Mẹ cần một chút thời gian để trở lại chế độ vận động sau sinh mổ. Tuy các ca sinh mổ hiện nay diễn ra rất phổ biến, nhưng dẫu sao đây cũng là một cuộc phẫu thuật quan trọng và cần thời gian để phục hồi. Dưới đây là những chỉ dẫn nên và không nên để mẹ có thể lấy lại cơ thể chắc khỏe một cách an toàn.
Mục lục
1.Thời điểm thích hợp bắt đầu chế độ vận động sau sinh mổ?
Nếu mẹ đang tự hỏi: “khi nào tôi có thể bắt đầu chế độ vận động sau sinh mổ?”. Hãy yên tâm rằng mẹ sẽ không phải đợi quá lâu. Các chuyên gia cho biết, sinh mổ là một cuộc phẫu thuật rạch phần bụng để lấy em bé ra ngoài, vì thế mẹ phải đợi ít nhất là 6 tuần sau khi sinh.
Nhưng dù đã đạt đến mốc 6 tuần, thì điều đó cũng không có nghĩa là tất cả các mẹ đều sẵn sàng để tham gia vào một chế độ thể dục. Điều đó còn phụ thuộc vào khả năng phục hồi và tình trạng của mẹ ở thời điểm hiện tại. Các mẹ bắt buộc phải có sự cho phép của bác sĩ và ở trong một trạng thái ổn định, trước khi bắt đầu vật lý trị liệu hoặc thể dục. Vì có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, bao gồm vết mổ chậm lành hoặc bị nhiễm trùng.
2.Chế độ vận động sau sinh mổ tốt nhất dành cho mẹ
Một phụ nữ khỏe mạnh, không có biến chứng sau phẫu thuật, có thể bắt đầu các chế độ vận động sau sinh mổ như đi bộ, bơi và tập yoga. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe khu vực sàn chậu, tốt hơn hết là bắt đầu sau 3 tháng.
Thực tế là mỗi phụ nữ lành vết thương với tốc độ khác nhau, vì thế tốt nhất mẹ nên tự đánh giá mức độ chữa lành tại vị trí mổ. Có một phương pháp để mẹ biết đã hoàn toàn bình phục hay chưa. Vào thời điểm mẹ buồn đi tiểu, hãy đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, nhảy lên xuống 20 lần, sau đó ho 5 lần. Nếu không bị ra nước tiểu hoặc không còn cảm thấy đau thì mẹ đã có thể trở lại với các bài tập thể dục.
Nhưng để khởi đầu cho tất cả, mẹ nên làm quen với các bài tập có áp lực thấp, đặc biệt là các bài có liên quan đến cơ thành bụng. Mẹ sẽ sớm có thể trở về với những chế độ vận động yêu thích trước đó. Chỉ cần cho bản thân thêm thời gian để phục hồi. Về lâu dài, điều này sẽ tốt cho cơ thể của mẹ.
Tuy nhiên, nếu mẹ không chắc chắn về cơ thể của mình đã sẵn sàng hay chưa. Hãy xin ý kiến của chuyên gia, những người được đào tạo về sức khỏe phụ nữ, để đưa ra được các đánh giá và lập kế hoạch cho một chế độ vận động sau sinh mổ phù hợp với tình trạng hiện tại nhất.
3.Chế độ vận động sau sinh mổ mẹ cần tránh
Các bài tập cần nhiều sức mạnh không phù hợp với mẹ trong giai đoạn này. Đặc biệt là nếu mẹ rơi vào trường hợp bị xổ bụng, thì tuyệt đối tránh xa tất cả các bài tập. Xin ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu bất cứ chế độ vận động nào.
Cũng nên tránh chạy bộ nếu mẹ bị tiểu không tự chủ hoặc sa nội tạng. Nếu đang gặp 1 trong 2 vấn đề này, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho mẹ thời điểm và chế độ thích hợp để mẹ có thể hoạt động trở lại.
Nên tránh hoàn toàn các động tác plank ngay sau khi sinh. Rất hiếm có người thực hiện chính xác các động tác này, ngay cả nguyên gia. Việc thực hiện sai tư thế, ngược lại có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ.
4.Chế độ vận động sau sinh mổ giúp bụng phẳng
Chế độ vận động sau sinh mổ như thế nào giúp mẹ có một chiếc bụng phẳng. Dưới đây là bốn bài tập được đề xuất cho mẹ:
Xem thêm những lưu ý về việc sinh mổ cho mẹ:
4.1.Động tác cây cầu
Nằm ngửa, 2 tay xuôi theo người, đầu gối co sao cho 2 lòng bàn chân chạm đất. Nâng phần hông lên, để tạo thành một đường thẳng từ đầu gối đến vai. Hít thở sâu, giữ trong tư thế này từ 20 đến 30 giây, sau đó hạ mình về tư thế ban đầu.
4.2.Động tác cái bàn
Ngồi trên sàn, hai chân co, lòng bàn chân áp xuống sàn. Tay duỗi thẳng, chống ra phía sau, lòng bàn tay áp xuống sàn, các ngón tay hướng về phía chân. Hít thật sâu, sau đó nâng hông lên cho đến khi tạo thành hình như chiếc bàn 4 chân. Giữ trong tư thế này khoảng 15 giây. Lập lại động tác này thêm 2 lần.
4.3.Rắn hổ mang
Một chế độ vận động sau sinh mổ khác cho mẹ là động tác rắn hổ mang. Nằm sấp, lòng bàn tay úp cạnh vai. Khuỷu tay phải ép vào khung xương sườn. Dùng lực từ cánh tay, nâng đầu và cổ khỏi sàn, vừa đủ để làm căng phần lưng dưới. Hóp cơ phần rốn như thể đang cố nâng xương chậu lên khỏi sàn. Giữ trong tư thế này khoảng 3 đến 4 nhịp thở. Trở lại vị trí ban đầu. Lập lại thêm 4 đến 8 lần như thế.
4.4.Động tác đứng gập người về phía trước (Forward Bend)
Đứng thẳng, 2 chân cách nhau 3 đến 4 bàn chân, 2 tay chống hông. Mở rộng cánh tay qua đầu rồi từ từ gập người về phía trước 1 góc 90 độ. Giữ cho lưng được bằng phẳng. Trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện lập lại từ 4 đến 8 lần.
Xem thêm chuẩn bị gì khi sinh mổ:
Chuẩn bị đồ đi sinh mổ đúng khoa học
6 lưu ý giúp mẹ chuẩn bị đồ khi sinh mổ
Trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì?
Mọi nỗ lực sẽ không có tác dụng nếu cơ thể của mẹ chưa sẵn sàng. Một chế độ vận động sau sinh mổ quá sớm là khá nguy hiểm. Ngay cả khi được bác sĩ cho phép, mẹ cũng nên lắng nghe cơ thể mình trong lúc này. Hãy bắt đầu khi mẹ cảm thấy mình đang trong trạng thái tuyệt nhất. Các bài tập thể dục thực sự có thể giúp khu vực sàn chậu và bụng của mẹ bình phục trở lại.