Trà sữa là thức uống giải khát được rất nhiều người ưa chuộng, trong đó có các bà mẹ bỉm sữa, đặc biệt là những mẹ “tập đầu”. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu sau sinh, mẹ nên cẩn thận, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thức uống này vì nó sẽ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Hãy cùng theo chân Góc của mẹ để tìm hiểu xem “Sau sinh uống được trà sữa không?” nhé.
Mục lục
1. Mẹ sau sinh uống được trà sữa không?
Trà sữa không còn là một thức uống quá xa lạ với mẹ rồi phải không? Nhưng “Nguồn gốc của trà sữa là từ đâu?”, “Nguyên liệu để làm nên một cốc trà sữa gồm những gì?” hay “Mới sinh uống trà sữa được không?”, thì chắc là mẹ vẫn chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về vấn đề này.
Trà sữa được “sinh ra” ở Đài Loan vào năm 1980, trải qua khoảng 42 năm tồn tại, trà sữa đã trở thành thức uống được ưa chuộng trên toàn thế giới từ Châu Á, Châu Úc, Châu Âu đến cả Châu Mỹ… dưới hình thức những cửa hàng lớn, nhỏ.
Trước đây, trà sữa là sự kết hợp giữa trà tươi nguyên chất và các loại sữa bột, rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa oxy hóa và chống lão hóa cho cơ thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, trà sữa đã không còn giữ được nguyên mùi vị ban đầu của nó, do các đơn vị kinh doanh hướng đến lợi nhuận mà không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng.
Trà sữa bao gồm các thành phần như đường, phẩm màu, hương liệu – đều là những thứ gây hại cho cơ thể mẹ. Các loại hương liệu như hương sen, hương nhài,… thường có chứa các hóa chất độc hại như: penzylacetat, P – dimethoxy penzin. Trong trà sữa còn chứa chất axit tannic, một chất có ảnh hưởng đến tuần hoàn của tuyến vú, nó ức chế hấp thụ canxi, sắt, kẽm dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, lượng caffeine và axit béo chuyển hóa có trong trà sữa sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé thông qua đường sữa mẹ.
2. Mẹ sau sinh uống trà sữa có tác hại gì?
2.1. Dễ gây thiếu máu cho mẹ bỉm sữa
Sau sinh uống trà sữa được không? Trà sữa có chứa rất nhiều đường đi kèm với một lượng lớn axit béo trans – một loại chất cần ít nhất 15 ngày để tiêu thụ. Uống nhiều trà sữa gây tích tụ axit béo trong cơ thể, làm tăng nồng độ lipid trong máu, tăng tỷ lệ huyết khối, khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng thiếu máu ở các bà mẹ bỉm sữa.
Hơn thế nữa, axit tannic trong trà sữa khi kết hợp với chất sắt trong các thực phẩm khác gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hấp thu của đường ruột, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bà bầu sau sinh.
2.2. Ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ cần thiết cho trẻ sơ sinh
Sau sinh uống trà sữa được không? Trong giai đoạn đầu sau sinh, nguồn thức ăn duy nhất và chính yếu của bé chính là sữa mẹ, vậy nên, mẹ cần sử dụng nhiều thực phẩm lợi sữa như móng giò, đu đủ, chuối để làm tăng lượng sữa, tăng tuần hoàn tuyến sữa.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2-3 lít, để tăng lượng sữa cho bé. Mẹ có thể sử dụng các loại nước uống khác nhau như nước lọc, sinh tố, sữa hạt hay các loại nước lợi sữa như nước bồ công anh hay nước chè vằng. Và hãy nhớ là sử dụng những loại nước này khi còn ấm mẹ nhé.
2.3. Bất lợi cho sức khỏe của bé
Sau sinh uống trà sữa được không? Như đã nói ở trên, trong trà sữa có chứa caffein, một chất gây nghiện, gây ức chế thần kinh. Vì vậy, khi mẹ uống trà sữa, bé cũng sẽ hấp thụ chất này thông qua sữa mẹ.
Caffein trước hết sẽ gây ảnh hưởng đến mẹ, làm tăng huyết áp, căng thẳng, mất ngủ, dễ cáu giận do khi sử dụng chất này, hệ thần kinh sẽ trở nên hưng phấn, kích thích lưu thông máu tạo sức ép đến hệ tim mạch. Tiếp đó là gây hại cho bé yêu, caffein sẽ làm cho bé khó ngủ, quấy khóc hay có thể là đi ngoài. Trong giai đoạn đầu sau sinh, bé còn rất nhỏ, các cơ quan trong cơ thể chưa cứng cáp, nên khi có chất caffein nạp vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, đường tiêu hóa và thậm chí cả hệ thống xương cốt của bé.
3. Sau sinh bao lâu được uống trà sữa?
Vừa rồi là những tác hại của trà sữa đối với mẹ và bé, tuy nhiên, mẹ sẽ không cần phải kiêng thức uống này quá lâu đâu. Vậy, sau khi sinh bao lâu mẹ mới có thể uống trà sữa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo các chuyên gia đã khuyến cáo, tuyệt đối không được sử dụng thực phẩm này trong khi mẹ còn đang ở cữ hay mới sinh. Mẹ nên kiêng loại đồ uống này trong vòng 6 tháng sau sinh. Khi bé đã chuyển sang ăn dặm hoặc đã cai hẳn sữa mẹ, thì mẹ có thể sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, mẹ nên kiêng thức uống này càng lâu càng tốt.
Có một số mẹ vẫn duy trì cho con bú đến lúc bé 2 tuổi thì cần hạn chế sử dụng trà sữa. Mẹ chỉ nên uống 1 lần/tuần và chọn thời gian phù hợp để uống. Không nên uống quá gần bữa ăn, sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của mẹ, gây chán ăn. Mẹ cũng không nên sử dụng trà sữa vào buổi tối vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ, làm mẹ mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Những thời gian còn lại mẹ đều có thể sử dụng trà sữa.
3. Hướng dẫn mẹ sau sinh pha trà sữa tại nhà đơn giản
Để hạn chế tối đa những tác hại do trà sữa gây ra, mẹ có thể tự pha trà sữa ở nhà, với những nguyên liệu sạch và đảm bảo an toàn.
3.1. Cách pha trà sữa tiết kiệm tại nhà
Nguyên liệu
- Trà túi lọc
- Sữa tươi hoặc sữa đặc
- Siro
- Đường
Có thể chọn loại trà túi và siro mà bạn thích.
Cách làm trà sữa
- Bước 1: Đun sôi nước, đổ vào bình, cho túi trà lọc vào ngâm một lúc (số túi trà tùy vào lượng trà sữa mà bạn muốn pha). Để khoảng 10 phút cho trà nguội, lưu ý không để quá lâu sẽ mất đi vị đặc trưng của trà.
- Bước 2: Rót trà vừa để nguội ra cốc, lưu ý chỉ rót 2/3 cốc. Sau đó, đổ sữa tươi vào, có thể thay thế sữa tươi bằng sữa đặc. Thêm đường nếu mẹ muốn uống ngọt và thêm đá nếu mẹ muốn uống nhạt.
- Bước 3: Mẹ có thể nhỏ vài giọt siro theo mùi vị mà mẹ thích để tạo nên cốc trà sữa của riêng mình.
3.2. Cách làm trân châu đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- 2 muỗng canh (30g) bột năng
- 1 muỗng canh (15g) bột ca cao
- Khoảng nửa chén nước ấm
Cách làm trân châu
- Bước 1: Cho bột năng và bột ca cao vào cùng một chiếc bát tô, rây kĩ và trộn đều.
- Bước 2: Rót nước nóng từ từ vào hỗn hợp vừa làm, trộn lên đến khi hỗn hợp dẻo mịn, không quá khô hay nhão thì ngưng nước.
- Bước 3: Để hỗn hợp nguội rồi dùng tay nhào nặn, vo bột thành từng viên tròn nhỏ.
- Bước 4: Nấu nước cho sôi, thả trân châu vừa nặn vào nấu cho đến khi chân châu nổi lên.
- Bước 6: Khi trân châu đã chín, vớt ra thả vào nước đường đã chuẩn bị sẵn để chân châu không bị nhạt.
- Bước 7: Cho trân châu vào trà sữa theo lượng mà mẹ mong muốn.
4. Lưu ý dành cho mẹ sau sinh uống trà sữa được không
Sau 6 tháng sinh, dù được uống trà sữa nhưng mẹ cần lưu ý một vài điều sau:
- Mẹ nên tìm mua nguyên liệu sạch, uy tín để tự pha chế trà sữa tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế tối đa tác động tiêu cực của trà sữa đến mẹ và bé.
- Nếu mẹ quá bận, không có thời gian tự pha trà sữa, thì hãy hạn chế tối đa việc sử dụng trà sữa bên ngoài. Mẹ nên sử dụng các loại trà sữa chính hãng, của các nhãn hiệu đã có tiếng tăm để đảm an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.
- Nếu mẹ uống trà sữa trong giai đoạn cho bé bú, thì nên uống sau khi bé yêu đã bú xong. Vì trong khoảng một giờ sau khi uống, nồng độ caffeine trong sữa mẹ là cao nhất.
5. 3 Cách khiến mẹ cắt cơn nghiện trà sữa
Trà sữa đúng là một thức uống gây nghiện, nó có vị thanh thanh, ngọt ngọt, kết hợp với trân châu dẻo dai, làm cho mẹ không dứt ra được. Ở phần này, bài viết sẽ đưa đến mẹ những cách cai nghiện loại đồ uống này.
- Trước khi quyết định mua hay uống một cốc trà sữa, mẹ hãy nghĩ đến bé đầu tiên, nghĩ đến sức khỏe và tương lai của bé có thể bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong trà sữa.
- Mẹ nên chuẩn bị sẵn những món ăn vặt tốt cho sức khỏe để kìm hãm cơn thèm trà sữa như hạnh nhân, rong biển, hạt điều hay hạt giẻ cười…. vừa an toàn, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
- Mẹ cũng có thể tìm đến các loại trái cây tươi, sinh tố hay các loại sữa hạt để thay thế cho trà sữa. Trái cây và sinh tố sẽ cung cấp nhiều các loại vitamin, chất xơ và các vi lợi khuẩn cho cơ thể. Còn sữa hạt sẽ bổ sung protein cho cơ thể mẹ và bé.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những giải đáp cho câu hỏi của mẹ “Sau sinh uống trà sữa được không?” và gợi ý cho mẹ các pha chế trà sữa tại nhà ngon – bổ – rẻ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho mẹ. Đừng quên khoe thành quả món trà sữa handmade với Góc của mẹ ở phần comment ở dưới nhé.
Xem thêm:
Sau sinh uống nước lạnh được không: cần cẩn thận với tác hại mẹ nhé!
Mẹ sau sinh uống nước dừa được không? Uống bao nhiêu là tốt nhất?