mất khoảng 3-5 phút. 

Để việc rửa bình trở nên đơn giản hơn mẹ có thể sử dụng nước rửa bình sữa và dụng cụ rửa bình chuyên dụng
Để việc rửa bình trở nên đơn giản hơn mẹ có thể sử dụng nước rửa bình sữa và dụng cụ rửa bình chuyên dụng

Tiếp đó đến việc chuẩn bị nước pha sữa. Mẹ nên chuẩn bị nước lọc tinh khiết đun sôi (không dùng nước đun sôi nhiều lần), sau đó để nguội đến khoảng 37 độ C, đây là nhiệt độ thích hợp để pha sữa cho bé, mẹ không nên pha sữa với nước nóng quá hoặc lạnh quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Cuối cùng là công đoạn pha sữa. Mẹ sẽ không quá khó khăn trong việc định lượng để pha sữa cho bé vì đi kèm với hộp sữa đã có muỗng định lượng, mẹ chỉ cần pha theo chỉ dẫn với định lượng đúng trên vạch muỗng là sẽ được một công thức sữa đúng chuẩn cho bé yêu rồi. 

Khi đã định lượng xong, mẹ khuấy đều hoặc lắc đều cho sữa tan hết. Để kiểm tra xem nhiệt độ sữa đã hợp lý chưa, mẹ đổ một lượng sữa nhỏ lên mu hoặc lòng bàn tay và cảm nhận nếu thấy sữa ấm thì có thể cho bé bú được. 

2.2. Tốn thêm chi phí so với bú trực tiếp từ mẹ

Việc bú bình sẽ khiến mẹ phải chuẩn bị thêm một chút kinh phí cho việc mua sắm sữa chất lượng, uy tín, bình bú cho bé và các dụng cụ vệ sinh bình bú đạt chuẩn. 

Về chi phí bình sữa: Bé sơ sinh sẽ dùng bình có dung tích khoảng 150ml hoặc nhỏ hơn với các mức giá tùy theo từng nhãn hàng và chất liệu (nhựa, silicon, thuỷ tinh). Theo giá công bố của các trang thương mại điện tử thì các mức giá rất đa dạng cho mẹ nhiều lựa chọn, giá bán dao động từ 100.000 đến hơn 400.000 đồng, phổ biến nhất ở phân khúc 200.000 đến 300.000 đồng

Dụng cụ cọ rửa bình sữa cũng rất cần thiết trong việc đảm bảo vệ sinh khi cho bé bú bình. Chi phí cho dụng cụ cọ rửa không quá đắt, dao động trong khoảng 20.000 đến gần 200.000 đồng cho 1 bộ (theo các trang thương mại điện tử). 

Vệ sinh bình bú là công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo công cuộc cho bé bú bình an toàn và hiệu quả
Vệ sinh bình bú là công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo công cuộc cho bé bú bình an toàn và hiệu quả

Mẹ lưu ý khi chọn mua bình sữa cho con bú, hãy chọn mua ở những địa chỉ uy tín, chất lượng và chọn sản phẩm tốt nhất cho bé yêu nhé! Mẹ có thể tham khảo một vài loại bình sữa chất lượng cho bé tại đây.

Mặc dù việc chuẩn bị dụng cụ cho bé bú bình cũng khiến mẹ phải cân nhắc nên chọn sản phẩm nào, hãng nào, chất liệu gì và giá thành ra sao. Tuy nhiên, thông thường mẹ chỉ cần mua 1 lần là dùng được cho cả chu kỳ khoảng 3 đến 6 tháng, tính ra chi phí theo ngày rất rẻ (chỉ 3.000 đến 5.000 đồng).

2.3. Bú bình có tác hại giảm gắn kết mẹ và bé

Mẹ đều hiểu cho bé bú là một cách tăng sự kết nối giữa mẹ và bé. Tương tác da kề da sẽ mạnh mẽ hơn khi bé ti sữa mẹ, điều này sẽ không xảy ra khi cho bé bú bình vì bé không cảm nhận được hơi ấm từ bầu ti của mẹ. 

Lời khuyên của các chuyên gia cho hay, trong 2 tháng đầu đời, mẹ vẫn nên cho bé bú trực tiếp. Nếu mẹ thiếu sữa và cho con bú bình thì mẹ nên ôm bé vào lòng và dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé. Bé vẫn sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc da kề da với mẹ trong lúc được mẹ ôm ấp.

Bú bình có tác hại gì vô hình làm giảm gắn kết giữa mẹ và bé
Bú bình có tác hại gì vô hình làm giảm gắn kết giữa mẹ và bé

2.4. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở bé dưới 2 tháng 

Theo các chuyên gia, bé dưới 2 tháng tuổi nên được chăm sóc hoàn toàn bằng sữa mẹ (ti sữa mẹ). Bởi đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ cơ. Bé ti sữa mẹ trực tiếp là một cách để hoạt động cơ miệng của mình. 

Do đó để giúp bé phát triển hoàn thiện các hệ cơ và hệ cơ quan trong cơ thể, mẹ hãy để bé trực tiếp ti sữa mẹ hoàn toàn trong 2 tháng đầu đời. Các loại bình bú dù chất lượng và uy tín như thế nào cũng không thể đạt được tiêu chuẩn tương đương với bầu sữa mẹ về độ mềm và linh hoạt. 

2.5. Bé có thể bị kích ứng với chất liệu bình sữa

Việc bé có thể bị kích ứng xảy ra khi bình sữa được làm từ chất liệu không đảm bảo, sản phẩm bình sữa có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. 

Bé có thể bị kích ứng với chất liệu không đảm bảo từ bình sữa
Bình sữa làm từ chất liệu không đảm bảo có thể khiến bé bị kích ứng 

Khi bé bú bình tức việc các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bình như miệng, môi, lưỡi… đều có thể bị ảnh hưởng nếu như bình có chứa chất liệu dễ kích ứng. Đặc biệt với các em bé sơ sinh, các cơ quan chưa phát triển toàn diện và rất dễ bị kích ứng. Chưa kể tới việc, bình làm từ vật liệu gây kích ứng (như nhựa) có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sữa đựng trong bình, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc ăn sữa, tiêu hoá sữa. 

Như vậy việc chọn  bình sữa khi quyết định cho bé bú bình mẹ không thể lơ là. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại bình sữa khác nhau, mẹ nên chọn những loại bình sữa được làm từ thủy tinh hoặc silicon sẽ an toàn hơn cho con.

Khi chọn bình sữa cho bé, mẹ nên ưu tiên bình sữa thủy tinh vì sẽ an toàn hơn cho bé
Khi chọn bình sữa cho bé, mẹ nên ưu tiên bình sữa thủy tinh vì sẽ an toàn hơn cho bé

3. Có nên cho bé bú bình không? 

Vậy có nên cho bé bú bình không? Câu trả lời là vì cho bé bú bình giúp mẹ rất nhiều trong việc chủ động chăm con cũng như cân bằng cuộc sống sau sinh của mình. Dù ưu điểm đi kèm với những nhược điểm nhưng đó đều là những vấn đề có thể khắc phục đơn giản, chỉ cần mẹ dành chút thời gian chuẩn bị là được. 

Đặc biệt bú bình còn thực sự cần thiết trong một vài trường hợp như:

  • Mẹ quá bận rộn không có nhiều thời gian cho bé ti sữa: Trường hợp này mẹ có thể vắt sữa hoặc sử dụng sữa công thức để cho bé bú bình. Vừa có thể chủ động trong giờ cho bé ăn, trọng lượng sữa ăn hay nhờ người thân cho bé bú bình giúp. 
  • Mẹ thiếu sữa cung cấp cho bé ti: Với trường hợp này, sữa công thức là giải pháp cần thiết. Mẹ pha sữa công thức theo đúng liều lượng và yêu cầu, cho bé bú bình để bổ sung dinh dưỡng cần thiết
  • Mẹ gặp vấn đề sức khỏe: Sức khỏe của mẹ có thể ảnh hưởng đến bé nếu cho bé bú trực tiếp. Bú bình sẽ giúp bé vẫn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày mà mẹ lại yên tâm về sức khỏe của bé yêu
  • Mẹ muốn cho bé tập bú bình để cai dần sữa mẹ: Trường hợp này bú bình là một giải pháp cần thiết và hiệu quả, khi này bé đã đủ cứng cáp để có thể bú bình. Việc bú bình trong một thời gian cũng khiến cho việc cai sữa mẹ trở nên dễ dàng hơn vì bé đã quen với việc bú bình rồi. 

Ti sữa mẹ là cần thiết đối với bé yêu, tuy nhiên có những trường hợp mẹ được khuyến khích cho con bú bình

Dù vậy mẹ vấn nên ghi nhớ những lưu ý ở phần 2 để có thể cho bé bú bình đúng cách và hiệu quả. Bú bình chỉ thực sự tốt cho bé khi mẹ chọn đúng loại bình sữa phù hợp với bé, đảm bảo chất lượng cũng như cho bé bú bình đúng cách.

Dù như thế nào, sữa mẹ cũng như những tiếp xúc da kề da giữa hai mẹ con vẫn là điều thiêng liêng và tốt nhất trong những tháng đầu đời của bé. Mẹ nên ưu tiên cho bé bú sữa ngay cả khi đang cho bé bú bình. Trường hợp sữa mẹ không đủ cho bé ti mới bổ sung thêm nguồn sữa công thức ngoài. 

Như vậy, cho bé bú bình giúp mẹ nhàn hơn rất nhiều trong quá trình chăm con. Mặc dù có một vài nhược điểm, nhưng mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách cho bé sử dụng bình sữa chất lượng tốt và chú ý thực hiện đúng cách khi cho bé bú bình.

Ngoài băn khoăn bú bình có tác hại gì hay trẻ bú bình có ảnh hưởng gì không, mẹ có thể gửi những câu hỏi khác đến Góc của mẹ bằng việc để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với số Hotline 0946956269 để được hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Mẹ tham khảo thêm: 

4 Nguyên nhân bé bú bình hay nhai và cách khắc phục hiệu quả

6 Nguyên hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!

Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không? 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bú bình sẽ không có tác hại cho bé nếu mẹ biết cách làm đúng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cách cho bé bú bình đúng cách không bị sặc, đầy hơi
Cách cho bé bú bình đúng cách không bị sặc, đầy hơi
Nhiều bé khi bú bình bị sặc sữa, đầy hơi, quấy khóc và không chịu hợp tác với mẹ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc mẹ chưa biết cách cho bé bú bình đúng cách. Thế nào là bú bình đúng cách? Mẹ tham khảo bài viết chia sẻ cách cho trẻ sơ sinh […]
Bé 4 tháng bú bình bao nhiêu là đủ để phát triển tốt nhất?
Bé 4 tháng bú bình bao nhiêu là đủ để phát triển tốt nhất?
Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ giảm dần, bé cần được bổ sung sữa công thức để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Thế nhưng bé 4 tháng bú bình bao nhiêu là đủ, bé bú quá ít hay quá nhiều có ảnh hưởng đến sức […]
Bình bú có ống hút loại nào tốt nhất cho bé yêu? Mẹ theo dõi nhé!
Bình bú có ống hút loại nào tốt nhất cho bé yêu? Mẹ theo dõi nhé!
Bình bú có ống hút có 2 loại: 1 loại ống hút ngắn giúp bé tập bú bình ở mọi tư thế, 1 loại có ống hút dài (bình rảnh tay) giúp mẹ nhàn hơn khi không phải giữ bình cho bé bú. Cụ thể về từng loại bình như thế nào? Đâu là loại […]
Giỏ hàng 0