Vừng trắng hay vừng đen đều được biết đến với những giá trị sức khỏe quý giá. Dù vậy, vẫn có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc sau sinh ăn vừng được không? Do mẹ lo rằng không biết hạt vừng có ảnh hưởng xấu tới bé. Hãy để Góc của mẹ giải đáp những thắc mắc của mẹ nhé!
Mục lục
1. Mẹ sau sinh ăn vừng được không?
Để trả lời câu hỏi sau sinh ăn vừng được không? Các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng vừng, hay còn được gọi là mè là một thực phẩm rất tốt cho mẹ sau sinh đấy ạ. Đây là một loại thực phẩm lành tính, lại tốt cho sức khỏe, nên mẹ hoàn toàn có thể bổ sung vừng vào thực đơn ăn uống hàng ngày để phục hồi sức khỏe.
Có 2 loại vừng phổ biến được nhiều gia đình sử dụng, đó là vừng trắng (mè) và vừng đen (mè đen). Hai loại có một số điểm khác nhau như sau:
- Hàm lượng carbohydrate và natri trong mè trắng cao hơn mè đen.
- Hàm lượng protein, chất béo, chất xơ, vitamin E, niacin, vitamin B1, canxi, kali, magie, sắt, kẽm, đồng và mangan của mè đen cao hơn mè trắng.
- Hàm lượng vitamin B2 trong mè đen và mè trắng không khác nhau. Vì vậy, mẹ có thể chọn các loại hạt mè khác nhau cho các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Như vậy có thể thấy vừng rất giàu các khoáng chất và vitamin chẳng hạn: vitamin nhóm B, canxi, kali, photpho, sắt, kẽm, đồng, mangan… nên sẽ giúp sữa mẹ đặc, sánh và gọi sữa về dồi dào cho bé bú. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể ăn được vừng nhưng nên với một hàm lượng vừa đủ mẹ nhé!
Mẹ có thể tham khảo giá trị dinh dưỡng của vừng đen và vừng trắng qua bảng dưới đây:
Dưỡng chất | Hàm lượng (trong 1 muỗng canh) | |
Vừng đen | Vừng trắng | |
Carbohydrates | 2 gr | 2 gr |
Chất xơ | 1.5 gr | 1.5 gr |
Protein | 1.9 gr | 1.5 gr |
Chất béo tốt | 4 gr | 4 gr |
Kali | 42 mg | 35 mg |
Phốt pho | 66 mg | 66 mg |
Magie | 32 mg | 29 mg |
Canxi | 88 mg | 11 mg |
Sắt | 1.3 mg | 0.7 mg |
Kẽm | 0.9 mg | 0.9 mg |
Vitamin A | 6 IU | 6 IU |
2. Công dụng tuyệt vời của vừng đến sức khoẻ mẹ sau sinh
Góc của mẹ sẽ “bật mí” cho mẹ những công dụng tuyệt vời từ vừng để giải đáp băn khoăn sau sinh ăn vừng được không của mẹ nhé!
2.1. Nếu mẹ ăn vừng đen sau sinh
Để làm rõ việc sau sinh ăn vừng được không hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu những lợi ích cụ thể của vừng đen đối với sức khỏe mẹ nha!
2.1.1. Ăn vừng đen tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hoá
Vừng đen là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa nên đây sẽ là một thực phẩm vô cùng tuyệt vời để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ đấy. Do sau sinh hệ tiêu hóa của mẹ chưa thật sự ổn định.
Hơn nữa, chất xơ có trong hạt vừng còn có khả năng giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa hay các rối loạn tiêu hóa khác gây ra cũng như một số chứng bệnh mà sau sinh mẹ thường gặp như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu… đấy ạ.
2.1.2. Ăn vừng đen tốt cho hệ tim mạch
Một lợi ích tuyệt vời khác giúp mẹ trả lời câu hỏi sau sinh ăn vừng được không đã được công bố trên tạp chí Cureus vào năm 2017. Nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của mình, vừng đen có khả năng làm giảm cholesterol, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh về tim khác.
Đồng thời củng cố hệ tim mạch của mẹ khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong vừng đen còn có thể ngăn ngừa các tế bào ung nữa đấy! Vì vậy, mẹ hãy bổ sung thêm vừng đen khi chế biến món ăn để tăng cường sức khỏe hệ tim mạch mẹ nhé!
2.1.3. Ăn vừng đen giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường
Sau sinh ăn vừng được không? Câu trả lời là hoàn toàn được mẹ nha! Trong thời gian ở cữ, mẹ sẽ rất dễ bị tiểu đường do chế độ ăn không khoa học. Tuy nhiên, nếu bổ sung thêm vừng đen vào một số bữa ăn trong tuần thì sẽ rất tốt cho cơ thể mẹ. Vì vừng đen sẽ giúp điều tiết insulin trong cơ thể giúp mẹ phòng ngừa tiểu đường thai kỳ đấy ạ.
2.1.4. Ăn vừng đen cải thiện hệ thống xương khớp
Theo nghiên cứu của American Bone Health, trong thành phần của vừng đen có chứa canxi – một khoáng chất quan trọng nhất đối với sức khỏe xương khớp. Cứ 100g vừng đen thì có tới 800mg canxi. Không chỉ vậy, vừng đen còn chứa nhiều khoáng chất khác, chẳng hạn: magie, phốt pho, sắt, kẽm và đồng đều có tác dụng duy trì mật độ xương.
Hơn nữa, trong quá trình cho con bú, nếu mẹ ăn vừng đen thì canxi mà mẹ hấp thụ cũng được chuyển hóa cho bé rất nhiều thông qua đường sữa mẹ. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung vừng đen thường xuyên để tốt cho xương của cả mẹ và bé yêu nhé!
2.2. Nếu mẹ ăn vừng trắng sau sinh
Vừng trắng sẽ đem lại cho mẹ một số lợi ích sau:
2.2.1. Ăn vừng trắng tốt cho sữa mẹ
Xung quanh thắc mắc sau sinh ăn vừng được không, Góc của mẹ khẳng định rằng việc ăn vừng sẽ không chỉ giúp mẹ nâng cao chất lượng sữa mà còn lưu thông tuyến sữa để sữa về nhiều hơn. Đặc biệt là khi mẹ sử dụng vừng trắng nha!
Do các vitamin và khoáng chất có trong vừng trắng như vitamin nhóm B, canxi, kali, photpho, sắt, kẽm… sẽ tăng giá trị năng lượng của sữa mẹ. Ngoài ra, hạt vừng trắng còn có tác dụng chống viêm hiệu quả và ngăn ngừa một số bệnh tuyến vú nữa đấy ạ.
2.2.2. Ăn vừng trắng giúp điều chỉnh cholesterol
Vừng trắng rất giàu chất béo và protein, cũng như carbohydrate, vitamin A, vitamin E, lecithin, canxi, sắt, magie cùng chất dinh dưỡng khác. Vậy sau sinh ăn vừng được không? Tất nhiên là được rồi nè. Vừng trắng tuy nhỏ nhưng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ đấy. Đặc biệt ăn vừng trắng còn giúp mẹ điều chỉnh lượng cholesterol nữa.
Trong hạt vừng trắng có chưa phytosterol là một sterol thực vật có cấu trúc tương tự cholesterol. Phytosterol có thể thay thế cholesterol trong chế độ ăn uống, làm giảm lượng cholesterol có sẵn và có thể hấp thụ được. Một công bố của viện Linus Pauling cho biết rằng tiêu thụ 2gr phytosterol hàng ngày từ thực phẩm có thể làm giảm lượng cholesterol LDL từ 8 – 10% mẹ nhé!
2.2.3. Ăn vừng trắng giúp kéo dài tuổi xuân
Hẳn là một làn da căng bóng, khỏe mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Thế thì mẹ đừng bỏ qua vừng trắng nhé! Do trong thành phần của hạt vừng chứa vitamin E, một chất có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da đồng thời cải thiện tác hại của tia UV trên da.
Bên cạnh đó, hạt vừng trắng còn chứa kẽm, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp tăng cường mô cơ, tóc và da. Vậy nên mẹ hãy bổ sung thêm vừng trắng vào thực đơn hàng ngày để kéo dài tuổi xuân mẹ nha!
2.2.4. Ăn vừng trắng tốt cho hệ tim mạch
Cũng giống như vừng đen, vừng trắng cũng có tác dụng rất tốt cho hệ tim mạch đấy mẹ ạ. Thêm vừng trắng vào chế độ ăn sẽ giúp củng cố hệ tim mạch của mẹ do trong loại hạt này chứa chất oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim như xơ vữa động mạch hay đột quỵ…
3. Gợi ý các món ăn từ vừng cho mẹ sau sinh
Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn vừng được không rồi! Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của vừng, mẹ cũng cần lưu ý đến cách chế biến sao cho đúng cách để hấp thụ tối đa dưỡng chất mẹ nhé! Góc của mẹ sẽ “bật mí” cho mẹ 3 món ngon từ vừng để mẹ có thể tham khảo nha!
3.1. Muối vừng đen
Một món ăn vô cùng đơn giản và quen thuộc mà mẹ có thể làm sau khi gỡ xuống nỗi lo sau sinh ăn vừng được không chính là muối vừng. Hãy cùng Góc của mẹ thực hiện, mẹ nhé!
Mẹ cần chuẩn bị:
- 500gr vừng đen
- 1 muỗng canh muối
Mẹ làm theo các bước sau nha:
- Bước 1: Rửa vừng với nước sạch rồi để ráo.
- Bước 2: Bắc 1 cái chảo lớn lên bếp, để lửa to để chảo thật nóng rồi cho vừng vào rang đều tay.
- Bước 3: Sau khi mẹ thấy nước trong vừng bốc hơi và nổ lép bép, hạ nhỏ lửa rồi tiếp tục rang đều.
- Bước 4: Rang vừng khoảng 15 phút cho đến khi có mùi thơm. Mẹ kiểm tra xem vừng có giòn không. Nếu giòn tức là vừng đã chín rồi đấy!
- Bước 5: Trộn vừng với muối rồi đem đi xay. Vậy là mẹ đã hoàn thành xong rồi!
3.2. Chè mè đen
Chè mè đen là một cách chế biến khác từ vừng đen, vừa sánh mịn, ngọt thơm lại rất bổ dưỡng. Mẹ hãy cùng bắt tay vào làm nhé!
Mẹ cần chuẩn bị:
- 200gr vừng (mè) đen
- 3 muỗng canh bột năng
- 150ml nước cốt dừa
- 150gr đường phèn
- ½ muỗng canh đường cát
- 1 ít muối
- 1.2 lít nước
Mẹ làm theo các bước sau nha:
- Bước 1: Rang vừng đen với lửa cho đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp.
- Bước 2: Xay mịn vừng đen với 700ml nước sau đó, lọc lại qua túi vải để loại bỏ cặn.
- Bước 3: Tiếp tục cho xác vừng đen xay nhuyễn cùng 500ml nước. Rồi tiếp tục lọc lấy nước vừng.
- Bước 4: Đun sôi hỗn hợp gồm nước vừng vừa xay, 150gr đường phèn và 1 ít muối.
- Bước 5: Lấy 1 ít nước mè khuấy cùng 2.5 muỗng canh bột năng rồi đổ lại vào nồi chè.
- Bước 6: Khuấy chè trên lửa vừa đến khi chè hơi sệt lại là được.
- Bước 7: Nấu nước cốt dừa. Đun sôi hỗn hợp nước cốt dừa, ½ muỗng canh đường cát, ½ muỗng canh bột năng và 1 ít muối trên lửa nhỏ đến khi sôi.
- Bước 8: Mẹ cho chè ra bát và rưới nước cốt dừa lên là đã hoàn thành rồi đấy!
3.3. Sữa óc chó vừng trắng
Sau sinh ăn vừng được không? Có thức uống nào từ vừng đen bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ không? Thắc mắc này sẽ vô cùng đơn giản khi mẹ nghĩ đến sữa hạt óc chó vừng trắng đấy ạ. Vừng trắng khi rang sẽ có hương thơm dễ chịu, với vị beo béo của dầu mè rất thích hợp để làm tăng thêm hương vị khi kết hợp với óc chó mẹ nha!
Mẹ cần chuẩn bị:
- 2 nắm hạt óc chó
- 1 thìa lớn mè trắng
- 200 ml nước
Mẹ làm theo các bước sau nha:
- Bước 1: Ngâm hạt óc chó qua đêm (từ 6 – 8 tiếng)
- Bước 2: Rửa lại hạt với nước. Sau đó, xay óc chó và vừng trắng cùng 200 ml nước.
- Bước 3: Xay đến khi nhuyễn thì cho ra rây lọc lấy phần nước.
- Bước 4: Cho phần nước đã lọc vào nồi đun sôi với lửa nhỏ đến khi sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp. Nếu muốn uống ngọt mẹ có thể thêm đường nha!
4. Lưu ý cho mẹ sau sinh ăn vừng
Dù sau sinh ăn vừng giúp đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như sắc đẹp thì mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau trước khi sử dụng mẹ nhé!
- Chọn vừng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mẹ nên chọn hạt vừng mới, có màu bóng và có mùi thơm nhẹ để nấu. Mẹ nên kiểm tra kỹ để tránh mua phải vừng bị mốc nha!
- Khi rang vừng cần để lửa nhỏ. Mẹ cần đảo đều tay, tránh để vừng cháy, khét sẽ bị đắng và không giữ trọn chất dinh dưỡng.
- Kết hợp sử dụng vừng với các thực phẩm khác để đem lại hiệu quả tốt nhất. Mẹ có thể kết hợp cùng các loại hạt khác như hạnh nhân, óc chó, hạt điều… để đem lại sự mới lạ cho món ăn cũng như bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi mẹ nhé!
Hy vọng rằng bài viết trên đã phần nào giải đáp băn khoăn của mẹ xoay quanh việc sau sinh ăn vừng được không? Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để đón đọc những bài viết mới nhất mẹ nhé!