Kim chi là món ăn yêu thích của nhiều người, trong đó có rất nhiều mẹ bỉm sữa cũng ưa thích món ăn đậm vị này. Nhưng liệu với các mẹ sau sinh có ăn kim chi được không vẫn còn là một ẩn số khiến nhiều mẹ đau đầu. Hãy để Góc của mẹ giải đáp câu hỏi này giúp mẹ nhé!
Mục lục
1.Thành phần dinh dưỡng có trong kim chi
Nguyên liệu chính để làm kim chi là cải thảo – một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc và chứa nhiều dinh dưỡng. Không chỉ chứa một lượng lớn vitamin A, C, cải thảo còn chứa ít nhất 10 loại khoáng chất, hơn 34 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể.
Khi muối kim chi cải thảo, người ta có thể cho thêm nhiều loại rau củ và gia vị khác để món ăn thêm hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo không làm mất những giá trị dinh dưỡng của món ăn. Mẹ có thể tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng dưới đây:
Chất dinh dưỡng có trong 150 gram kim chi cải thảo | Khối lượng |
Lượng calo: 23 | 23 |
Đường: 4 gam | 4 gam |
Chất đạm: 2 gam | 2 gam |
Chất béo: < 1 gam | < 1 gam |
Chất xơ: 2 gam | 2 gam |
Natri: 747 mg | 747 mg |
Vitamin B6 | 19% nhu cầu hàng ngày |
Vitamin C | 22% nhu cầu hàng ngày |
Vitamin K | 55% nhu cầu hàng ngày |
Folate | 20% nhu cầu hàng ngày |
Sắt | 21% nhu cầu hàng ngày |
Niacin | 10% nhu cầu hàng ngày |
Riboflavin | 24% nhu cầu hàng ngày |
2. Mẹ sau sinh ăn kim chi được không?
Sau sinh ăn kim chi được không là thắc mắc của hàng triệu mẹ chứ không chỉ của riêng ai. Nhưng thật tiếc khi phải nhắn nhủ tới các mẹ là TUYỆT ĐỐI KHÔNG được ăn món này trong thời gian sau sinh mẹ nha.
Bởi kim chi có vị chua cay, thuộc nhóm thực phẩm muối chua lên men – Một trong những nhóm thực phẩm mà các mẹ sau sinh cần kiêng hoàn toàn. Tuy kim chi là một thực phẩm chứa những vi khuẩn có lợi với đường tiêu hóa nhưng nó lại không mang lại giá trị dinh dưỡng nào cho các mẹ. Mặt khác, những món ăn có vị cay, chua như kim chi có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và trao đổi chất trong cơ thể của các mẹ, chất lượng sữa cho các bé cũng không tốt, trẻ bú có thể ảnh hưởng tới đường ruột cũng như sự phát triển sau này của trẻ.
3.Những tác hại của kim chi đối với mẹ sau sinh
Kim chi không có lợi cho cả mẹ và bé, nếu cố tình ăn, cả hai mẹ con có thể gặp nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
3.1.Ảnh hưởng đến dạ dày, đường tiêu hóa của mẹ
Sau sinh ăn kim chi được không? Sau sinh, các mẹ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục các chức năng tiêu hóa. Do vậy, nếu ăn quá nhiều kim chi có thể khiến hệ tiêu hóa “yếu ớt” của mẹ đối mặt với một số vấn đề như: đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày (bao tử), nóng rát thực quản, trào ngược, ợ hơi, ợ chua…
3.2.Gây nóng trong
Sau sinh ăn kim chi được không? Kim chi nổi tiếng với vị cay rất đặc trưng của ớt. Tuy nhiên loại gia vị này có thể gây nóng trong cho các mẹ sau sinh và ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Đặc biệt, ớt có thể khiến tình trạng táo bón của các mẹ trầm trọng hơn. Vì vậy, các mẹ không nên ăn ớt hay ăn những đồ có tính cay như kim chi.
3.3.Dễ tăng huyết áp
Sau sinh ăn kim chi được không? Ăn quá nhiều muối có thể gây nên tình trạng tăng huyết áp. Trong khi đó, kim chi lại chứa hàm lượng muối khá cao, có thể khiến các mẹ sau sinh tăng huyết áp rất nguy hiểm, các mẹ cần cẩn trọng.
Vị của sữa mẹ có mối liên quan trực tiếp tới những đồ mà mẹ ăn, do vậy nếu mẹ ăn những món có vị chua, cay như kim chi thì sẽ gây ra mùi vị khác lạ, trẻ có thể không thích và bỏ bú. Đồng thời những đồ ăn có vị cay như kim chi là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến lượng sữa về của mẹ. Chính vì vậy, các mẹ đừng lựa chọn kim chi trong thực đơn ăn uống của mình mẹ nhé
3.4.Khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu
Sau sinh ăn kim chi được không? Trẻ hấp thu dinh dưỡng chủ yếu thông qua nguồn sữa của mẹ. Do vậy, khi mẹ ăn kim chi quá nhiều hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng, trẻ có thể bị đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… rất đáng lo ngại.
4. Khi nào thì mẹ sau sinh có thể ăn kim chi?
Có nhiều ý kiến cho rằng, khi mẹ sau sinh ăn kim chi, sữa mẹ có thể mang những hương vị đặc trưng như chua, cay của món này ăn. Thay đổi mùi vị sữa có thể là cách giúp bé phát triển vị giác, từng bước tiếp cận các vị khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ăn dặm sau này của trẻ. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận tổng thể, với những ảnh hưởng của việc ăn kim chi sau sinh thì các mẹ hoàn toàn có thể thấy ý kiến này không hề đúng chút nào.
Trả lời cho câu hỏi “Khi nào thì mẹ sau sinh có thể ăn kim chi”, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ chỉ nên ăn kim chi khi đã cai sữa hoàn toàn mẹ nhé. Dù biết việc kiêng khem khá khổ sở nhưng vì sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ hãy cố gắng nhé.
5. Làm thế nào để mẹ sau sinh biết kim chi đã hỏng?
Kim chi thuộc nhóm đồ chua lên men, rất dễ hỏng nếu không bảo quản tốt hoặc để quá lâu. Do vậy, mẹ sau sinh cần chú ý các dấu hiệu dưới đây để nhận biết kim chi đã hỏng để tránh:
- Bình thường kim chi sẽ có vị cay rất tự nhiên, nếu bị hỏng sẽ có mùi chua nồng hơn hoặc mùi cồn rất rõ
- Xuất hiện nấm mốc. Khi thấy kim cho có nấm mốc, các mẹ đừng ngửi vì có thể sẽ hít phải bào tử nấm gây ra các vấn đề về hô hấp không có lợi cho sức khỏe. Vô tình ăn phải kim chi hỏng có nấm mốc có thể khiến gây ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm, các mẹ cần lưu ý nhé.
- Kim chi để lâu, kể cả có bảo quản ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh cũng có thể bị hỏng. Do đó, nếu các mẹ không chắc kim chi đã hỏng hay chưa nhưng nếu đã để quá lâu thì cũng đừng nên ăn, hãy vứt chúng đi càng sớm càng tốt mẹ nhé.
6. Bảo quản đúng cách kim chi cho mẹ sau sinh
Kim chi nếu được bảo quản đúng cách sẽ giữ được vị thơm ngon lâu hơn. Thông thường thì nên bảo quản kim chi ở nhiệt độ dưới 4°C là tốt nhất:
Dưới đây là một số mẹo giúp bảo quản kim chi được lâu hơn, mẹ lưu về nhé
- Nếu mẹ mua kim chi đóng gói sẵn trong siêu thị thì cần lưu ý, nên để kim chi vào tủ lạnh ngay sau khi mở nắp nếu không sử dụng hết và đừng để quá lâu.
- Nếu mẹ tự muối kim chi thì cần nén sao để kim chi ngập hoàn toàn dưới nước muối, sau đó mới bỏ vào trong tủ lạnh bảo quản mẹ nhé
- Khi ăn, mẹ dùng đũa sạch lấy lượng kim chi vừa đủ ăn. Nếu dùng đũa đã qua sử dụng hay không sạch có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, nhanh chóng làm hỏng phần kim chi còn lại.
- Kim chi không ăn hết mẹ cũng đừng cho lại vào hũ kim chi, điều đó sẽ khiến xim chi nhanh hỏng hơn.
- Hạn chế mở nắp kim chi nhiều lần, tránh để vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội tiếp xúc, gây hỏng.
- Nên chia thành các hộp kim chi nhỏ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần
7. Lưu ý cho mẹ sau sinh ăn kim chi
- Nếu không thể cưỡng lại cơn “thèm” kim chi cực độ, mẹ sau sinh vẫn có thể ăn một chút nhưng chỉ một chút để khỏa lấp cơn thèm thôi mẹ nhé.
- Một lượng kim chi nhỏ vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé
- Kim chi không phải là thực phẩm có lợi cho người bị bệnh dạ dày, huyết áp hay sỏi thận nên nếu mẹ có mắc các bệnh lý nêu trên thì đừng ăn kim chi mẹ nhé.
- Mẹ sau sinh trong quá trình chăm con, nếu thèm đồ chua thì có thể lựa chọn các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, xoài,… không những có hàm lượng vitamin C cao hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ nữa đó.
Vậy là với câu hỏi “Sau sinh ăn kim chi được không”, Mamamy tin chắc mẹ đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không nào. Mong rằng những chia sẻ nhỏ trên đây mang lại nhiều hữu ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé thì mẹ cũng đừng quên sắm ngay sản phẩm Nước rửa bình sữa và rau quả để có thể yên tâm sử dụng cũng như chế biến những món ngon cho gia đình mình mẹ nhé.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Sau sinh ăn gừng được không: Liệu có thực sự tốt với mẹ sau sinh
Sau sinh uống nước rau má có được không: Những lợi ích tuyệt vời