Những ngày gần sinh sẽ có rất nhiều điều bất ngờ mà mẹ bầu không thể lường trước được. Đặc biệt là trường hợp vỡ ối trước cơn chuyển dạ. Vậy làm thế nào để mẹ có thể bình tĩnh và tự tin trước tình huống này? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Khái niệm túi ối
Nhiều mẹ khi mang thai vẫn thắc mắc không hiểu túi ối là gì? Túi ối hay còn gọi là túi thai được định nghĩa là túi chứa chất lỏng bao bọc toàn bộ dạ con. Túi cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng mẹ. Đồng thời bảo vệ thai nhi tránh khỏi những va đập, tổn thương từ trong bụng mẹ. Vì vây, túi ối rất quan trọng trong quá trình mẹ mang thai và nuôi dưỡng thai nhi.
Nước ối sẽ được hình thành từ màng ối, thai nhi và máu của mẹ trong vòng 3 tháng đầu tiên mẹ mang thai. Túi ối có nhiều nước hay ít nước cũng sẽ rất ảnh hưởng đến thai nhi. Bỏi lẽ chúng là môi trường và là mái nhà cho em bé trong bụng. Để có thể nắm bắt được lượng nước ối, mẹ cần phải đi thăm khám bác sĩ thường xuyên.
2. Các dấu hiệu cho thấy vỡ ối trước cơn chuyển dạ
Trong những năm tháng cuối của thai kỳ, mẹ có thể bị vỡ ối bất cứ lúc nào, đặc biệt là vỡ ối trước cơn chuyển dạ. Đây là trường hợp không hề hiếm gặp, và hay xảy ra thường xuyên với các mẹ bầu.Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị rò rỉ nước ối trong thời gian trước khi sinh khá dài. Dẫn đến tình trạng cạn nước ối gây nguy hiểm cho em bé trong bụng.
Để đối phó với trường hợp này, mẹ cần phải nhận biết được dấu hiệu túi nước ối bị vỡ trước khi chuyển dạ. Chẳng hạn mẹ sẽ có cảm giác bục của túi ối, nước tràn ra từ âm đạo nhiều hơn bình thường. Tùy mẹ bầu sẽ có cảm nhận khác nhau. Có người sẽ có cảm giác nước được chảy ra nhanh và mạnh mẽ, không hề cảm thấy có cơn co thắt. Người thì nước sẽ chảy nhẹ và nhỏ giọt xuống dưới chân, trường hợp này sẽ khiến mẹ khó nhận biết nhất.
Nhiều mẹ không biết được vỡ ối trước cơn chuyển dạ là nước tiểu hay nước ối. Dễ gây ra tình trạng rò rỉ nước ối, làm nước ối cạn kiệt nếu mẹ không hiểu rõ. Tuy nhiên, nước ối chảy ra sẽ kèm chất nhờn vài ngày trước khi sinh, nên mẹ cần di chuyển đến bác sĩ gấp.
3. Vỡ ối trước cơn chuyển dạ có nguy hiểm cho mẹ bầu không?
Tình trạng vỡ ối được các bác sĩ cho biết không hoàn toàn là của việc chuyển dạ. Tùy theo khoảng thời gian mang thai mà bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp giải quyết phù hợp. Có các trường hợp sau đây, tình trạng vỡ ối trước cơn chuyển dạ sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi:
- Màng bảo vệ cho thai nhi biến mất khi bị vỡ ối. Gây ra vi khuẩn xâm nhập từ đường âm đạo dẫn đến nhiễm trùng thai nhi. Nếu mẹ bị vỡ ối quá sớm trước khi sinh, còn có thể dễ xảy ra nguy cơ bị sảy thai.
- Mẹ bầu bị chấn thương do khám phụ khoa không đúng cách
- Nước ối chảy ra có màu vàng, màu đen hoặc máu. Nếu nước dịch có màu xanh thì tức là phân su của em bé đã lẫn vào chung với nước ối. Mẹ cần phải di chuyển đến bệnh viện gấp, để thai nhi không hít phải phân su gây nguy hiểm
Việc túi ối bị vỡ trước khi sinh khá là phổ biến. Do đó mẹ nên chuẩn bị tinh thần sẵn cho những điều bất ngờ này:
- Chuẩn bị hoặc mua trước tã dành cho mẹ bầu. Để những nơi tiện tay lấy được
- Chuẩn bị sẵn các loại khăn mềm để thấm nước ổi bị rỉ trước khi sinh
- Tra cứu, tham khảo, chuẩn bị thêm kiến thức trước khi sinh. Nhằm giúp mẹ không bị hốt hoảng khi vỡ ối
4. Mẹ nên làm gì để tránh tình trạng vỡ ối trước khi chuyển dạ
Để không xảy ra vấn đề vỡ ối trước cơn chuyển dạ khiến mẹ không kịp trở tay. Mẹ cần phải tham khảo những điều sau đây để giữ túi ối luôn trong trạng thái bình thường:
- Siêu âm thường xuyên, nếu mẹ thấy rõ tim thai và phôi thai trong lúc siêu âm. Thì chứng tỏ túi ối đang bình thường và thai nhi đang phát triển
- Giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn
- Mẹ nên có một chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ rau, sữa, thịt, cá, trứng, vitamin, trái cây,… Hạn chế sử dụng các chất béo, chất có nhiều tinh bột và đường.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa chất axit folic để phòng tránh tình trạng dị tật thần kinh cho bé.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao tốt cho mẹ bầu, tập yoga, thiền định, đi bộ,…
5. Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng mẹ có thể nắm bắt rõ quá trình vỡ ối trước cơn chuyển dạ. Giúp mẹ an tâm và sẵn sàng tinh thần cho công cuộc vượt cạn của mình. Chào đón bé yêu ra đời theo cách an toàn và đáng nhớ nhất.
Mẹ đọc và tham khảo thêm các bài viết sau:
Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là dấu hiệu xấu?
Đau bụng lâm râm sắp sinh mẹ phải cần chú ý điều gì
Ngôi thai ngược: Sự nguy hiểm của thai ngôi mông mà mẹ cần biết