Tắc tia sữa, ngực căng tức khó chịu là nỗi ám ảnh của mẹ trong giai đoạn cho con bú. Mẹ đừng lo lắng! Các chuyên gia khuyên mẹ thực hiện xoa bóp chữa tắc tia sữa hàng ngày, giúp làm tan sữa vón, thông tắc tia sữa, giảm đau nhức bầu ngực nhanh chóng. Theo dõi tiếp để biết cách thực hiện cụ thể hơn mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Thủ phạm gây tắc tia sữa là thành phần chất béo trong sữa mẹ. Chúng có khả năng đông vón, tạo thành cục, lấp kín các ống dẫn và cản trở đường đi của sữa mẹ. Các yếu tố làm tăng đông vón, kết dính sữa mẹ phổ biến:
- Mẹ mới sinh: Sau khi sinh, các nang sữa bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, kích thích sữa mẹ về nhiều hơn. Lúc này, các ống dẫn sữa chưa kịp giãn nở để đưa sữa về, dẫn tới tắc tia sữa.
- Sữa mẹ dư thừa: Sữa mẹ cần được thay mới muộn nhất sau 5 giờ. Nếu bé bú không hết sữa hoặc mẹ không vắt hút sữa ra ngoài; sữa thừa tồn đọng nhiều trong bầu ngực, tăng đông vón kết dính thành cục, lấp đầy các ống dẫn sữa.
- Ngực chịu áp lực: Khi mẹ mặc áo ngực quá chật, mang địu bé sơ sinh trước ngực, tập luyện cường độ mạnh hoặc nằm sấp; ngực mẹ phải chịu áp lực lớn. Các nang sữa bị chèn ép khiến ống dẫn sữa bị thu hẹp, sữa mẹ di chuyển khó khăn gây tắc tia sữa.
- Căng thẳng: Giai đoạn sau sinh, hormon trong cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Mẹ khó kiểm soát cảm xúc, dễ lo lắng, căng thẳng, trầm cảm. Tâm lý mẹ không tốt làm giảm hormone oxytocin – hormone kích thích tăng tiết sữa, từ đó, giảm chất lượng sữa, sữa dễ đông vón và ứ đọng trong bầu ngực.
2. Biểu hiện của tắc tia sữa
Mẹ tắc tia sữa có các biểu hiện trên:
- Ngực căng tức, sưng to hơn bình thường, nóng, đỏ.
- Mẹ giảm tiết sữa, thậm chí mất sữa hoàn toàn, vắt cũng không ra sữa..
- Sờ tay lên bầu ngực thấy một hay nhiều cục mềm.
- Giai đoạn nặng, tắc tia sữa nổi cục cứng, sưng u gây đau nhức, khó thở.
- Có hoặc không sốt trên 38, 5 độ C, người mệt mỏi, buồn nôn.
3. Hướng dẫn xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà
Hai cách tác động vật lý chữa tắc tia sữa được các chuyên gia áp dụng là: Xoa bóp hoặc bấm huyệt. Mẹ có thể thực hiện xoa bóp tại nhà vào bất cứ lúc nào. Trong khi đó, phương pháp bấm huyệt đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ và kinh nghiệm. Mẹ không tự ý thực hiện bấm huyệt tại nhà.
3.1. Xoa bóp chữa tắc tia sữa
Xoa bóp chữa tắc tia sữa là biện pháp dùng lực tác động lên bầu ngực, tập trung tại vùng ngực sưng đau, nổi cục.
Xoa bóp bầu ngực mang lại tác dụng:
- Làm mềm, làm nhỏ các cục sữa vón.
- Đẩy cặn sữa thừa ra khỏi vị trí tắc tia sữa, lưu thông dòng chảy sữa mẹ.
- Kích thích tăng tiết sữa, giúp sữa mẹ về đều hơn, không kết dính, không vón cục.
- Thư giãn các mô cơ và ống dẫn sữa, giảm căng cứng, đau nhức bầu ngực.
Các thực hiện: Mẹ xoa bóp bầu ngực chữa tắc tia sữa trong vòng 15 – 20 phút theo các thao tác sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ và dùng khăn khô đa năng thấm nước lau sạch bầu ngực.
- Bước 2: Khép hai bài tay và đặt song song đối diện trên bầu ngực, xoay đều bầu ngực từ trái qua phải và từ phải qua trái trong vòng 30 giây.
- Bước 3: Dùng ngón tay day ép bầu ngực từ trong ra ngoài, tập trung tại vị trí cục sữa vón, mỗi vị trí day ép 30 giây. Chỉnh lực nhẹ hơn nếu mẹ thấy đau buốt.
Mẹ dùng ngón cái hoặc hai ngón: Ngón trỏ và ngón giữa hoặc cả bàn tay đều được, miễn sao mẹ thấy tiện tay nhất.
- Bước 4: Đặt ngón cái phía trên núm ti và ngón trỏ đặt đối diện với ngón cái; nặn vắt tia sữa từ trong ra ngoài để đẩy sữa thừa ra khỏi bầu ngực.
Xoa bóp bầu ngực không gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng sữa mẹ. Mẹ thực hiện xoa bóp bầu ngực bất cứ khi nào mẹ có thời gian; cả trước, trong hoặc sau khi cho bé bú. Khi tắc tia sữa đã khỏi hoàn toàn, mẹ duy trì xoa bóp bầu ngực hàng ngày để phòng tránh tái phát tắc tia sữa mẹ nhé!
3.2. Bấm huyệt chữa tắc tia sữa
Bấm huyệt chữa tắc tia sữa là biện pháp tác động lực lên các huyệt quan trọng để kích thích sữa mẹ về đều, thư giãn bầu ngực, giảm tắc tia sữa.
Các huyệt liên quan tới sản xuất sữa bao gồm:
1 – Huyệt kiên tỉnh: Nằm ở chính giữa đường thẳng nối từ giữa gáy xuống bờ ngoài mỏm vai.
2 – Huyệt ốc ế: Nằm thẳng với đầu núm ti, cách đầu núm ti khoảng 10 cm.
3 – Huyệt dịch môn: Nằm giữ kẽ hai ngón tay: Ngón áp út và ngón út
4 – Huyệt nhũ căn: Nằm dưới bầu ngực, thẳng hàng với núm ti.
Lưu ý: Chữa tắc tia sữa bấm huyệt cần y bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện. Mẹ không tự ý bấm huyệt theo hướng dẫn tại nhà, dễ bấm sai huyệt hay tác động lực quá mạnh, gây đau, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà cho mẹ
Để tắc tia sữa cải thiện nhanh chóng, mẹ thực hiện xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà kết hợp với chườm nóng, hút sữa và cho bé ti mẹ hàng ngày.
4.1. Xoa bóp massage kết hợp chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng làm tan sữa vón, giãn mạch máu, giúp sữa di chuyển dễ dàng hơn trong bầu ngực. Mẹ thực hiện chườm nóng theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước ấm 40 -50 độ C.
- Bước 2: Đổ nước ấm vào túi chườm hoặc nhúng khăn vải mềm vào nước ấm, sau đó vắt bớt nước.
- Bước 3: Đặt túi chườm hoặc khăn ấm lên ngực và chườm nóng khoảng 15 – 20 phút.
Không chườm quá 20 phút, dễ gây rát đỏ da mẹ nhé! Nếu ngực mẹ vẫn căng tức, mẹ thực hiện chườm nóng thêm một lần nữa, đảm bảo khoảng cách giữa hai lần chườm nóng không dưới 3 tiếng.
Mẹ phối hợp chườm nóng và xoa bóp ngực theo hướng dẫn như trên để tia sữa sớm khai thông, bé yêu sớm được ăn đủ sữa mẹ.
Mẹ lưu ý: Không chườm nóng chữa tắc tia sữa với nước trên 50 độ C, dễ làm bỏng da, tổn thương da mẹ.
4.2. Xoa bóp kết hợp dùng máy hút sữa
Hút sữa kích thích sữa mẹ về nhiều và đều hơn. Sữa mẹ được thay mới liên tục sẽ không bị ứ đọng và đông vón trong ngực mẹ. Mẹ thực hiện hút sữa 2 – 3 giờ/lần, kể cả vào những ngày mẹ vướng công chuyện, phải xa con.
Bảo quản sữa sau khi hút: Mẹ bảo quản sữa trong bình hoặc túi nhựa chuyên dụng không chứa chất độc BPA, gây ung thư, bé chậm phát triển. Sử dụng sữa trong vòng:
- Tối đa 4 giờ nếu mẹ bảo quản sữa ở nhiệt độ thường.
- Tối đa 4 ngày nếu mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Tối đa 6 tháng nếu mẹ bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
Trước khi cho bé ăn sữa, mẹ dùng nước ấm 50 độ C hâm nóng sữa đến nhiệt độ 37 độ C,, tránh làm bé bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Mẹ xem thêm: Mẹ thông thái hút sữa đúng cách
4.3. Xoa bóp kết hợp với cho bé ti mẹ
Bé ti mẹ trực tiếp là cách tốt nhất để kích thích sữa mẹ về đều, giảm sữa vón, giảm tắc tia sữa.
Mẹ tắc tia sữa thường chần chừ cho bé bú do bầu ngực và núm ti căng đau khó chịu. Đây là việc làm không đúng mẹ nhé! Không cho bé bú làm sữa mẹ càng ứ đọng lâu trong bầu ngực, tắc tia sữa dễ dàng chuyển biến nghiêm trọng hơn, thậm chí gây viêm, nhiễm trùng.
Mẹ duy trì cho bé bú 2 – 3 giờ/ lần. Trước khi cho bé bú, mẹ xoa bóp bầu ngực để làm mềm bầu ngực, giảm đau nhức. Cho bé bú hết sữa một bên ngực sau đó chuyển sang bầu ngực còn lại. Sau 2 – 3 lần kết hợp xoa bóp và cho bé bú, sữa mẹ sẽ dần tiết ra nhiều hơn, tia sữa không bị tắc nữa.
Mẹ lưu ý: Sau khi cho bé bú, mẹ dùng khăn khô đa năng lau sạch nước bọt và sữa đọng trên bầu ngực, chú ý phần đầu núm ti, tránh để môi trường ẩm ướt làm vi khuẩn phát triển gây tắc tia sữa mẹ nhé!
5. Cách phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả
Tắc tia sữa sẽ không còn là “nỗi ám ảnh” nếu mẹ nắm vững các cách phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả sau đây:
- Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ: Mẹ dùng khăn khô đa năng lau khô bầu ngực và đầu núm ti sau khi cho bé bú. Việc này giúp loại bỏ nước bọt, sữa thừa; giữ bầu ngực mẹ luôn khô ráo, sạch sẽ, không để vi khuẩn phát triển.
- Cho bé bú đều hai bên: Mẹ cho bé bú một bên bầu ngực đến hết rồi mới chuyển sang bầu ngực còn lại. Nếu sữa mẹ nhiều, dư thừa, bé bú không hết; mẹ thực hiện vắt hút sữa 2 -3 giờ/ lần để loại bỏ hết sữa thừa, không để sữa có cơ hội tồn đọng, đông vón, cản trở đường đi sữa mẹ.
- Chọn áo ngực thoải mái: Mẹ chọn áo ngực chất liệu cotton, không gọng, co giãn tốt, không tạo áp lực lên bầu ngực, không chèn ép các ống dẫn sữa.
- Đi khám bác sĩ: Mẹ tắc tia sữa có nguy cơ gặp các biến chứng như: Viêm tuyến vú, áp xe vú. Mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ trong các trường hợp:
- Tắc tia sữa kéo dài quá 5 ngày.
- Mẹ sốt trên 38,5 độ C, mệt mỏi, ớn lạnh.
- Tắc tia sữa nổi cục cứng, sờ thấy rõ rệt.
- Bầu ngực xuất hiện các tổn thương loét da, mưng mủ.
Xoa bóp chữa tắc tia sữa là phương pháp khoa học được các bác sĩ khuyến khích hiện hàng ngày trong giai đoạn mẹ cho con bú. Mẹ kết hợp xoa bóp bầu ngực với chườm nóng 40 độ C, vắt hút sữa và cho bé ti mẹ 2 – 3 giờ/ lần để ngực mau chóng hết căng tức mẹ nhé!
Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mẹ để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.