Sau khi cai sữa cho bé, sữa chưa hết ngay khiến mẹ gặp những rắc rối như: tiết sữa ra áo, phải vắt sữa thường xuyên, căng sữa đau tức ngực,… Mẹ mệt mỏi và không biết làm thế nào để hết sữa an toàn? Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ 9 cách giúp mẹ hết sữa đơn giản và hiệu quả bao gồm cả phương pháp tự nhiên và dùng thuốc
Mục lục
1. 5 phương pháp tự nhiên để hết sữa mẹ
Cai sữa cho bé bao lâu thì mẹ hết sữa? Thông thường mẹ cai sữa sau khoảng 1 tháng thì mẹ sẽ hết sữa, để mẹ hết sữa nhanh, an toàn cho sức khỏe mẹ nên ưu tiên áp dụng các cách làm hết sữa tự nhiên.
1.1. Cây xô thơm
Theo một nghiên cứu năm 2014, cây xô thơm có khả năng làm ức chế prolactin – hormon sản xuất sữa trong cơ thể mẹ, giúp mẹ giảm tiết sữa và dễ dàng hơn trong việc cai sữa cho con.
Cách sử dụng lá xô thơm làm giảm tiết sữa:
- Chuẩn bị: 30 – 50g lá xô thơm, 500ml nước sôi (90 độ C), thêm túi trà lọc tùy chọn. Hoặc mẹ tìm mua túi trà xô thơm lọc có sẵn.
- Cách thực hiện: Ủ lá xô thơm với nước sôi hoặc với một loại túi trà mẹ đã chuẩn bị cho dễ uống.
- Cách uống: Mẹ uống thay nước trong ngày và liên tục trong 1 tuần để hiệu quả giảm sữa được rõ rệt nhất.
Lưu ý: Mẹ pha loãng hơn nếu thấy khó uống mẹ nhé!
1.2. Hoa nhài
Cũng trong nghiên cứu năm 2014 kể trên, các hoạt chất trong hoa nhài có khả năng làm giảm tiết sữa, bởi nguyên tắc hoạt động giống như lá cây xô thơm. Chính vì vậy, mẹ uống trà hoa nhài nếu muốn hạn chế tiết sữa mẹ nhé.
Cách sử dụng hoa nhài làm giảm tiết sữa:
- Chuẩn bị: 30 – 50g hoa nhài tươi hoặc 10-20g hoa nhài phơi khô, 200ml nước sôi (90 độ C). Hoặc tìm mua túi trà hoa nhài sẵn trên thị trường.
- Cách thực hiện: Cho hoa nhài vào nước sôi đã chuẩn bị, ủ trong 5 phút
- Cách uống: Mẹ uống như uống trà bình thường hàng ngày, hoặc pha loãng ra uống thay nước.
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Một số nghiên cứu còn cho rằng, việc đắp hoa nhài lên trên khu vực tiết sữa cũng có tác dụng gần như uống trà hoa nhài, mẹ kết hợp thêm cách này để hết sữa hiệu quả hơn.
1.3. Dầu bạc hà
Theo các chuyên gia, dầu bạc hà với tính the mát đặc trưng, khi sử dụng lên ngực sẽ làm co hẹp các đường ống dẫn sữa, giúp mẹ giảm sữa từ từ. Vì thế khi sử dụng cách hết sữa này mẹ cần kiên trì thực hiện hàng ngày, đều đặn, không nên nôn nóng.
Cách sử dụng dầu bạc hà làm giảm tiết sữa:
Chuẩn bị: Một lọ tinh dầu bạc hà 10g, khăn khô đa năng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch tay trước khi thực hiện. Tốt nhất, mẹ sát khuẩn tay bằng cồn 70 độ để đảm bảo sạch khuẩn, tránh gây nhiễm khuẩn từ tay sang đầu ti.
- Bước 2: Vệ sinh bầu ngực: Dùng khăn khô đa năng nhúng nước, vặt kiệt, sau đó lau sạch bầu sữa mẹ.
- Bước 3: Nhỏ 1-2 giọt dầu bạc hà ra lòng bàn tay, xoa nhẹ hai lòng bàn tay vào nhau để tay ấm lên
- Bước 4: Áp tay hoặc xoa nhẹ bầu ngực trong 3 phút. Thực hiện liên lục 1 – 2 lần/ngày trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Mẹ không sử dụng phương pháp làm hết sữa này nếu chưa cai sữa hoàn toàn cho bé, cũng không cho bé tiếp xúc với bầu ti mẹ nếu mẹ dùng loại tinh dầu này vì dầu có độc tính ở liều cao.
1.4. Mùi tây
Bên cạnh các loại thực phẩm trên, một loại cây dễ tìm khác là mùi tây cũng có tác dụng tương tự trong việc giúp mẹ giảm tiết sữa. Tinh dầu và các hoạt chất khác trong mùi tây cũng ảnh hưởng tới việc hoạt động của prolactin trong cơ thể mẹ, dần làm giảm lượng sữa mẹ và giúp mẹ dừng tiết sữa sau một khoảng thời gian sử dụng với liều lượng nhất định.
Với rau mùi tây, rất dễ để mẹ tìm và ăn loại thực phẩm này vì nó khá quen thuộc trong mỗi bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, việc hỗ trợ giảm tiết sữa sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu mẹ ăn với liều lượng nhiều hơn là chỉ ăn với số lượng lá mùi tây trang trí trên các món ăn bày trên mâm cơm.
Cách sử dụng rau mùi tây làm giảm tiết sữa:
Chuẩn bị: 500gr-1kg lá mùi tây. Cối xay, máy ép (máy ép chậm thì càng tốt)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá mùi tây, cắt thành đoạn khoảng 5cm. Để ráo.
- Bước 2: Rửa sạch cối xay, máy ép và lau khô
- Bước 3: Ép rau mùi tây lấy nước uống. Mẹ có thể mix với hoa quả có mùi thơm ví dụ như lê, táo,…cho dễ uống
Cách uống: Mẹ uống 2-3 lần/tuần để hiệu quả được tốt nhất
Lưu ý: Trong rau mùi tây có nhiều tinh dầu với mùi đặc trưng. Khi mẹ ăn, mùi vị của lá có thể ảnh hưởng tới mùi vị sữa khiến bé chán bú hoặc bỏ bú. Bé không bú nữa khiến giảm kích thích đầu vú, làm giảm tiết sữa, hết sữa dần dần. Vì vậy, mẹ nào chỉ đang muốn giảm tiết sữa mà vẫn còn đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên sử dụng phương pháp này.
1.5. Lá cải bắp
Cách làm thế nào để hết sữa tự nhiên cuối cùng là dùng lá cải bắp. Một số nghiên cứu đã chứng minh lá bắp cải có công dụng như một phương thuốc chữa căng sữa. Nhưng trên thực tế, nhiều mẹ chỉ thấy bắp cải giúp giảm đau do căng sữa, mà chưa thể làm cạn kiệt nguồn sữa mẹ trong một thời gian ngắn sử dụng. Vì vậy, mẹ cân nhắc sử dụng phương pháp này mẹ nhé!
Cách sử dụng bắp cải làm giảm tiết sữa:
Chuẩn bị: Một cây bắp cải tươi, lấy các lá bắp cải có đường kính khoảng 10 – 15cm để vừa với bầu ngực
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch bắp cải
- Bước 2: Đặt nhẹ trên bầu ngực, mẹ mặc ngoài một chiếc áo ngực mỏng, không có gọng, không độn dày để cố định lá bắp cải
- Bước 3: Nếu mẹ có thời gian, mẹ thay hai lá khác sau khoảng 1-2 tiếng. Nếu không có thời gian, mẹ có thể chia các lần đắp theo thời gian rảnh của mẹ.
Lưu ý: Hiệu quả của việc đắp lá bắp cải mất nhiều thời gian, tuy nhiên, ngoài công dụng chữa tắc tia sữa, mẹ vẫn có thể dùng cách làm hết sữa này để bớt mệt mỏi vì căng sữa trong thời gian cho bé bú.
Nhìn chung, sử dụng các thực phẩm và chế phẩm từ thiên nhiên có những ưu nhược điểm sau đây, mẹ có thể xem bảng tổng hợp dưới đây:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. 4 phương pháp hết sữa mẹ có dùng thuốc
Nếu mẹ không có thời gian áp dụng các cách làm thế nào để hết sữa theo phương pháp tự nhiên trên hoặc mẹ muốn cắt sữa nhanh hơn, mẹ có thể cân nhắn sử dụng thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có tư vấn của bác sĩ và có thể có tác dụng phụ cho mẹ đó ạ!
2.1. Thuốc tránh thai
Như đã nhắc tới ở phía trên, khi ức chế prolactin – hormone sản xuất sữa trong cơ thể mẹ, việc tiết sữa mẹ sẽ dần giảm đi. Trong thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao, Hormone estrogen có thể giúp cơ thể mẹ ức chế sản sinh prolactin. Chính vì vậy, mẹ sử dụng thuốc tránh thai để giảm tiết sữa sau sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cũng trong nghiên cứu năm 2014 về việc cho con bú, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng mẹ chỉ cần dùng thuốc tránh thai trong khoảng từ 5-7 ngày là thấy hiệu quả rõ rệt về mức độ tiết sữa.
Lưu ý: Một số tổ chức nghiên cứu về thuốc như FDA đã khuyến cáo: Không được phép sử dụng thuốc tránh thai với mục đích khác. Chính vì vậy, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng loại thuốc này.
2.2. Thuốc cảm lạnh pseudoephedrine (Sudafed)
Trong một nghiên cứu nhỏ vào năm 2003 trên 8 phụ nữ đang cho con bú, một liều 60 mg thuốc cảm lạnh pseudoephedrine (Sudafed) cũng có khả năng giúp cơ thể mẹ ức chế tiết hormone prolactin, làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra.
Mẹ được phép sử dụng tối đa 60 mg/ngày. Nghiên cứu phía trên cũng cho rằng, khi mẹ dùng liều tối đa, thuốc cũng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến về tần suất uống thuốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối mẹ nhé!
2.3. Vitamin B (thực phẩm chức năng)
Nếu mẹ đã ngừng cho bé dùng sữa mẹ, các thuốc vitamin B-1 (thiamine), B-6 (pyridoxine) và B-12 (cobalamin) với liều cao có thể hoạt động hiệu quả để ức chế tiết hormone prolactin từ đó làm giảm lượng sữa tiết ra.
Một nghiên cứu trên vitamin B-6 từ những năm 1970 cho thấy rằng phương pháp này không tạo ra tác dụng phụ nào cho 96% người tham gia.
Mặc dù có hiệu quả ở trong nghiên cứu phía trên, nhưng cũng có những nghiên cứu cho kết quả trái ngược, chính vì vậy, mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ hoặc sử dụng thuốc này một cách thật thận trọng để không ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài. Ngoài ra, thay vì dùng thuốc, mẹ linh hoạt sử dụng các loại thức ăn có chứa vitamin B6 để thay thế cho việc sử dụng thuốc.
2.4. Các loại thuốc khác
Mẹ có thể tìm hiểu về thuốc Cabergoline để hãm sữa. Thuốc này giúp kìm hãm việc sản xuất prolactin trong cơ thể mẹ, hạn chế việc tiết sữa. Một số mẹ thấy sữa của mình cạn kiệt chỉ sau một liều thuốc, tuy nhiên cũng có những mẹ phải dùng tới liều tiếp theo mới có tác dụng.
Lưu ý: Thuốc Cabergoline không được FDA chấp thuận cho mục đích sử dụng này, và cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng chúng an toàn cho trẻ còn đang bú mẹ, nhưng có thể được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, mẹ chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ thôi nhé.
Mẹ có nghe tới một số loại thuốc giảm tiết sữa chẳng hạn như bromocriptine hoặc tiêm estrogen liều cao – tuy nhiên các phương pháp này không còn được khuyến khích sử dụng vì có thể gây đông máu, có tác dụng phụ lâu dài. Vì vậy, mẹ đừng dùng các phương pháp này để làm giảm tiết sữa mẹ nhé!
mẹ cùng xem qua bảng tổng hợp ưu nhược điểm của phương pháp này nhé!
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
3. Những điều KHÔNG nên làm khi mẹ muốn hết sữa
Vì muốn mau chóng hết sữa trong quá trình cai sữa cho bé, mẹ đôi khi đã sử dụng những phương pháp chưa được kiểm chứng. Mẹ tránh dùng những phương pháp dưới đây bởi chúng không làm giảm tiết sữa, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ:
- Kích thích núm vú: Nhiều mẹ nghĩ rằng việc massage quanh vú làm giảm đau tức do căng sữa. Tuy nhiên, việc massage với tần suất lớn (2-3 lần/ngày trở lên) gây kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều sữa hơn, khiến mẹ không thể ngừng tiết sữa được. Mẹ nên massage một cách nhẹ nhàng, vừa phải và điều độ, tốt nhất là massage dưới vòi sen với nước ấm (1 lần/ngày), tránh để núm vú bị kích thích quá mạnh dẫn tới việc tiết sữa không kiểm soát.
- Buộc chặt đầu ngực: Thời còn lạc hậu, dây buộc ngực là phương pháp được sử dụng rất phổ biến để hạn chế tiết sữa. Tuy nhiên, buộc chặt đầu ngực khiến bầu ngực đau tức, thậm chí còn khiến sữa chảy ra nhiều hơn sau khi tháo dây buộc.Vì vậy, mẹ chỉ nên sử dụng loại áo ngực mỏng, nâng đỡ bầu ngực nhẹ nhàng để giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Uống ít nước: Khi cho con bú, mẹ thường được yêu cầu uống nhiều nước để có đủ sữa. Chính vì vậy, có những mẹ tưởng rằng uống ít nước đi có thể làm giảm lượng sữa được sản xuất ra. Tuy nhiên, đây lại là 1 sai lầm đó ạ, mẹ cần uống đủ nước (2.5-3 lít nước/ngày) để bảo đảm sức khỏe.
- Không hút sữa/vắt sữa: Ngừng cho con bú đột ngột dẫn đến nguy cơ căng sữa, tắc ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng. Mẹ có thể vắt một ít sữa để giảm bớt cảm giác căng sữa. Tuy nhiên, điều này nên hạn chế tối đa vì nó kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều sữa mẹ hơn. (Đó là lý do tại sao mẹ thiếu sữa hay hút sữa đều đặn để có đủ sữa cho con bú trong thời gian đầu sau sinh)
4. Mất bao lâu để mẹ hết sữa hoàn toàn?
Các mẹ thường băn khoăn không biết cai sữa cho bé bao lâu thì mẹ hết sữa, mỗi mẹ có một cơ địa khác nhau, thời gian để hết sữa hoàn toàn cũng khác nhau. Có những mẹ hết sữa chỉ sau vài ngày, có những mẹ cần vài tuần, cũng có mẹ phải chờ hàng tháng mới có kết quả. Chính vì vậy, mẹ đừng quá căng thẳng và lo lắng, hãy duy trì tinh thần thoải mái để thấy được hiệu quả giảm tiết sữa tốt nhất mẹ nhé!
Lưu ý: Ngay cả khi sữa mẹ đã hết, sữa mẹ cũng có thể về lại hoặc tiết ra 1 ít. Nếu sữa mẹ về nhiều mà không có lý do, hoặc sữa về lại có màu lạ thì mẹ nên đến bác sĩ khám, bởi hiện tượng này có thể tiềm ẩn một số bệnh về vú như viêm tuyến vú, ung thư vú,…
Đến đây một số mẹ gặp trường hợp “tại sao cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa?” Ở trường hợp này, có thể mẹ đang bị rối loạn giấc ngủ hoặc rối loại tâm lý như căng thẳng trong thời gian dài hay đang sử dụng một số thuốc điều dạ dày,… Mẹ đừng quá lo lắng chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình.
Với thông tin trên, mẹ không còn băn khoăn làm thế nào để hết sữa và một số điều mẹ cần tránh trong quá trình làm ngưng tiết sữa sau khi cho con bú. Việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, nên chỉ dành cho những mẹ nào muốn hết sữa một cách khẩn cấp. Vì vậy, nếu không vội vàng, mẹ ưu tiên dùng các phương pháp từ tự nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và bé mẹ nhé!
Mẹ tham khảo thêm:
Sau sinh ăn gì để nhiều sữa? Chế độ ăn lành mạnh cho mẹ sau sinh
Chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu – Cần hiểu rõ mẹ ơi!
Mách mẹ 4 bài thuốc chữa viêm tuyến sữa được ưa chuộng hiện nay