Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng gặp ở nhiều sản phụ. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có các dấu hiệu nhận biết điển hình như ngứa da, nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp không khắc phục kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của cả mẹ và em bé. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết quan trọng về bệnh lý này. Đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho chị em.
Mục lục
1. Nổi mề đay sau sinh là gì?
Theo định nghĩa từ các chuyên gia, nổi mề đay (hay mày đay) sau sinh là một dạng phản ứng viêm của da hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân trung gian gây dị ứng là histamin. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở các sản phụ mới sinh được 1 – 3 tháng, nhất là những mẹ đẻ mổ. Vị trí nổi mề đay thường thấy nhất là ở bụng và đùi. Tệ hơn có người bị nổi khắp cả người lẫn mặt gây cảm giác khó chịu vô cùng.
2. Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh
- Rối loạn nội tiết tố nữ: Phụ nữ sau sinh thường thay đổi nội tiết tố nữ và gây ra nhiều ảnh hưởng lên sức khỏe. Trong đó bao gồm hiện tượng sẩn ngứa, nổi mề đay.
- Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức: Nhiều người quan niệm sau sinh cần hạn chế ăn nhiều loại rau, hoa quả, chỉ nên ăn canh rau ngót, thịt nạc… Chính quan niệm sai lầm này khiến mẹ sau sinh bị thiếu dưỡng chất, nóng trong người. Tạo điều kiện bùng phát bệnh mề đay
- Dị ứng thời tiết: Sản phụ cũng rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết và dễ bị mề đay.
- Tâm lý bất ổn: Sau khi sinh, quỹ thời gian, sinh hoạt và sức khỏe có nhiều thay đổi. Cùng với những bận rộn, áp lực của việc chăm sóc con nhỏ mang lại khiến chị em dễ bị stress, mệt mỏi. Đây là tác nhân khiến bệnh mề đay dễ bùng phát hơn.
- Do một số loại thuốc Tây: Nếu mẹ sau sinh sử dụng thuốc tây như kháng sinh, chống viêm, giảm đau… thì có thể bị mề đay. Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp của những loại thuốc này.
- Nguyên nhân khác: Dị ứng thực phẩm, lông động vật, môi trường ô nhiễm, hóa chất tẩy rửa, côn trùng đốt…
3. Triệu chứng nổi mề đay sau sinh
Mẹ có thể nhận biết mề đay sau sinh bởi các triệu chứng điển hình sau:
- Da bị sẩn phù: Bao gồm các tổn thường hiện rõ trên bề mặt da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Kích thước vùng da mề đay lớn nhỏ khác nhau. Triệu chứng giảm dần trong 24 giờ và có thể lan rộng nếu sản phụ tiếp tục gãi.
- Phù mạch: Tình trạng phù mạch chủ yếu xảy ra tại mi mắt, môi, hoặc bộ phận sinh dục. Đây có thể là phù mạch do mề đay thông thường, hoặc phù Quincke gây sưng to cả vùng. Cần thận trọng vì phù mạch trong cơ thể nguy hiểm. Vì có thể khiến sản phụ khó thở, tụt huyết áp hoặc sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay.
- Ngứa: Hầu hết những trường hợp nổi mề đay sau sinh đều kèm theo hiện tượng ngứa da. Mẹ càng gãi thì các sẩn sẽ lan rộng hơn. Thông thường triệu chứng ngứa xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Và khi mẹ đổ mồ hôi khi không khí nóng bức.
4. Phương pháp điều trị hiệu quả
Các bài thuốc dân gian chữa nổi mề đay dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh về hiệu quả nhưng ở một số trường hợp bị nổi mề đay cấp tính. Các bài thuốc này có hiệu quả nhất định. Mẹ có thể tham khảo 1 số cách chữa mề đay bằng dân gian dưới đây:
4.1. Uống trà thảo mộc để hết nổi mề đay sau sinh
Sản phụ sau sinh thường được khuyến khích uống trà thảo mộc để cải thiện nguồn sữa. Đồng thời thải độc tố khỏi cơ thể. Người mẹ nên uống trà hoa cúc, các loại chè vằng, hoặc trà atiso,… các loại trà thanh nhiệt kể trên có thể hỗ trợ đào thải độc tố có chứa mầm bệnh mề đay ra khỏi cơ thể và chữa mẩn ngứa hiệu quả. Nhóm các loại trà thảo mộc cũng giúp sản phục lấy lại làn da tươi sáng nhờ hoạt dược chất có trong chúng.
4.2. Chườm lạnh vùng da bị nổi mày đay
Khi bị nổi mề đay kèm theo những cơn ngứa điên cuồng. Mẹ có thể sử dụng một tấm vải sạch bọc vài viên đá lạnh rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Mát xa nhẹ nhàng, đều tay trong khoảng 10 phút các cơn ngứa sẽ được giảm tạm thời. Tuy nhiên những người bị nổi mày đay do dị ứng nhiệt độ, thời tiết và da quá nhạy cảm không nên sử dụng cách này.
4.3. Có thể sử dụng cây lô hội
Lô hội, nha đam được coi là vị thuốc cho da quen thuộc với công dụng tiêu độc, làm mát, chống viêm. Mẹ chỉ cần gọt sạch vỏ của nha đam. Sau đó cắt thành miếng rồi đắp lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ thấy các vùng da dịu nhẹ dần.
4.4. Sử dụng lá khế chữa mề đay
Đây cũng là cách chữa mề đay mẩn ngứa được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi. Mẹ chỉ cần rang một nắm lá khế sau đó đắp trực tiếp chúng vào vùng da bị sẩn ngứa. Hoặc mẹ có thể đun lá khế rồi lấy nước vệ sinh vùng da bị ngứa, nổi mẩn, sẩn phù.
4.5. Dùng lá hẹ để điều trị nổi mề đay sau sinh
Lá hẹ có vị hơi chua được dân gian nhắc tới với công dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc rất tốt. Mẹ lấy một nắm lá hẹ sau đó rửa sạch bụi bẩn, gói vào tấm bông gạc. Thêm ít muối trắng rồi chườm kết hợp mát xa nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay.
Phương pháp điều trị mề đay bằng bài thuốc dân gian có ưu điểm sử dụng nguyên liệu dễ kiếm. Cách thực hiện đơn giản tại nhà giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này mang lại tác dụng chậm chỉ phù hợp với trường hợp bị nổi mề đay mới khởi phát, các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, nếu quá trình sơ chế nguyên liệu không loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc còn có thể mang lại tác dụng ngược khiến mày đay tái phát nặng nề hơn.
Xem thêm: