Các mẹ biết không? Quá trình chuyển dạ là giai đoạn rất quan trọng và khó khăn trong quá trình mang thai của chúng ta. Tuy vậy không phải mẹ bầu nào cũng có thể nắm rõ quá trình cũng như những hiểu biết cơ bản về quá trình này. Vậy nên hôm nay góc của mẹ sẽ giúp mẹ tìm hiểu kĩ hơn về quá trình chuyển dạ nhé!
Mục lục
1. Đôi nét về Chuyển dạ
Quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu vào khoảng giữa tuần 37 và tuần 42 của thai kỳ. Nếu các mẹ chuyển dạ trước tuần 37 của thai kỳ thì sẽ được gọi là sinh non, còn trường hợp mẹ bị trễ 2 đến 5 ngày thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để được nhận tư vấn kịp thời nhất.
Các dấu hiệu chuyển dạ ở mỗi mẹ có thể khác nhau đôi chút, nhưng thường mẹ sẽ cảm nhận thấy các cơn co tử cung đều đặn, sau đó sẽ tăng dần lên. Kết hợp với sức rặn của mẹ cùng với sự co bóp của tử cung trong quá trình này, bé sẽ được đẩy ra ngoài.
2. Các giai đoạn chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ rất phức tạp hiểu đơn giản, quá trình chuyển dạ là làm cho bánh nhau, màng ối và dây rốn được đưa ra khỏi đường sinh dục. Sự kết hợp của các chu kỳ cơn gò tử cung và mở cổ tử cung, dẫn đến thai nhi và nhau được đưa ra ngoài.Tuy vậy, quá trình chuyển dạ của mẹ là khác nhau sẽ phụ thuộc vào cường độ co bóp của gò tử cung, khung chậu của mẹ cũng như ngôi thai và kích thước của bé. Đối với mẹ sinh con lần đầu,trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung mở chậm hơn. Ngoài ra, tầng sinh môn của sản phụ con so cũng rắn chắc hơn trung bình 16 giờ đến 24 giờ. Trong khi đó thai nhi được đưa ra ngoài chỉ từ 8 tiếng đến 16 tiếng.
Để hiểu sâu hơn toàn bộ về quá trình chuyển dạ, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ biết được quá trình chuyển dạ như thế nào, diễn ra làm sao mẹ nhé!
2.1. Giai đoạn 1 của chuyển dạ:
Xóa và mở cổ tử cung là giai đoạn chính cho thấy quá trình chuyển dạ diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn này được tính từ lúc thực sự chuyển dạ cho đến khi cổ tử cung mở trọn. Khi cổ tử cung đạt mức cao nhất, nó sẽ tự động rút ngắn lại để thai nhi có thể di chuyển xuống âm đạo. Thời gian trung bình diễn ra là khoảng 15h. Trong đó thời kỳ tiềm thời là 8h và thời kỳ hoạt động là 7h.
Trừ phi chuyển dạ được rút ngắn lại nếu mẹ mổ lấy thai. Còn lại mẹ cần trải qua các thì chuyển dạ như sau:
- Thì 1: Chuyển dạ sớm – cổ tử cung giãn mở khoảng 3cm, các cơn co tử cung kéo dài từ 30 – 45 giây, trong 20 phút hoặc sớm hơn
- Thì 2: Chuyển dạ tích cực – tử cung mở khoảng 7cm, các cơn co tử cung từ 40 – 60 giây trong vòng 3 – 4 phút.
- Thì 3: Chuyển dạ chuyển tiếp – tử cung mở 10cm, các cơn co tử cung từ 60 – 90 giây cách nhau từ 2 – 3 phút
2.2. Giai đoạn 2 của chuyển dạ: Giai đoạn sổ thai
Trong quá trình chuyển dạ giai đoạn sổ thai, được xác định khi cổ tử cung mở trọn đến sổ thai ra ngoài. Giai đoạn này được thực hiện nhờ áp suất của buồng tử cung tăng lên trong mỗi cơn gò kết hợp với động tác rặn của sản phụ. Trung bình giai đoạn này kéo dài khoảng 30 phút và tối đa là 1 tiếng. Hai yếu tố quan trọng của giai đoạn này chính là sức mạnh của cơn gò và sự co bóp của các cơ thành bụng. Chính vì vậy, để giai đoạn chuyển dạ diễn ra suôn sẻ hơn mẹ bầu nên tập co bóp cơ bụng để chủ động hơn.
2.3. Giai đoạn 3 của chuyển dạ: Giai đoạn sổ rau
Trong quá trình chuyển dạ, giai đoạn sổ rau bắt đầu từ lúc sổ thai cho đến khi rau bong và rau sổ ra ngoài cùng với màng rau. Khi rau sổ ra ngoài, tử cung sẽ lập tức co và chùn lại và bong tróc ra. Thời gian của quá trình diễn ra khoảng 15 phút đến 30 phút. Bắt đầu từ khi thai nhi đã sổ hoàn toàn đến khi rau ra.
Đến giai đoạn này, các y tã, bác sĩ chuyên môn sẽ đỡ thiên thần bé nhỏ của mẹ, lau khô và đặt trên bụng mẹ. Mẹ chỉ cần chờ một chút để bác sĩ hoàn thành các bước chuyên môn còn lại, mẹ sẽ được khâu tầng sinh môn, và nghỉ ngơi bên con yêu.
3. 3 dấu hiệu chuyển dạ mẹ dễ nhận thấy ạ
3.1 Vỡ nước ối
Đây là biểu hiện chuyển dạ rất rõ ràng cho mẹ thấy quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu. Trong quá trình mẹ mang thai, thai nhi sẽ được bảo vệ bởi một túi nước gọi là túi ối. Khi quá trình chuyển dạ cận kề, áp lực trong túi nước ối sẽ tăng cao khiến cho túi vỡ sau đó nước ối bắt đầu rỉ ra ngoài. Quá trình này sẽ hỗ trợ các mẹ sinh em bé một cách dễ dàng hơn.
Đối với một số mẹ nước ối sẽ chảy ra rất ít và có thể khiến các mẹ lầm tưởng là nước tiểu. Vì thế mẹ phải phân biệt kĩ đó là nước ối hay nước tiểu để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời nhất. Thường mẹ có thể nhìn màu, nước ối dôi khi mang mày trắng trong, hồng hoặc xanh, thi thoảng có cả vệt máu. Nước tiểu thì sẽ có màu vàng hơn nước ối dễ dàng giúp mẹ phân biệt.
3.2 Các cơn nhức mỏi và đau lưng
Có mẹ lo lắng khi gần đến ngày dự sinh, mẹ cảm thấy nhức mỏi, thậm chí là chuột rút ở lưng dưới và háng, không biết có ảnh hưởng đến thiên thần trong bụng mẹ hay không. Thực ra, đây là dấu hiệu của quá trình chuyển dạ đó mẹ, các cơ và khớp của mẹ đang căng ra để chuẩn bị đón em bé chào đời. Đặc biệt mẹ mang thai “tập đầu”, càng dễ bắt gặp tình trạng này hơn. Mẹ cứ bình tĩnh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày vượt cạn nhé, tinh thần của mẹ luôn là yếu tố quan trọng nhất.
3.3 Các cơn co thắt tử cung bắt đầu dày đặc
Đây là hiện tượng trong quá trình chuyển dạ rất dễ thấy, mẹ sẽ thấy cơn gò chuyển dạ của mình không hết mà có dấu hiệu tăng lên. Cơn đau của mẹ sẽ kéo dài 4 – 8 phút và cách nhau khoảng 9 phút. Thường các cơn đau sẽ được đẩy lên đỉnh điểm và lại dừng lại một lúc rồi tiếp tục. Nếu mẹ thấy mình có hiện tượng này thì hãy liên hệ ngay với bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
4. 3 điều nên biết trước khi chuyển dạ
4.1 Mẹ cần ăn gì để nhanh chuyển dạ
Trong giai đoạn này mẹ phải rất chú ý đến khẩu phần ăn của mình, mẹ nên ăn các đồ ăn giàu protein và hạn chế ăn những đồ ăn nhiều đường để có một quá trình chuyển dạ tốt nhất. Góc của mẹ gợi ý một số thực phẩm tốt mà mẹ có thể ăn thường xuyên.
- Chuối
- Các loại hạt sấy khô
- Ngũ cốc
- Socola (hạn chế ăn nhiều)
- Mật ong
Sữa chua
4.2 Mẹ cần vận động như thế nào trước chuyển dạ?
Mẹ nên vận động nhẹ để chuẩn các cơ được dãn nở đều và giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn ví dụ như:
- Đi bộ
- Tập hít thở đề
- Các bài tập giúp chuyển dạ nhanh
- Tập các tư thế giảm đau khi chuyển dạ
Lưu ý:Mẹ tuyệt đối không nên vận động một mình, luôn luôn phải có người giúp trong giai đoạn này nhé!
4.3 Không thức khuya và sử dụng điện thoại di động quá nhiều
Quá trình chuyển dạ tốn rất nhiều sức, vậy nên các mẹ không nên thức đêm để đảm bảo thể trạng tốt nhất. Ngoài ra sóng điện thoại cũng rất có hại cho quá trình phát triển não của bé vì thế mẹ hãy rời xa điện thoại nhiều nhất có thể trong quá trình này.
5. Lưu ý sau quá trình chuyển dạ
- Mẹ lưu ý giữ sạch vùng sinh dục hậu môn, rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc các sản phẩm lành tính có thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính với mẹ sau sinh như:“Dung dịch vệ sinh Mamamy” – được cộng đồng mẹ bỉm ưa chuộng..
- Sau quá trình chuyển dạ mẹ nên ăn đủ chất dinh dưỡng, uống đủ 2l nước mỗi ngày để hồi phục cơ thể sau khi sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem không có khoa học mẹ nhé!
- Mẹ nên tranh thủ ngủ càng nhiều sau quá trình chuyển dạ mệ mỏi,khi bé ngủ và tập thể dục nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe.
- Khám lại từ 01 tháng sau khi sinh chắc chắn mẹ và bé đã hồi phục và không gặp phải biến chứng nào. Ðây cũng là dịp để mẹ hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì mẹ băn khoăn về cho con bú, quan hệ tình dục, kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng cho bé, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hoặc những câu hỏi khác về sức khỏe của mẹ và bé.
Kết luận
Quá trình chuyển dạ là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với các mẹ. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ đồng hành cùng các mẹ bầu vượt qua giai đoạn này. Bố mẹ cần chuẩn bị kỹ càng các thông tin và tài chính để chào đón bé. Bài viết mang tính chất tham khảo, bố mẹ hỏi ý kiến bác sĩ để có được sự tư vấn. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh. Nếu có thắc mắc gì, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ mẹ nhé!
Mẹ tham khảo thêm các bài viết sau để vượt cạn an toàn, nhẹ nhàng hơn nhé:
Bí kíp giúp chuyển dạ nhanh một cách an toàn hiệu quả
Sự nguy hiểm của ngôi thai ngược mà mẹ nên biết
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Ngôi thai ngược: Sự nguy hiểm của thai ngôi mông mà mẹ cần biết