Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn hải sản vì thực phẩm này chứa nhiều thủy ngân, sẽ gây hại đến thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn tôm được không? Và tôm mang đến những lợi ích sức khỏe nào cho mẹ bầu? Hãy để Góc của mẹ giải đáp “tất tần tật” thắc mắc, băn khoăn này cho mẹ nhé!
Mục lục
Mẹ bầu ăn tôm được không?
Bà bầu ăn tôm rất tốt và hoàn toàn có thể ăn tôm khi mang thai mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, bởi vì tôm được xếp vào danh sách các hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với hàm lượng cao như protein và các khoáng chất như sắt, selen, canxi, và omega – 3. Những chất này có nhiều tác dụng quan trọng như cung cấp năng lượng cho mẹ bầu, giúp phòng ngừa thiếu máu, và tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ bầu.
Tôm là loại hải sản có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của cả mẹ và bé. Các nghiên cứu dinh dưỡng chỉ ra rằng: Trong 100 gram tôm có chứa:
- 99 calo.
- 0,3 gram chất béo.
- 0,2 gram carbohydrates.
- 189 mg cholesterol.
- 111mg natri.
- 24 gram protein.
- Ngoài ra còn chứa một số vitamin và khoáng chất cần thiết khác như: Vitamin B12, photpho, đồng, kẽm, canxi, magie, sắt…
Dù vậy, mẹ bầu vẫn chỉ nên ăn giới hạn khẩu phần ăn với tôm vào khoảng 340g/tuần, và phải ăn dưới dạng nấu chín kỹ vì chúng có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn listeria gây viêm màng não. Các loại vi khuẩn này sẽ tấn công bào thai thông qua nhau thai, dọa sảy thai. Và mẹ bầu đặc biệt lưu ý rằng hải sản sống cũng chứa kháng sinh có thể cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó bà bầu không nên ăn sushi, sashimi, hàu hay gỏi có hải sản sống.
2. Lợi ích của tôm đối với mẹ bầu và thai nhi
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, tôm mang đến những lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời cho mẹ và em bé. Sau đây là một số lợi ích tích cực khi bà bầu ăn tôm trong thời gian mang thai.
- Hàm lượng chất béo thấp: Tôm gần như là một loại thực phẩm hoàn hảo vì chúng chứa hàm lượng chất béo thấp. Trong 100g tôm chỉ chứa chưa tới 100 calo, do đó mẹ bầu ăn tôm sẽ không phải quá lo ngại về việc bị tăng cân đột ngột
- Mẹ bầu ăn tôm giúp bổ sung omega-3: Một lợi ích khác của việc ăn tôm khi mang thai là giúp mẹ bầu bổ sung thêm axit béo omega-3 lành tính. Tôm rất giàu axit béo omega-3 quan trọng, chẳng hạn như eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Axit béo DHA hỗ trợ sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh trung ương và mắt của thai nhi
- Giàu amino axit và protein: Khoảng 84g tôm nấu chín chứa 21g protein, thích hợp để cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết. Bên cạnh đó, tôm cũng rất giàu axit amin thiết yếu, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi, do cơ thể không thể tự sản xuất được axit amin nên mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất này thông qua thực phẩm
- Bổ sung sắt: Mỗi 100g tôm cung cấp khoảng 1,8 g sắt. Theo các chuyên gia, sắt là dưỡng chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của em bé. Sắt cũng làm giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ, giúp cung cấp máu cho thai nhi và giảm nguy cơ sinh non.
- Bổ sung astaxanthin: Astaxanthin là một chất chống oxi hóa, giúp giảm viêm, giảm mệt mỏi, và tăng cường thị lực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tôm, đặc biệt là vỏ tôm, chứa nhiều Astaxanthin. Việc bổ sung Astaxanthin thông qua tôm có thể giúp giảm cholesterol, nguy cơ ung thư, và sự hình thành các gốc tự do.
- Hỗ trợ làn da và móng: Tôm cung cấp 5μg vitamin H (Biotin) trong 100g tôm. Vitamin H tham gia vào cấu tạo móng, tóc, và da. Việc bổ sung tôm giúp mẹ bầu tránh rụng tóc và duy trì làn da khỏe mạnh.
- Cung cấp các khoáng chất cần thiết: Canxi, kali, natri và magie là các khoáng chất có tác dụng hỗ trợ sức khỏe xương khớp, điều chỉnh enzyme và duy trì sự cân bằng của chất lỏng. Theo nghiên cứu, 100 gram tôm tươi sẽ cung cấp 10mg canxi, 300mg photpho…
3. Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn tôm
Trong danh sách các thực phẩm được cho là tốt và an toàn, tôm chính là một nguồn dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc ăn tôm cũng đi kèm với những lưu ý cần xem xét để đảm bảo an toàn và hợp lý nhất cho cả mẹ và bé cưng. Hãy cùng tìm hiểu những điều quan trọng này để mẹ bầu có thể thưởng thức tôm với các lợi ích dinh dưỡng mà không cần phải lo lắng về tác động tiêu cực có thể xuất hiện nhé.
3.1. Mẹ bầu nên ăn tôm như thế nào là hợp lý?
Tôm là một nguồn dinh dưỡng quý giá, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng. Vì việc ăn quá nhiều tôm có thể gây dư thừa chất dinh dưỡng, tích tụ hàm lượng thủy ngân, đồng thời có thể gây ra những tác động không mong muốn đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, ăn nhiều tôm cũng có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón thậm chí là các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng khác.
Do đó, việc ăn tôm với một lượng vừa phải và đa dạng trong cách chế biến là điều mẹ bầu nên làm. Mẹ bầu nên giới hạn, không ăn tôm quá mức 340g/tuần và tôm nên được chế biến đúng cách. Mặt khác, nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với tôm, việc tránh ăn tôm là quan trọng để ngăn chặn mọi tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.
3.2. Chú ý nhỏ cho mẹ bầu khi chế biến và ăn tôm
Khi chế biến và ăn tôm, cần hấp hoặc luộc chín kỹ để giảm lượng giun sán, ký sinh có trong tôm. Chính vì vậy, mẹ không nên ăn tôm quá nhiều, kiểm soát tốt lượng dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ là điều vô cùng cần thiết.
Và đặc biệt mẹ tuyệt đối không ăn tôm sống hay tái, nấu chưa chín. Nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm cho thai nhi qua nhau thai, ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai. Tôm phải được ăn dưới dạng nấu chín kỹ vì chúng có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn listeria gây viêm màng não, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ bầu và bé yêu. Sự cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm và chế biến sẽ giúp mẹ bầu tận hưởng những lợi ích dinh dưỡng của tôm mà không gặp phải những vấn đề không mong muốn trong quá trình mang thai.
4. Gợi ý món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ tôm cho mẹ bầu
4.1. Canh tôm bí đỏ
Bí đỏ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Nó chứa vitamin A, C, E, khoáng chất như kali, magie, mangan, folate và sắt,… quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Chất xơ trong bí đỏ hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón, giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu.
Tôm còn có thể chế biến làm thành các món canh cũng vô cùng thơm ngon. Canh bí đỏ nấu với tôm là sự kết hợp hoàn hảo vừa thanh mát, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, nó còn giúp lợi sữa cho mẹ trong quá trình sinh con.
4.2. Tôm xào thập cẩm
Món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời giữa tôm và các loại rau củ quả. Mẹ bầu vừa có thể hấp thu các dưỡng chất từ tôm mà còn được cung cấp thêm hàm lượng vitamin từ rau củ.
Món tôm xào thập cẩm thích hợp cho bà bầu khi có đầy đủ các chất dinh dưỡng từ tôm cho đến các vitamin từ rau củ. Đây sẽ là món ăn vừa đẹp mắt vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ và bé.
4.3. Tôm hấp sả
Sả là một món ăn có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, nó còn giúp làm ấm cơ thể. Món ăn này sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy ấm áp và còn khử được mùi tanh của tôm.
Kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ được món tôm hấp sả thơm ngon – một lựa chọn ăn uống tốt cho bà bầu. Do nó cung cấp protein chất lượng, omega-3, và nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Lợi ích bao gồm sự hỗ trợ cho phát triển cơ bắp, hệ thống thần kinh, và cân nặng khỏe mạnh.
Xem thêm:
Như vậy, mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi mẹ bầu ăn tôm được không? Và tôm mang lại những lợi ích sức khỏe nào cho mẹ bầu? Ngoài ra, mẹ cũng biết thêm những lưu ý khi ăn tôm và các món ăn kết hợp với tôm vừa bổ dưỡng lại vô cùng ngon miệng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại mà hãy để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ cùng đồng hành và giải đáp ngay các vướng mắc trong hành trình nuôi con của mẹ nhé!