Sau sinh ăn mướp đắng được không là thắc mắc được nhiều mẹ băn khoăn. Lời khuyên của các chuyên gia về vấn đề này là gì? Liệu ăn mướp đắng khi mới sinh xong có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không?
Mục lục
1. Thành phần và lợi ích của mướp đắng với sức khỏe
Mướp đắng vốn được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Hoạt động của cơ thể rất cần đến các vitamin nhóm B, canxi, beta-caroten, mangan, kẽm, magie,… Những thành phần này đều có rất nhiều trong mướp đắng. Những người bị tiểu đường, hoặc muốn có một làn da đẹp đều nên thường xuyên ăn mướp đắng.
2. Mẹ sau sinh ăn mướp đắng được không?
Các chuyên gia đều khuyên mẹ nên tránh tình trạng sau sinh ăn mướp đắng. Dưới đây là các lý giải cho việc vì sao mẹ sau sinh không nên ăn mướp đắng.
2.1. Khiến cơ thể mẹ giảm tiết sữa và chất lượng sữa không được đảm bảo
Mướp đắng là loại thực phẩm có tính hàn. Sau sinh ăn mướp đắng được không, nếu ăn loại quả này mẹ có khả năng gặp phải vấn đề gì? Mướp đắng với tính hàn làm mẹ dễ bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Từ đó, cơ thể mẹ giảm tiết sữa do hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Như vậy, trước hết, ăn mướp đắng sau khi sinh làm cho cơ thể mẹ giảm tiết sữa.
Ngoài ra, mướp đắng có vị đắng. Vị của loại quả này làm cho sữa mẹ có hương vị lạ, bé sẽ khó bú sữa mẹ hơn. Chất lượng sữa mẹ không những bị giảm về hương vị, mà còn về thành phần khoáng chất. Mướp đắng có rất ít chất xơ và chất béo có lợi cho sức khỏe. Đây vốn là hai hoạt chất quan trọng trong khẩu phần ăn của mẹ sau sinh. Mẹ không ăn đủ chất xơ và chất béo có lợi làm cho sữa mẹ thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.
2.2. Có khả năng gây ngộ độc và hạ đường huyết
Trong mướp đắng có chứa các chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Đây là các chất gây ra hội chứng hạ đường huyết, làm tụt huyết áp. Đặc biệt là nếu mẹ bị huyết áp thấp, càng phải tránh ăn mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine gây ra hội chứng cấp tính như đau thắt bụng, nhức đầu, thậm chí là hôn mê. Mướp đắng là loại thực phẩm cần tránh đối với các mẹ sau sinh.
2.3. Sau sinh ăn mướp đắng được không: Không cân bằng chế độ dinh dưỡng
Như Góc của mẹ đã chia sẻ bên trên, mướp đắng tuy có màu xanh đặc trưng nhưng lại không chứa nhiều chất xơ như các loại rau củ khác. Ngoài ra, chất béo có lợi cũng ít khi được tìm thấy trong mướp đắng. Mẹ bầu sau sinh cần có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng (đạm, vitamin, canxi, chất xơ, sắt, chất béo có lợi,…) mới có thể cho ra sữa mẹ với chất lượng cao nhất.
Mẹ tham khảo thêm:Sau sinh không nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé sơ sinh?
3. Sau sinh ăn mướp đắng được không: Thời điểm thích hợp ăn mướp đắng
Như vậy, mẹ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc sau sinh ăn mướp đắng được không qua những chia sẻ bên trên. Vậy thời điểm thích hợp để ăn mướp đắng là khi nào? Câu trả lời là sau khi mẹ sinh bé được khoảng 2-3 tháng.
Ở thời điểm này, sức khỏe của mẹ gần như đã quay trở lại trạng thái bình thường. Vậy nên mẹ không cần phải lo lắng khi ăn mướp đắng nữa. Khi hệ tuần hoàn đã phục hồi, mẹ không còn bị hoa mắt hay tụt huyết áp sau sinh. Ngoài ra, cơ thể mẹ đã trở nên ấm hơn, tính hàn trong mướp đắng không làm mẹ bị tiêu chảy nữa. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn mướp đắng với lượng ít, khoảng 1-2 tuần/bữa.
4. 5 loại rau củ đặc biệt tốt cho mẹ sau sinh?
4.1. Quả mướp
Mẹ sau sinh rất nên ăn mướp. Trong Đông y, mướp có vị ngọt, thơm nhẹ, tính mát, giúp mẹ thanh nhiệt và giải độc. Đặc biệt, mẹ sau sinh ăn mướp sẽ rất tốt cho sữa mẹ, do mướp có tác dụng kích thích quá trình mẹ tiết sữa. Loại rau này cũng giúp mẹ giảm mụn. Mẹ giã quả mướp non ra rồi lọc lấy nước đắp mặt sẽ làm cho da mặt không còn các nốt mụn nữa.
4.2. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B, kali, canxi, sắt, kẽm, chất xơ. Đặc biệt, trong đu đủ xanh có chứa nhiều beta-carotene. Đây là tiền chất của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Nhờ những thành phần này, mẹ ăn đu đủ xanh sau khi sinh sẽ lợi sữa, tăng kích thước vòng 1, làm đẹp da, giảm thâm nám da.
Mẹ tham khảo địa điểm mua nước rửa bình sữa và rau quả tại đây!
4.3. Quả sung
Quả sung có tính bình, vị ngọt, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, cân bằng huyết áp. Các loại vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong quả sung giúp cơ thể mẹ sau sinh bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ đó, tuyến sữa được kích thích để hoạt động tốt hơn, giúp sữa mẹ về nhiều hơn và đặc hơn.
4.4. Củ sen
Củ sen có chứa nhiều tinh bột, giúp cơ thể thanh nhiệt và tuyến sữa của mẹ hoạt động trơn tru và hiệu quả. Ăn củ sen sau sinh cũng hỗ trợ cơ thể mẹ đào thải các chất bẩn còn tích tụ trong ổ bụng. Lá lách và dạ dày là hai bộ phận được hưởng lợi khi mẹ bổ sung thêm các món ăn từ củ sen vào thực đơn.
Xem thêm:
Dinh dưỡng sau khi sinh mổ để mẹ nhanh lại sức
Cung cấp dinh dưỡng sau sinh thường cho mẹ đúng cách
4.5. Các loại rau quả có màu vàng hoặc vàng cam như cà rốt, bí ngô, khoai lang đỏ,…
Các loại rau quả có chứa màu vàng hoặc cam như bí ngô, cà rốt, ngô, ớt chuông vàng, khoai tây đều có một đặc điểm chung là chứa đa dạng các nhóm vitamin và khoáng chất: vitamin A-B-C-K, folate, magie, chất xơ, mangan,… Các loại khoáng chất này giúp cơ thể mẹ sau sinh duy trì được trạng thái cân bằng dinh dưỡng. Từ đó, chất lượng sữa mẹ cũng đồng đều và được nâng cao hơn, giúp bé có nguồn sữa mẹ dồi dào, an toàn và hàm lượng dinh dưỡng cao.
Như vậy, với câu hỏi “Sau sinh ăn mướp đắng được không”, câu trả lời dành cho mẹ là không nên. Mẹ chỉ nên ăn với liều lượng ít khi đã sinh được 2-3 tháng. Mẹ hãy để lại những câu hỏi hay thắc mắc cần được giải đáp xung quanh vấn đề này ở phần bình luận bên dưới nhé!
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/parenting/best-foods-to-eat-after-labor