Một trong những câu hỏi mà mẹ quan tâm nhất trong giai đoạn mang thai là Sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Vì mẹ biết rằng, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé trong những năm tháng đầu đời. Vậy đâu là những loại thực phẩm lợi sữa mà mẹ nên bổ sung để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé? Mẹ đừng quá lo lắng, bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật về vấn đề này.
Mục lục
1. Sữa mẹ rất quan trọng cho sự phát triển của bé
- Nguồn dưỡng chất tốt nhất mà bé có thể thu nạp để làm tiền đề cho sự phát triển sau này chính là sữa mẹ. Đối với các bé thì sữa mẹ chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết trong 6 tháng đầu đời.
- Không phải ngẫu nhiên mà mẹ lại rất quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Bởi chỉ trong 28 ml sữa mẹ có chứa 19 -23 kcal, 3.6% protein, 28.8 – 32.4% chất béo và 26.8 – 31.2% carbs chủ yếu là đường sữa. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ có đủ dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú sẽ quyết định ít nhiều đến chất lượng dòng sữa.
- Sữa mẹ cung cấp lượng nước giúp bé giải khát khi mới bú, sau đó hàm lượng chất béo cùng chất dinh dưỡng cần thiết sẽ theo dòng sữa sau nạp vào cơ thể bé yêu.
2. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa? 15 loại thực phẩm mẹ không thể bỏ qua
Đâu là những loại thực phẩm mà mẹ không thể bỏ qua nếu muốn có nhiều sữa mẹ cho bé? Bài viết đưa ra 15 loại thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa mà không béo, hơn nữa còn cung cấp các khoáng chất tự nhiên, vitamin cần thiết cho mẹ sau sinh.
2.1. Rau ngót
Rau ngót là một ví dụ điển hình cho câu hỏi sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Đây là một trong các loại thực phẩm giúp mẹ bổ sung dưỡng chất sau sinh và có dòng sữa đầy cho bé. Bởi trong 100g rau ngót, bà đẻ được cung cấp 169mg Canxi, 2,7mg Chất Sắt và nhiều vi chất khác. Nổi bật hơn là lượng Vitamin A và C trong rau ngót rất dồi dào, hơn hẳn trong các loại trái cây như bưởi, cam, chanh.
Rau ngót xứng đáng là món mà mẹ nên ăn sau sinh, vì ngoài khả năng giúp bà đẻ lợi sữa, rau ngót còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề thường gặp như: táo bón, nám da, bổ máu, loại bỏ sản dịch còn sót lại ra khỏi tử cung sau sinh…
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai thì rau ngót không phải sự lựa chọn đúng đắn. Bởi trong rau ngót có chứa một lượng papaverin, là nguyên nhân gây ra những cơn co thắt ở tử cung, dẫn đến khả năng sảy thai, sinh non.
2.2. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Móng giò
Ăn móng giò có nhiều sữa không? Móng giò được biết đến với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có thể kể đến như chất béo, chất đạm, canxi, photpho và nhiều vi chất khác. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa mà mẹ lại có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng, đó là các món chế biến từ móng giò mẹ đừng bỏ qua nhé .
Ngoài những chất dinh dưỡng thiết yếu cho phụ nữ sau sinh, móng giò còn có tác dụng về mặt thẩm mỹ. Hàm lượng collagen trong móng giò giúp da mẹ được cải thiện tình trạng bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng.
Tuy nhiên, do hàm lượng chất dinh dưỡng trong móng giò khá cao, nên món ăn này không thích hợp cho bà mẹ vừa mới sinh mổ, mẹ nên đợi ít nhất 3 – 4 ngày cho đến 1 tuần để cơ thể được phục hồi dần.
2.3. Đu đủ
Nhắc đến loại thực phẩm mà bà đẻ không nên bỏ qua để lợi sữa, đu đủ là cái tên nổi bật. Đu đủ được biết đến là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng gồm protein, chất béo cùng nhiều các loại vitamin thuộc nhóm, A, B, C, D, E. Đây cũng là món ăn mà ông bà xưa đã áp dụng để kích thích tuyến sữa của mẹ bầu.
Ngoài khả năng giúp mẹ lợi sữa, các chất có trong quả đu đủ còn hỗ trợ phụ nữ sau sinh giải quyết các vấn đề về hệ tiêu hóa, bổ máu, đẹp da và tốt cho mắt. Tuy nhiên, mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều đu đủ, điều này sẽ khiến mẹ dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu hay thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn từ 2- 3 lần, mỗi lần chỉ ăn 1 miếng vừa đủ và nên phối hợp với các món nên ăn sau sinh để tốt cho cả mẹ và bé.
2.4. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Thịt bò
Thịt bò không chỉ biết đến là món ăn siêu dinh dưỡng cho mọi đối tượng mà còn là cái tên không thể thiếu trong thực đơn sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Hơn thế nữa, thịt bò được cho là thần dược bổ máu nhờ giàu chất đạm và vitamin B12, giúp tăng dẫn truyền thần kinh và phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ.
Tuy vậy mẹ cũng không nên ăn quá nhiều thịt bò, vì đây là món ăn chứa lượng dinh dưỡng cao, việc dư thừa 1 trong các chất trên cũng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mẹ nên ăn xen kẽ, luân phiên các món ăn sau sinh khác nhau để đảm bảo đủ chất cho mẹ và lợi sữa cho bé.
2.5. Cá chép
Cá chép có thịt ngọt, dễ ăn, có tác dụng giải độc, thúc đẩy tử cung co bóp để ép sản dịch sau sinh ra ngoài. Cá chép cũng là loại thực phẩm sau sinh ăn gì để nhiều sữa cho mẹ, phù hợp cho mẹ bị mất sữa, ít sữa nhờ vào hàm lượng chất béo và chất đạm dồi dào.
Ngoài ra, món cháo cá chép còn giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh, bổ máu và cải thiện hệ tuần hoàn cơ thể. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý, cá chép chứa hàm lượng calo khá cao, nếu lạm dụng nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong máu, không tốt cho sức khỏe của mẹ.
2.6. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Quả sung
Nếu mẹ còn thắc mắc sau sinh ăn gì để nhiều sữa, quả sung cũng là một sự lựa chọn rất đáng để lưu tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, 49mg canxi, 23mg photpho, 0,4mg sắt và các khoáng chất khác giúp mẹ bổ sung đủ chất và không lo tắc sữa.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu sử dụng lượng quả sung vừa phải, thực phẩm này còn có tác dụng:
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và làm giảm nguy cơ tiền sản giật nhờ thành phần kali.
- Cải thiện tình trạng táo bón và một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa nhờ lượng chất xơ.
- Có thể cân bằng nồng độ axit trong cơ thể vì quả sung có tính kiềm.
- Cải thiện sắc tố da nhờ quả sung chứa hợp chất psoralens.
2.7. Rong biển
Ngoài đạm, rong biển còn dồi dào khoáng chất, sắt, các yếu tố vi lượng cùng nhiều vitamin rất có lợi cho sức khỏe và sẽ không nằm ngoài danh sách sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Rong biển được biết đến như một loại thực phẩm giàu dưỡng chất giúp lợi sữa, bổ máu, bồi bổ cơ thể rất tốt cho người già, người mới ốm dậy, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
Không phải là món ăn quá xa lạ, rong biển được kết hợp và dùng chung với các nguyên liệu khác trong bữa ăn hằng ngày. Nếu mẹ vừa muốn nhiều sữa vừa muốn giảm cân, hãy biến tấu thực đơn với các món từ rong biển.
2.8. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Chuối sứ
Đây là loại chuối thơm ngon dễ ăn, chua ngọt vừa phải, giúp mẹ giải quyết nhanh gọn câu hỏi: Sau sinh ăn gì để nhiều sữa? Ngoài thịt chuối, các chuyên gia cho biết lớp vỏ mỏng bên ngoài thịt chuối sứ có tác dụng giúp mẹ tăng sữa và giúp sữa về nhiều hơn.
Hàm lượng dinh dưỡng cao vitamin B6, mangan, vitamin C, kali, protein, folate… trong chuối được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao là một loại thực phẩm sau sinh có tác dụng lợi sữa mà không sợ tăng cân.
Tương tự như các loại thực phẩm khác, mẹ không nên ăn chuối quá nhiều lần trong ngày, dễ khiến mẹ bị đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Sau sinh, mẹ chỉ nên ăn 1- 2 quả chuối sứ/ ngày là đủ, mẹ nhé!
2.9. Gạo lứt
Gạo lứt sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn gì để nhiều sữa mà vẫn không béo nhờ vào khả năng cung cấp dồi dào các chất cần thiết nhưng lại chứa ít calo.
Trong gạo lứt chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể như B1, B2, B3, B5, B6, canxi, sắt, magie, selen, kali, natri…Tất cả các vitamin và khoáng chất này sẽ giúp giải độc cơ thể, đào thải độc tố tích tụ dưới da, giúp mẹ sau sinh giảm cân an toàn, đồng thời nguồn sữa cũng về dồi dào hơn. Mẹ sau sinh nên ăn cơm từ gạo lứt thay cho cơm trắng để vừa hấp thụ các chất nhưng lại không quá nhiều calo và tinh bột.
2.10. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Các loại đậu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong các loại đậu có một chất hoạt động như estrogen có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú. Giờ đây thì mẹ đã biết sau sinh ăn gì để nhiều sữa với những nguyên liệu hết sức gần gũi như đậu xanh, đậu đen, đậu nành…
Với hàm lượng protein và chất xơ dồi dào, các loại đậu sẽ hỗ trợ mẹ sau sinh cải thiện hệ tiêu hóa, đẹp da và bổ sung năng lượng mà không làm tăng cholesterol trong máu. Từ những món đơn giản thường ngày như sữa đậu nành, cháo đậu xanh, các món đậu hầm, vừa dễ ăn cũng vừa giúp mẹ sau sinh gọi sữa về nhiều hơn.
2.11. Rau má
Sau sinh ăn gì để nhiều sữa mà không tốn quá nhiều công sức tìm kiếm và chế biến? Chắc mẹ sẽ rất bất ngờ khi rau má lại xuất hiện trong danh sách những món ăn mẹ sau sinh không nên bỏ qua. Với những bà mẹ sinh mổ, ăn rau má sau khi sinh còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tại vết thương sinh nở giúp vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh khả năng lợi sữa cho mẹ sau sinh, rau má còn giúp kháng khuẩn, máu huyết lưu thông tốt hơn, mang đến làn da đầy sức sống.
Sinh tố rau má, nước rau má hay canh rau má, mẹ đều có thể dùng hằng ngày với lượng vừa phải. Nếu mẹ bỉm có tiền sử huyết áp thấp, nên cân nhắc ăn ít rau má hơn bằng việc phối hợp xen kẽ các nhóm thực phẩm hồi phục sức khỏe sau sinh.
2.12. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Rau đay
Phụ nữ sau sinh ăn gì để nhiều sữa lại được bổ sung lượng chất sắt cần thiết. Mẹ cũng biết rằng, sau khi sinh bé, cơ thể mẹ bị mất máu nhiều nên rất yếu. Hơn nữa mẹ còn phải cho bé ăn sữa nên cần tới 10mg sắt mỗi ngày, đồng nghĩa với việc sau khi sinh ăn rau đay khoảng 200 – 300mg/ngày sẽ có đủ sắt cho cả mẹ và bé.
Với lượng nước giàu khoáng chất trong rau đay, sữa mẹ sẽ về nhiều hơn và chất lượng dòng sữa cũng cao hơn. Nên mẹ không còn phải lăn tăn vấn đề ăn gì sau sinh để nhiều sữa mà không béo. Mẹ lưu ý, do rau đay có tính hàn và hơi nhớt, nên mẹ chỉ cần ăn lượng vừa đủ, ăn quá nhiều rau đay trong ngày có thể khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy.
2.13. Sữa công thức hoặc sữa đậu nành
Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng bằng việc uống sữa cho con bú, sữa công thức càng tốt, bên cạnh đó, có thể uống sữa đậu nành. Ngoài ra, các chất xơ có trong đậu nành còn giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón, tăng lượng sữa và ổn định nội tiết tố sau sinh. Bên cạnh đó, axit béo linoleic, omega-3 có trong sữa đậu nành giúp mẹ sau sinh tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch.
Mẹ đừng quên sau sinh ăn gì để nhiều sữa nhưng vẫn phải an toàn sức khỏe mẹ và bé. Mẹ không nên ăn cam, quýt trước và sau khi uống sữa đậu nành vì axit sẽ tạo phản ứng với protein gây kết tủa ruột khiến mẹ bị đầy bụng khó tiêu. Đối với các loại sữa nói chung, mẹ nên uống khi còn ấm nóng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2.14. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Quả vú sữa
Sau sinh ăn gì để nhiều sữa? Quả vú sữa là lựa chọn tuyệt vời nhất bởi chúng không chỉ chứa 1 chất chống oxy hóa nổi tiếng là vitamin C mà còn nhiều chất khác. Vú sữa là loại trái cây thơm ngon và có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nằm trong danh sách các loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Ngoài ra, vú sữa còn làm giảm các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau bụng, đầy hơi,… Đối với quả vú sữa, mẹ chỉ nên ăn 1 quả/ ngày đã đảm bảo chất dinh dưỡng và mẹ nên ăn vú sữa cách ngày để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2.15. Quả hồng xiêm
Hồng xiêm chín ăn ngọt, mát lại giàu canxi, sắt và các vitamin quý giá nên được các mẹ yêu thích sử dụng cho mục đích sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Mẹ nên bổ sung hồng xiêm vào thực đơn sau sinh để cung cấp năng lượng phục vụ cho hoạt động sống và cho nhiều sữa mẹ.
Ngoài lợi ích tăng tiết sữa, quả hồng xiêm còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho phụ nữ sau sinh, có thể kể đến như chống viêm, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, hạn chế trầm cảm sau sinh, nhuận tràng và làm cho làn da căng mịn, hồng hào. Ăn hồng xiêm mỗi ngày không chỉ lợi sữa mà còn giúp sữa đặc và thơm mát hơn, mẹ có thêm năng lượng, hạn chế tình trạng táo bón ở giai đoạn cho con bú.
Một trong những điều mà mẹ nên lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm lợi sữa, đó là phải rửa sạch hoa quả trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé!
3. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Mẹ cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh tìm kiếm những loại thực phẩm sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa, mẹ cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé:
- Ăn nhẹ sau sau 1-2 ngày: Sau khi sinh con, việc bổ sung các chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong 1 – 2 ngày đầu sau sinh, tốt nhất mẹ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà và không nên ăn nhiều món chứa dầu mỡ dễ gây đầy hơi.
- Đa dạng hóa thức ăn để cung cấp đủ sữa cho bé: Với các loại thực phẩm lợi sữa nêu trên, mẹ nên kết hợp, biến tấu đa dạng để không gây ngán, chán ăn. Điều này giúp mẹ bổ sung chất dinh dưỡng sau sinh và gọi sữa về nhanh chóng.
- Lựa chọn cách chế biến hợp lý: Mẹ bỉm nên ưu tiên hàng đầu các món ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh và nấu chín. Vì những cách chế biến này giúp lưu giữ chất dinh dưỡng lại trên món ăn cho các mẹ. Hạn chế tối đa chế biến món ăn với dầu mỡ và lượng nhiệt cao, làm mất đi dưỡng chất của món ăn và gây khó tiêu cho mẹ.
- Chia ra nhiều bữa chính và phụ: Để mẹ không phải nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa, mẹ nên ăn thành nhiều lần trong ngày để có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ đa dạng các nguồn thức ăn.
- Cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng: Một bữa ăn khoa học phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo (dầu thực vật), chất tinh bột, vitamin, chất xơ, canxi và sắt. Việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết, không những giúp mẹ mau hồi phục mà còn lượng sữa về nhiều hơn.
4. Sau sinh ăn gì để nhiều sữa: Gợi ý món ăn lợi sữa cho mẹ
Mẹ sau sinh cần bổ sung lượng chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức khỏe và tăng lượng sữa mẹ. Đây là những món sau sinh ăn gì để lợi sữa vừa dễ mua, lại còn chế biến đơn giản mà mẹ nên biết:
4.1. Móng giò hầm
Móng giò hầm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ phục hồi nhanh hơn và kích sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ cần ăn ở mức vừa phải, đừng ép bản thân ăn đến mức chán ngán.
Nguyên liệu mẹ cần có:
- Móng giò: 1 móng khoảng 600 – 800g
- Đu đủ xanh (Không nên chọn quả xanh, non quá, mà bạn nên chọn những quả đu đủ xanh bắt đầu có dấu hiệu chín phần đầu cuống đu đủ là được)
- Cà chua: 1 quả
- Hành lá, hành tím khô, rau mùi tàu, rau thơm
- Gia vị đầy đủ: Nước mắm, mì chính, hạt nêm,…
Cách nấu:
- Đầu tiên, móng giò mẹ cạo lông, làm sạch rồi chặt thành miếng nhỏ, trần qua nước sôi để khử bớt mùi hôi của móng giò.
- Sau đó mẹ đem cho móng giò vào nồi áp suất + 1 thìa hạt nêm + 1/2 thìa cà phê đường + 1/2 thìa nước mắm + cho nước ngập móng giò, rồi hầm khoảng 15 – 30 phút cho thịt chín mềm, ngấm gia vị là được.
- Trong khi đợi móng giò chín nhừ, mẹ sẽ sơ chế đu đủ: Đu đủ xanh gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng vừa ăn. Sau đó mẹ cho đu đủ vào nước muối loãng ngâm khoảng chừng 10 phút thì vớt đu đủ ra rổ, để ráo nước.
- Khi móng giò đã chín mềm, mẹ bắt đầu cho đu đủ thái miếng vào đun chung, nêm gia vị cho vừa ăn rồi đun tới khi nào đu đủ chín vừa tới thì thêm cà chua rửa sạch, thái miếng + hành lá rửa sạch, thái nhỏ + rau mùi rửa sạch, thái khúc ngắn vào đảo đều khoảng 1 – 2 phút là xong. Tắt bếp, múc móng giò hầm đu đủ ra bát và ăn khi còn nóng mẹ nhé.
4.2. Canh rong biển
Đây là món ăn giúp mẹ sau sinh nhanh chóng giảm mệt mỏi, phục hồi sức khỏe và nhiều sữa cho con bú. Sẽ bổ dưỡng hơn nếu mẹ nấu canh rong biển với thịt bò bằm.
Nguyên liệu mẹ cần có:
- Rong biển khô 100g (có thể tìm mua tại các siêu thị)
- Thịt bò tươi 80g
- Rượu trắng ( hàn quốc)
- Nước tương ( xì dầu hàn quốc)
- Tỏi khô
- Gia vị: muối, dầu ăn, hạt tiêu xay
Cách nấu:
- Sơ chế rong biển: Mẹ đem rong biển khô ngâm với nước lạnh từ 20-30 phút cho rong biển mềm và nở ra, sau đó thái rong biển thành từng khúc 5cm.
- Sơ chế thịt bò: Thịt bò mẹ đem thái lát mỏng, ướp với 1 thìa rượu trắng, tiêu, xì dầu, dầu vừng (có thể dùng dầu olive để thay thế). Để 10-15 phút cho thịt thấm gia vị. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, chờ dầu sôi khử thêm ít hành khô cho thơm, cho thịt bò vào xào nhanh trên lửa lớn sao cho bò chín tái là được.
- Bò chín tới, mẹ cho rong biển vào xào cùng, thêm nửa thìa dầu vừng, xào thêm 2-3 phút đến khi bò chín thì cho nước vào (nên dùng nước ấm). Nấu với lửa vừa đến khi canh sôi, mẹ lại nêm nếm ít gia vị cho vừa ăn.
- Cuối cùng mẹ đun thêm nồi canh trên lửa nhỏ, cho thêm thìa tỏi băm để canh có vị thơm, nấu tiếp đến khi rong biển mềm thì tắt bếp và thưởng thức.
4.3. Cháo vừng đen:
Ăn cháo vừng đen sau sinh vừa giúp mẹ thay đổi khẩu vị, vừa giúp hồi phục sức khỏe lại có thể tăng lượng sữa mẹ.
Nguyên liệu mẹ cần có:
- Hạt vừng đen: 3 muỗng
- Bột nếp: 3-4 muỗng
- Muối: Một nhúm nhỏ
- Nước: 200ml
- Hạt bí: 100g
Cách nấu:
- Đầu tiên, mẹ cho mè đen vào rây hoặc rá con rồi rửa sạch với nước. Làm nóng chảo lên bếp cho mè đen vào chảo dày rang chín, chú ý đảo đều tay khoảng 5-7 phút cho mè đen chín và có mùi thơm.
- Khi thấy hạt mè đen chín và nổi lách tách mẹ hạ nhỏ lửa. Sau đó, đảo đều cho tới khi mè chín và có mùi thơm là được.
- Tiếp theo mẹ cho mè đen vào nghiền nhỏ cùng với nước, sau đó cho thêm nước vào xay lại lần nữa.
- Mẹ cho bột nếp vào nồi rồi đổ nước mè đen vừa xay ở trên vào khuấy đều. Sau đó, mẹ đun sôi hỗn hợp trên với lửa vừa và khuấy đều khoảng 3 phút cho tới khi hỗn hợp sôi đều là được.
- Cuối cùng, mẹ cho ít gia vị vào nồi cháo rồi đảo đều. Sau đó, cho cháo ra bát và rắc thêm vài hạt bí đã rang chín là có thể thưởng thức món cháo mè đen khi còn nóng.
4.4. Thịt bò hầm cà chua:
Thịt bò là thực phẩm có hàm lượng vitamin B12, chất đạm rất cao. Do đó, mẹ sẽ nhanh chóng phục hồi sau sinh và nhiều sữa.
Nguyên liệu mẹ cần có:
- Thịt bò: 650 Gr
- Cà chua: 2 Trái
- Hành tây: 2 Củ
- Gừng: 1 Miếng
- Ngò tây: 4 Gr
- Sốt cà chua: 2 Muỗng canh
- Hắc xì dầu: 2 Muỗng canh
- Rượu vang: 1 Muỗng canh
Cách nấu:
- Rửa sạch thịt ức bò cho hết phần tiết đọng rồi đem cắt thành cục vừa ăn.
- Tiếp đến mẹ bắt nồi nhỏ lên bếp, cho thịt bò vào trụng sơ vài phút cùng với chút muối, ít gừng, sau đó vớt ra rửa bằng nước lạnh, cho thịt bò sạch chất bẩn.
- Sau đó mẹ bắt nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh bơ hay dầu ăn, đến khi dầu nóng mẹ cho thịt bò vào xào chung với hành tây vài phút. Sau đó cho cà chua, sốt cà chua và các gia vị vào xào thêm vài phút nữa.
- Tiếp theo, sau khi đã xào thịt bò với cà chua, mẹ cho nước xương gà hay nước lạnh vào ngập thịt bò, hầm thêm 20 phút. Cuối cùng cho khoai tây và cà rốt vào hầm thêm 10 phút cho khoai tây chín. Sau đó mẹ nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn là được.
- Sau khi hoàn thành, mẹ cho sản phẩm ra tô, rắc thêm ít hạt tiêu và hành lá được thái nhỏ.
4.5. Canh đu đủ nấu cá quả:
Nếu mẹ quá ngán ngẩm món đu đủ hầm chân giò thì có thể chuyển sang nấu với cá quả cho đổi vị. Món này vừa đỡ ngấy, dễ ăn lại có thể giúp mẹ nhiều sữa và tăng chất lượng sữa hơn rất nhiều.
Nguyên liệu mẹ cần có:
- Cá: 1 khúc (dùng phần đuôi, đầu hay khúc giữa tùy thích)
- Đu đủ: 1 quả (có thể dùng đu đủ xanh)
- Gừng: 10gr
- Hành: 10gr
- Rượu: 1 thìa canh
- Nước: 1500ml
- Muối và hạt tiêu: Vừa đủ
Cách nấu:
-
- Đầu tiên mẹ gọt vỏ gừng, thái lát mỏng. Hành nhặt bỏ rễ, cắt khúc vừa ăn. Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng vừa ăn.
- Mẹ rửa cá thật sạch, thấm khô, ướp cùng muối, hạt tiêu và rượu khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.
- Sau đó, mẹ cho hành, gừng và cá vào chiên vàng đều 2 mặt trong chảo dầu nóng.
- Đun sôi nước, kế tiếp mẹ thả cá đã chiên vào đun sôi trở lại rồi hạ nhỏ lửa, vớt bọt cho đến khi cá mềm thì cho đu đủ vào đun cùng. Khi canh sôi trở lại, đu đủ đã mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn trước khi tắt bếp. (Nếu dùng đu đủ xanh, thời gian chế biến món ăn của mẹ sẽ lâu hơn)
- Cuối cùng, mẹ cho canh cá ra bát, rắc hành hoa, hạt tiêu lên trên, và thưởng thức.
5. Những loại thực phẩm gây mất sữa cho mẹ sau sinh
Bên cạnh việc chọn lọc các loại thực phẩm sau sinh ăn gì để lợi sữa, mẹ cũng rất nên lưu ý những loại thực phẩm sẽ gây mất sữa, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và gián tiếp tác động xấu đến sức khỏe bé yêu.
5.1. Gia vị
Việc sử dụng các loại gia vị với tần suất cao vừa không tốt cho sức khỏe mẹ mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến dòng sữa. Các loại gia vị như ớt, tỏi, hành có thể làm cho sữa có mùi hăng và vị khó chịu, là một trong những nguyên nhân khiến bé chán ăn sữa. Nghiêm trọng hơn, các loại gia vị này có thể gây tổn thương đến dạ dày còn non nớt của bé và khiến bé gặp những triệu chứng lạ sau khi bú.
5.2. Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích là các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và có lượng calo cao mà lại có ít chất dinh dưỡng. Đây là loại thức ăn không thực sự tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với mẹ sau sinh vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa mẹ.
5.3. Đồ uống có chứa cafein
Ăn gì để nhiều sữa, uống gì để không ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng là vấn đề mẹ không nên bỏ qua. Các đồ uống chứa cafein như cà phê, trà xanh,.. giúp cho mẹ có thể giữ được trạng thái tỉnh táo và giảm căng thẳng khi chăm con. Tuy vậy, các mẹ chỉ nên hạn chế uống để tránh gây hại cho dạ dày của bé khi bú sữa.
5.4. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn vốn mang lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Bởi hệ thần kinh của bé sẽ chịu những tác động xấu khi mẹ uống sản phẩm có cồn. Mẹ nên cẩn thận lưu ý vấn đề này để bảo vệ bé yêu luôn khỏe mạnh.
- Đồ uống có gas
Nếu đồ uống có cồn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, thì đồ uống có gas lại ảnh hưởng đến sức đề kháng yếu ớt của con. Hơn nữa, trong đồ uống có gas lại chứa lượng lớn đường có thể gây béo phì hay tiểu đường cho bé khi bú sữa mẹ.
- Các thực phẩm ăn kiêng
Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần phải có lượng calo cao hơn bình thường để có thể đủ cho cả mẹ lẫn con. Những thực phẩm ăn kiêng sẽ không nạp đủ các chất dinh dưỡng để mẹ có nhiều sữa cho bé được. Vì thế, mẹ nên ăn uống đủ chất và vận động nhẹ nhàng để không lo kiêng khem mẹ nhé!
- Các thực phẩm có vị chua
Các thực phẩm có vị chua gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày của cả mẹ lẫn bé. Hệ tiêu hóa của mẹ sau khi sinh còn rất yếu, mà đồ chua lại chứa nhiều axit rất dễ gây tổn hại đến hệ tiêu hóa. Hơn nữa, mẹ nên biết rằng đồ chua làm mất cân bằng pH và làm cho chất lượng sữa mẹ suy giảm.
Hy vọng Góc của mẹ đã cung cấp các thông tin hữu ích, giúp mẹ không còn băn khoăn về vấn đề sau sinh ăn gì để nhiều sữa nữa. Nếu cần thiết, mẹ hãy ghi chú lại và áp dụng vào thực đơn sau sinh để tăng số lượng cũng như chất lượng dòng sữa cho bé bú nhé.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm bắt tất tần tật những thông tin hữu ích cho sức khỏe của mẹ và bé nha!
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: