Từ lâu nay, người ta truyền tai nhau rằng vẩy tê tê chữa được tắc tia sữa với giá thành cao ngất ngưởng. Nhiều mẹ bán tín bán nghi về tác dụng thực sự của bài thuốc này. Thực hư chuyện vảy tê tê có tác dụng thực sự trong điều trị tắc sữa hay không, mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
1. Vẩy tê tê chữa được tắc tia sữa không?
1.1 Theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, vảy tê tê được cho là vị thuốc có đặc tính lạnh, vị mặn cùng mùi tanh nhẹ, không chứa chất độc hại, giúp giải độc, tiêu viêm, và có tác dụng giảm đau, lợi sữa, vảy tê tê (tên gọi khác là xuyên sơn giáp) được dùng như một bài thuốc chữa tắc sữa cho các mẹ từ xa xưa.
Tuy nhiên những nhận định trên là theo y học cổ truyền và mang tính truyền miệng, chưa có căn cứ khoa học. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra hiệu quả của vảy tê tê trong điều trị tắc tia sữa hay các bệnh nan y khác như được đồn thổi.
1.2 Theo y học hiện đại
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra chất cấu tạo nên vảy tê tê là Keratin – thành phần chính cấu thành móng tay, móng chân người và sừng, lông của động vật có vú, không chứa hợp chất “thần kỳ” nào để chữa tắc tia sữa như được đồn thổi. Thậm chí, sử dụng sai cách hoặc lạm dụng vảy tê tê sẽ tổn hại tới mặt sức khoẻ, gây ngộ độc, hoặc tệ hơn là ung thư.
Ngoài ra, tê tê là loài động vật quý hiếm được liệt vào sách đỏ Việt Nam, các sản phẩm từ vảy tê tê đều có giá “trên trời”. Trong khi đó, thực tế hiệu quả sử dụng lại chưa được làm rõ bằng căn cứ khoa học. Vì thế, mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định áp dụng phương pháp vừa “đắt đỏ” vừa chưa rõ thực hư về hiệu quả để trị tắc sữa mẹ nhé!
2. Cách dùng vẩy tê tê chữa tắc tia sữa
Dù chưa rõ thực hư về công dụng, nhưng dân gian vẫn truyền tai nhau bài thuốc trị tắc sữa từ vảy tê tê. Dưới đây là 3 bài thuốc phổ biến nhất:
Cách 1
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 15g vảy tê tê
- 10g lõi thông thảo
Cách chế biến:
- Bước 1: Cắt nhỏ vảy tê tê và lõi thông thảo ( từ 2-3mm)
- Bước 2: Đun hỗn hợp trên vớ 400ml nước. Đun đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp
- Bước 3: Chia làm 2 phần, uống 2 lần trong ngày
Cách 2
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20g vảy tê tê
- 20g thiên hoa phấn
Cách chế biến:
- Bước 1: Đem vảy tê tê và hoa thiên phấn băm nhỏ
- Bước 2: Hầm 2 thành phần trên với chân giò hoặc móng lợn cho đến khi thật nhừ. Khi ăn, mẹ ăn cả cái lẫn nước để hấp thụ hết dưỡng chất từ nguyên liệu.
Cách 3
Nguyên liệu cần chuẩn bị: (các vị thuốc có trọng lượng bằng nhau)
- Thiên hoa phấn
- Xuyên khung
- Mộc thông
- Cát cánh
- Vảy tê tê
- Đương quy
- Thược dược
- Phục linh
Cách chế biến:
- Bước 1: Trộn tất cả các vị thuốc trên thành một hỗn hợp
- Bước 2: Lấy 50g cho mỗi lần dùng, đem sắc với 500ml. Đun lửa nhỏ liu riu cho tới khi còn 200ml thì tắt bếp
- Bước 3: Chia 200ml trên thành 3 phần, dùng hết trong ngày.
Những lưu ý cho mẹ khi dùng vảy tê tê làm bài thuốc:
- Về hiệu quả và sự an toàn cho mẹ: Những cách trên đều là bài thuốc dân gian, cách chế biến cũng như tác dụng đều được truyền miệng, không được kiểm chứng. Vì thế, hiệu quả là chưa chắc chắn, thậm chí tiềm ẩn rủi ro gây ngộ độc cho mẹ. Tốt nhất, mẹ không nên áp dụng mà cần tìm hiểu kỹ và ưu tiên những phương pháp an toàn hơn mẹ nhé!
- Về vấn đề môi trường: Mặc dù đã có những khuyến cáo về tính khoa học và thành phần không có gì đặc biệt của vảy tê tê, sự lan truyền cùng những lầm tưởng về tác dụng thần kỳ của vảy tê tê vẫn rất nhanh chóng. Việc này khiến tình trạng săn bắn và mua bán trái phép tê tê diễn ra ngày một nhiều và gây ra sự sụt giảm trầm trọng về số lượng quần thể tê tê trên cả nước. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hệ sinh thái động – thực vật.
Trị tắc sữa với vảy tê tê cũng như mọi phương pháp chữa tắc sữa dân gian khác, đều gây tranh cãi rất nhiều về hiệu quả. Hơn nữa, mẹ phải chi trả số tiền rất lớn để có được nguyên liệu này, lại gián tiếp gây hại đến môi trường và hệ sinh thái. Vậy tại sao không ưu tiên những phương pháp trị tắc sữa được khoa học kiểm chứng lại vừa đơn giản dễ thực hiện hơn mẹ nhỉ?
3. Phương pháp chữa tắc tia sữa được khuyến khích hiện nay
3.1 Đối với các trường hợp mới tắc
Hiệu quả của các phương pháp trị tắc sữa phụ thuộc rất nhiều bởi mức độ tắc sữa nặng hay nhẹ của mẹ.
Nếu như mẹ mới chớm bị tắc sữa, với các biểu hiện như:
- Sữa mẹ vẫn tiết ra tuy nhiên dòng sữa có sự phân chia thành các tia sữa li ti, lượng sữa tiết ra ít và không đều.
- Khi sờ lên bầu vú, mẹ sẽ cảm nhận được những điểm cứng, vón thành cục sần lên.
- Càng ngày mẹ càng thấy bầu ngực mình trở nên căng, nóng hơn bình thường. Đồng thời sữa bắt đầu tiết ít dần, và có khi vắt cũng không ra
- Một số mẹ sẽ thấy các triệu chứng trên kèm theo sốt nhẹ.
Khi ấy, mẹ áp dụng những phương pháp dưới đây để thông tắc tia sữa mẹ nhé!
1 – Chườm ấm ngực
Tác dụng: Áp dụng nhiệt độ cao để làm tan các cục sữa đông, từ đó khai thông dòng chảy trong tuyến sữa. Chườm ngực kết hợp với các động tác massage ngực sẽ giúp nhân đôi hiệu quả trị tắc sữa đó mẹ!
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khăn và nước ấm. Nhúng khăn trong nước ấm khoảng 40-45 độ và đặt khăn lên quầng vú.
- Bước 2: Cởi bỏ áo ngực và massage nhẹ nhàng
- Bước 3: Dùng tay bóp 1 ít sữa ra trước để giảm sự căng sữa và giúp làm mềm vú.
Lưu ý: Thời gian chườm ấm không nên kéo dài quá 3 phút. sức nóng có thể làm phù nề các mạch máu dưới tuyến vú gây vỡ mạch và tổn thương vú, áp xe vú/viêm vú.
2 – Massage ngực
Tác dụng: Các động tác massage ngực giúp đánh tan các cục sữa đông, làm giãn nở các nang sữa giúp tia sữa được lưu thông. Ngoài ra, massage ngực thường xuyên giúp bầu ngực mẹ căng tròn, các mạch máu trong bầu ngực lưu thông tốt hơn, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú như viêm vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay và bầu ngực. Lau sạch bầu ngực với khăn khô đa năng để đảm bảo bầu ngực đã sạch sẽ, khô ráo.
- Bước 2: Dùng 1 tay xoa nhẹ nhàng lên vùng ngực nổi cục cứng
- Bước 3: 2 tay khum lại theo hình chữ C, day ép bầu vú từ trong ra ngoài (hướng ra phía núm vú). Mẹ cố gắng day và ép bầu ngực để đánh tan các cục sữa đông trong bầu ngực. Duy trì các bước massage này bất cứ khi nào (trước, trong và sau khi cho con bú)
- Bước 4: Nặn đầu vú cho sữa chảy ra
3 – Áp dụng các phương pháp dân gian trị tắc sữa
Một số bài thuốc dân gian được truyền miệng từ lâu đời như:
- Đắp lá mít trị tắc sữa
- Đắp lá bắp cải trị tắc sữa
- Chữa tắc tia sữa bằng lược
- Chữa tắc tia sữa bằng hành tím
- Chữa tắc tia sữa với men rượu
- Chữa tắc tia sữa bằng đu đủ xanh
- Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Đây là những bài thuốc dân gian với nguyên liệu dễ kiếm, tác dụng nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào cơ địa của mẹ và không chắc chắn 100% sẽ khỏi hoàn toàn. Hơn nữa, các phương pháp này đều chưa được chứng minh tính khoa học, mẹ cân nhắc trước khi sử dụng các bài thuốc này mẹ nhé!
4 – Sử dụng một số sản phẩm chức năng hỗ trợ
Ngoài các phương pháp kể trên, thực phẩm chức năng cũng là một lựa chọn giúp mẹ rất nhiều trong việc điều trị tắc sữa. Các loại thực phẩm này bổ sung canxi, vitamin cần thiết như vitamin K, D3, D6… giúp lợi sữa, giảm đông vón hay kết dính các thành phần trong sữa. Từ đó hạn chế tình trạng tắc sữa.
Một vài sản phẩm lợi sữa uy tín mẹ tham khảo:
- Thuốc lợi sữa Mabio
- Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
- Thuốc lợi sữa Pigeon
Mặc dù có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ mẹ điều trị tắc sữa, tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú cần cẩn thận tuyệt đối. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ nên xin tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào mẹ nhé!
3.2 Đối với các trường hợp tắc nặng
Khi tình trạng tắc sữa của mẹ chuyển biến nặng hơn, áp dụng các cách trên sẽ không có hiệu quả. Lúc này mẹ cần đến sự thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu mẹ bị tắc sữa đi kèm các dấu hiệu sau:
- Mẹ sốt cao (trên 38.5 độ C): Sốt cao có thể là biểu hiện của nhiễm trùng vú (hay còn gọi là viêm vú) cần được kịp thời phát hiện và điều trị.
- Bầu ngực mẹ căng cứng, da căng bóng, đỏ lên và sờ vào thấy nóng ran.
- Mẹ thường cảm thấy trong người ớn lạnh, mệt mỏi, khó thở, đau đầu…
- Tình trạng tắc sữa kéo dài 3-4 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
Đối với các mức độ tắc sữa khác nhau phải áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau mới có hiệu quả. Đó là lý do vì sao mẹ cần lắng nghe cơ thể mình để kịp thời tới bác sĩ khi đã chuyển nặng, từ đó có được cách điều trị thích hợp nhất.
Như vậy, vẩy tê tê chữa được tắc tia sữa. Câu trả lời là KHÔNG mẹ nhé. Thay vì phân vân đắn đo có nên áp dụng một phương pháp chưa có cơ sở khoa học, đắt đỏ, khó tìm, ảnh hưởng tới môi trường, mẹ nên chọn những phương pháp khuyên dùng bên trên bài viết phù hợp với tình trạng tắc sữa của mình để đạt hiệu quả tốt nhất!