Tắc tia sữa làm ngực mẹ sưng đau, giảm tiết sữa và gián đoạn quá trình cho con bú. Làm thế nào để sữa về lại nhanh chóng mà vẫn giữ nguyên được dinh dưỡng sữa mẹ cho con?
Chuyên gia khuyên mẹ áp dụng chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu, cho hiệu quả và an toàn 100% với cả mẹ và bé. Cụ thể thế nào, cùng theo dõi tiếp mẹ nhé!
Mục lục
1. Chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng tác nhân vật lý nhân tạo trong điều trị, phòng bệnh và phục hồi cơ thể. Đây là phương pháp không dùng thuốc, thay vào đó, tùy từng mục đích và vấn đề sức khỏe khác nhau, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ sử dụng một hoặc phối hợp nhiều tác nhân như: nhiệt độ, xung điện, sóng siêu âm, tia hồng ngoại, nước, tia X, thể dục thể thao, dưỡng sinh,…;
Trong điều trị tắc tia sữa, mẹ được chỉ định dùng sóng siêu âm hoặc ánh sáng hồng ngoại tác động trực tiếp lên bầu ngực, đặc biệt tại các vị trí sữa đông kết, nổi cục. Bầu ngực mẹ sẽ được thư giãn, giảm căng cứng, lưu thông tuyến sữa ngay trong lần đầu tiên điều trị.
Phương pháp này được nhiều mẹ áp dụng chữa tắc tia sữa do không gây đau, không tác dụng phụ, giảm nguy cơ tái phát và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Mẹ lưu ý: Phương pháp vật lý trị liệu đòi hỏi người thực hiện có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Để tránh trường hợp thao tác không đúng gây bỏng da, rát da, kích ứng mắt,… mẹ lựa chọn cơ sở y tế có uy tín như: Vinmec, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Hạnh Phúc,… để đảm bảo an toàn mẹ nhé!
2. Các phương pháp chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu thường gặp
Hai phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị tắc tia sữa là dùng sóng siêu âm hoặc dùng đèn hồng ngoại.
2.1. Phương pháp chữa tắc tia sữa dùng sóng siêu âm
Chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm là biện pháp dùng rung động (sóng) ở tấn số 1 – 3 Mhz tác động trực tiếp lên bầu ngực. Ở tấn số này, rung động có khả năng đi qua da; làm tan cục sữa vón và giãn nở các tuyến sữa ở sâu dưới bầu ngực mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào.
Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn và kinh nghiêm cao. Tùy vào vị trí sữa vón nông hay sâu và tình trạng tắc tia sữa nặng hay nhẹ; mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng sóng siêu âm với tần số thích hợp để khai thông tia sữa, giảm căng tức bầu ngực nhanh chóng nhất.
Một liệu trình chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm kéo dài 1 – 5 buổi, mỗi buổi 30 – 45 phút. Tắc tia sữa sẽ cải thiện từ từ ngay từ buổi trị liệu đầu tiên. Mẹ tuân thủ theo hướng dẫn và liệu trình của bác sĩ đến khi tia sữa khỏi hoàn toàn, không bỏ dở giữa chừng, dễ gây tắc tia sữa tái phát.
2.2. Chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại
Chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại là phương pháp tạo hiệu ứng nhiệt trên bầu ngực. Nhiệt từ ánh sáng hồng ngoại tác động đến tận các vị trị nang sữa ở sâu dưới da; làm sữa vón trên toàn bộ bầu ngực tan dần, mạch máu và ống dẫn sữa giãn nở; khai thông đường đi sữa mẹ.
Trong phương pháp này, cường độ và vị trí chiếu đèn rất quan trọng. Cường độ chiếu đèn cao, gây nhiệt quá nóng, làm bỏng rát, tổn thương da. Vị trí chiếu đèn không đúng gây tổn thương các mô cơ nhạy cảm xung quanh, đặc biệt là giác mạc, làm giảm thị lực. Do đó, mẹ cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện điều trị phù hợp.
Một liệu trình chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng bao gồm 3 – 5 buổi. Mỗi buổi, bác sĩ thực hiện chiếu đèn trong khoảng 10 – 20 phút. Ngoài ra, một số cơ sở y tế kết hợp vừa chiếu đèn vừa đắp parafin nóng hoặc massage bằng tay để đẩy sữa thừa ra ngoài, tăng hiệu quả chữa tắc tia sữa nhanh chóng.
- Mẹ xem thêm: Mách mẹ phương pháp đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa
3. Phương pháp chữa tắc tia sữa tại nhà đơn giản
Chữa tắc tia sữa bằng phương pháp vật lý trị liệu phải được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Nếu mẹ chưa thể đến phòng khám ngay, để bầu ngực dễ chịu hơn, mẹ áp dụng những biện pháp tại nhà đơn giản sau:
3.1. Vắt thông tắc tia sữa
Vắt sữa giúp mẹ đẩy sữa thừa và sữa vón ra ngoài. Sữa được đẩy ra ngoài sẽ không ứ đọng, cản trở ống dẫn sữa và làm ngực mẹ thấy căng tức nữa..
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa tay và chuẩn bị bình hứng sữa sạch sẽ. Dùng khăn khô đa năng ẩm vệ sinh sạch bầu ngực và núm ti của mẹ, tránh để vi khuẩn, chất bẩn từ ti mẹ đi vào dòng sữa mẹ vắt.
- Bước 2: Ngồi thẳng lưng hơi ngả về trước, một tay cầm bình hứng sữa, tay còn lại ôm trọn bầu ngực, ngón trỏ đặt trên núm ti, 4 ngón còn lại đặt đối diện với ngón trỏ.
- Bước 3: Ấn nhẹ các ngón tay, đồng thời, dùng ngón cái vuốt dọc núm ti từ trong ra ngoài và đẩy sữa vào bình.
- Bước 4: Thả lỏng tay và lặp lại thao tác trên trong khoảng 3 – 5 phút đến khi bầu ngực không ra sữa hoặc sữa chảy chậm lại và nhỏ giọt.
Mẹ bảo quản sữa sau khi vắt trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 3 – 5 ngày. Trước khi dùng, mẹ đặt bình sữa vào nước ấm 40 -50 độ C, hâm nóng sữa đến khoảng 36 – 37 độ C, tránh để bé lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Nếu mẹ tắc tia sữa kèm sốt trên 38,5 độ, hay ngực mưng mủ; sữa mẹ có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm dịch mủ. Lúc này, mẹ không dùng sữa mẹ cho bé nữa nhé!
Lời khuyên cho mẹ: Máy hút sữa là “trợ lý” giúp mẹ vắt sữa nhanh hơn, tạo lực hút đều, không gây đau và không làm sữa bắn ra xung quanh.
- Để hiểu rõ hơn về cách dùng máy hút sữa, mẹ tham khảo bài viết: Mẹ thông thái hút sữa đúng cách để sữa TỐT, không tắc sữa
3.2. Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp tác động nhiệt lên bầu ngực, làm tan sữa vón, thư giãn mạch máu và ống dẫn sữa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khăn mềm và nước ấm 40 – 50 độ C. Mẹ không dùng nước trên 50 độ C, dễ làm bỏng rát và kích ứng da.
- Bước 2: Nhúng ngập khăn mềm vào nước ấm, vắt bớt nước và đặt trực tiếp khăn lên vùng ngực căng tức, nổi cục.
- Bước 3: Chườm ấm trong khoảng 15 phút.
Mẹ chườm nóng chữa tắc tia sữa nhiều lần. Mỗi lần chườm nóng cách nhau không dưới 3 tiếng để ngực mẹ được nghỉ, không bị tác động nhiệt liên tục, dễ gây kích ứng, tấy đỏ da.
Tắc tia sữa có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, khó chữa như: nhiễm trùng, viêm tiếm vú, u xơ tuyến vú,… Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách trong các trường hợp:
- Tắc tia sữa kéo dài 3 – 4 ngày.
- Tắc tia sữa kèm sốt trên 38,5 độ C.
- Ngực mẹ mưng mủ, sưng to, căng cứng.
- Mẹ căng tức ngực, khó thở, buồn nôn.
Chữa tắc tia sữa bằng vật lý trị liệu là phương pháp an toàn cho cả mẹ và bé, giúp cải thiện căng tức bầu ngực ngay trong lần đầu điều trị. Phương pháp đòi hỏi người thực hiện phải thành thạo, có chuyên môn cao. Mẹ đến các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất, tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà.
Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhanh chóng mẹ nhé!