Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao? Mách mẹ 8 cách xử lý

Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc trong quá trình cho con ti sữa. Mẹ lo lắng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kích thước ngực, mất thẩm mỹ, ngắm nhìn bản thân trong gương mẹ bồn chồn chẳng yên. Đừng lo quá mẹ nha, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ 4 nguyên nhân chủ quan, 4 nguyên nhân khách quan và mách mẹ cách khắc phục hiệu quả nhất. Cùng đón đọc thôi mẹ ơi. 

Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao?Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao?
Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao? Mách mẹ 8 cách xử lý

1. 4 nguyên nhân chủ quan gây tình trạng cho con bú bên to bên nhỏ & giải pháp

Mẹ đang trong quá trình cho con bú nhưng phát hiện ngực bên to bên nhỏ, mẹ bồn chồn lo lắng, không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Vậy thì mẹ đừng quên “kiểm đếm” lại xem bản thân có đang gặp 1 trong 4 trường hợp chủ quan dưới đây không nhé. 

1.1. Tuyến sữa hai bên bầu ngực không đồng đều

Không phải lúc nào sữa về cũng đều cả hai đều, đôi khi tuyến sữa bên này hoạt động tốt hơn sẽ kích thích quá trình tiết sữa nhiều hơn bên còn lại. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa hai bên bầu ngực có thể kể đến như bên thừa dưỡng chất, bên thiếu dưỡng chất; bên được massage đều bên thì mẹ ít động đến, thay đổi nội tiết tố,… 

Việc này đã gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng ngực bên to bên nhỏ, do con chỉ thích ti bên nhiều sữa hơn và mẹ cũng thường cho con bú bên đó vì sợ con ti mãi bên ít sữa sẽ không đủ no, dần dà hình thành cảm giác “chán sữa”. 

Nguyên nhân chủ quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Không phải lúc nào sữa về cũng đều cả hai đều, đôi khi tuyến sữa bên này hoạt động tốt hơn sẽ kích thích quá trình tiết sữa nhiều hơn bên còn lại

Giải pháp lúc này cho mẹ là thay đổi cách cho con bú, thay vì chỉ cho bé ti mãi bên đầy sữa, mẹ cần chuyển sang bên có kích thước nhỏ hơn. Vì bên ngực nhỏ, các dây thần kinh, các mô chưa được kích thích nên còn “thụ động”, việc mẹ cho con bú nhiều sẽ tăng cường hoạt động của vùng mô, mỡ, giúp quá trình tiết sữa diễn ra trơn tru hơn, sữa về dào dạt, con tha hồ bú mà ngực mẹ cũng vào form. 

Ban đầu con sẽ không thích và nảy sinh cảm giác chống đối, nhưng mẹ cứ kiên trì từng ngày và thường xuyên vỗ về để con quen ti bên ngực nhỏ nhé. Duy trì cách này 2-3 ngày chắc chắn sẽ thu được kết quả khả quan đó mẹ, bên ngực nhỏ sẽ tiết sữa nhiều hơn giúp con bú no mà hai bên ngực cũng được cân đối hơn. 

1.2. Mẹ chỉ cho con bú bên thuận tay

Thông thường mẹ thuận tay nào thì sẽ cho con ti sữa bên ngực đó để bồng bế dễ dàng hơn, ví dụ mẹ thuận tay phải thì con hay bú bên ngực phải và ngược lại. Thế nhưng mẹ không hề hay biết thói quen này sẽ khiến ngực của mẹ gặp tình trạng bên to bên nhỏ. Theo đó, bé cưng bú bên nào nhiều hơn thì bên đó sẽ tiết sữa tốt hơn và tăng kích thước vùng ngực. 

Nguyên nhân chủ quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Theo đó, bé cưng bú bên nào nhiều hơn thì bên đó sẽ tiết sữa tốt hơn và tăng kích thước vùng ngực. Do đó mẹ nên cho bé bú đều 2 bên

Mẹ đừng quá lo lắng nhé vì trường hợp này dễ giải quyết thôi ạ, mẹ chỉ cần cho con bú đều hai bên là được rồi. Trong trường hợp mẹ không quen bế con bên tay nghịch thì có thể tập dần bằng cách bế búp bê, gối đến khi quen hẳn rồi mới bế con. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 10 – 15 phút, luyện tập trong suốt 1 tuần là đã có kết quả ngay rồi mẹ ơi. 

1.3. Do mẹ nằm nghiêng trong suốt thai kỳ

Trong khoảng thời gian mang thai bé cưng, mẹ phải chịu áp lực từ cơ thể mệt mỏi và bụng bầu ngày một lớn, do đó mẹ chọn tư thế nằm nghiêng khi ngủ để cơ thể thoải mái. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, tư thế này được mẹ áp dụng “triệt để”. Thói quen nằm nghiêng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dáng ngực của mẹ, phần ngực chịu tác động, chèn ép nhiều sẽ to hơn bên ngực còn lại. Ví dụ mẹ thường xuyên nằm bên trái thì ngực trái sẽ to hơn ngực phải. 

Nguyên nhân chủ quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Thói quen nằm nghiêng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dáng ngực của mẹ, phần ngực chịu tác động, chèn ép nhiều sẽ to hơn bên ngực còn lại

Để khắc phục tình trạng đó, mẹ nên điều chỉnh lại tư thế ngủ và nằm nghiêng sang bên ngực nhỏ để điều tiết kích thước hai bên ngực. Mẹ cũng có thể chèn thêm một chiếc gối mỏng để tránh mỏi lưng nha mẹ. 

1.4. Do mẹ vận động một bên tay thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao hoặc vận động, cầm nắm đồ vật nặng (ví dụ xô nước, bàn, ghế,…) cũng có thể là nguyên nhân khiến ngực mẹ gặp tình trạng bên to bên nhỏ đó ạ. Bởi các dây thần kinh, cơ bắp, mô ở cánh tay có sự liên kết chặt chẽ với vùng ngực, mẹ vận động tay nhiều sẽ khiến mô, mỡ ở vùng ngực hoạt động theo, giúp một bên ngực săn chắc và nở nang hơn bên còn lại. 

Nguyên nhân chủ quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Mẹ nên vận động, luyện tập thể dục thể thao đều cả hai bên ngực để nâng cao sức khỏe – góp phần thúc đẩy kích cỡ vòng 1 đều đặn

Để khắc phục tình trạng ngực bên to bên nhỏ, mẹ nên vận động, luyện tập thể dục thể thao đều cả hai bên. Cách làm này không chỉ hỗ trợ mẹ cải thiện, nâng cao sức khỏe mà còn góp phần thúc đẩy vòng 1 đều đặn, cân đối hơn. Cụ thể, lúc chạy bộ hoặc đi dạo, mẹ nên đánh đều hai tay thay vì một tay, với những bài tập cần nâng tạ (loại tạ tay dành riêng cho nữ) mẹ tập cả hai bên tay, nâng bên này hạ bên kia và ngược lại. 

2. 4 nguyên nhân khách quan gây tình trạng cho con bú bên to bên nhỏ & giải pháp

Nếu mẹ đã kiểm tra tất thảy những nguyên nhân chủ quan trên nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng ngực bên to bên nhỏ thì rất có thể mẹ đang gặp phải những nguyên nhân khách quan như ngực không đều do di truyền, rối loạn nội tiết tố, con chỉ ti một bên, chấn thương và phẫu thuật. Để hình dung chi tiết, mẹ theo dõi ngay nội dung bên dưới nha: 

Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
4 nguyên nhân khách quan gây tình trạng cho con bú bên to bên nhỏ & giải pháp

2.1. Ngực bên to bên nhỏ do di truyền

Đôi khi tình trạng ngực bên to bên nhỏ không xuất phát từ nguyên nhân khách quan mà là do di truyền từ gia đình đó mẹ. Theo đó, gen di truyền sẽ tác động trực tiếp lên vòng 1 từ lúc mẹ còn trong bụng bà ngoại. Sau này bước vào quá trình dậy thì, mẹ cảm nhận được sự bất thường của đôi “gò bồng đảo” mà không biết giải quyết như thế nào, đến khi cho con bú tình trạng này càng rõ rệt hơn.  

Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Đôi khi tình trạng ngực bên to bên nhỏ không xuất phát từ nguyên nhân khách quan mà là do di truyền từ gia đình đó mẹ

Do di truyền nên mẹ cần nhiều thời gian để khắc phục tình trạng cho con bú bên to bên nhỏ, không nên vội vàng hay bỏ cuộc giữa chừng nhé. Cụ thể, mẹ tăng tần suất hút sữa bên ngực nhỏ (mỗi ngày hút tối thiểu 8 lần, 2 tiếng/lần vào ban ngày và 4 tiếng/lần vào ban đêm) hoặc nhờ đến sự trợ giúp của máy hút sữa để kích thích tuyến vú, kéo gần khoảng cách về kích thước giữa hai bên ngực. 

Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của máy hút sữa để kích thích tuyến vú, kéo gần khoảng cách về kích thước giữa hai bên ngực

Đồng thời, mẹ cũng cần massage bên ngực nhỏ hơn để kích thích quá trình tăng trưởng. Dễ lắm mẹ, chỉ cần vài bước đơn giản thôi, mẹ cùng thực hành nhé:

  • Bước 1: Mẹ chà xát hai lòng bàn tay vào nhau (khoảng 1-2 phút) đến khi cảm nhận được độ ấm, sau đó mẹ áp cả hai tay lên bầu ngực (bên nhỏ) rồi đẩy nhẹ nhàng từ dưới lên trên. 
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ dùng tay nâng bên ngực hướng về vai cổ, tay còn lại xoa bóp theo chiều xoắn ốc từ chân ngực lên đến đầu ngực nha mẹ. 
  • Bước 3: Mẹ thực hiện massage liên tục từ 10-15 lần, mẹ lưu ý đẩy đều tay chứ không chà xát mẹ nhé. 
Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Đồng thời, mẹ cũng cần massage bên ngực nhỏ hơn để kích thích quá trình tăng trưởng giúp hai bên ngực đều đặn hơn

2.2. Ngực bên to bên nhỏ do phẫu thuật hoặc chấn thương

Nếu trước đây mẹ đã từng phẫu thuật hoặc chấn thương ngực, gần khu vực vòng 1 thì khả năng ảnh hưởng đến dáng ngực, khiến form ngực hai bên không đồng đều hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau (aspirin, paracetamol, các NSAID) những chất này về lâu về dài sẽ tác động trực tiếp đến quá trình tạo sữa khiến mẹ tiết sữa không đều. 

Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Nếu trước đây mẹ đã từng phẫu thuật hoặc chấn thương vòng 1 thì khả năng ảnh hưởng đến dáng ngực, khiến form ngực hai bên không đồng đều là hoàn toàn có thể xảy ra

Giải pháp tốt nhất lúc này là mẹ nên thực hiện kết hợp nhiều cách trên, ví dụ như massage ngực, cho con bú đều hai bên ngực và tăng cường thực phẩm lợi sữa như trứng gà, đậu nành,… Bên cạnh đó, mẹ cũng tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau có màu xanh đậm, cà rốt, khoai lang,… để điều tiết cơ thể, sữa về nhiều giúp con bú no mà hai bên ngực của mẹ cũng không còn bên to bên nhỏ. 

2.3. Con chỉ ti được 1 bên ngực của mẹ

Trong trường hợp bé cưng bị nhiễm trùng tai hoặc viêm vắc xin cũng khiến con bị đau tay, chỉ có thể bú một bên. Mẹ xót bé nên không dám đổi tư thế bú của con, cho con bú bên ngực trái hoặc ngực phải (tùy theo vị trí con bị đau) đến khi con hết đau. Tuy nhiên, điều này sẽ dần hình thành thói quen bé chỉ ti bên tay không tiêm vắc xin hoặc nhiễm trùng, khiến ngực của mẹ to nhỏ không đồng đều. 

Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Mẹ có khắc phục bằng cách hút sữa bên nhỏ ra bình và cho con bú song song với việc cho con ti mẹ bên ngực to

Mẹ khắc phục bằng cách hút sữa bên ngực nhỏ ra bình và cho con bú, đồng thời để đảm bảo nguồn sữa dồi dào, không bị ngắt quãng, mẹ cũng có thể cho con ti thêm bên ngực to nhiều sữa. Ví dụ cữ sáng con đã bú mẹ thì cữ trưa sẽ bú bình (sữa mẹ hút và bảo quản từ trước), thực hiện liên tục trong khoảng 1 – 2 tuần mẹ sẽ thấy kết quả vô cùng khả quan đó ạ. 

Sau khi con hết nhiễm trùng hoặc vết tiêm không còn đau thì mẹ cho con bú bên ngực nhỏ rồi mới chuyển sang ngực to, sữa nhiều nếu con chưa đủ no. Thời gian đầu chưa quen, bé sẽ không thoải mái, hay cáu kỉnh và đẩy ti ra. Mẹ nên đợi đến khi con điều hòa tâm trạng trở lại hoặc vỗ về, thủ thỉ, ôm ấp con vào lòng để con cảm thấy an tâm và hứng thú với việc ti hơn nhé. 

Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Sau khi con hết bệnh hoặc vết tiêm không còn đau thì mẹ cho con bú bên ngực nhỏ rồi mới chuyển sang ngực to, sữa nhiều nếu con chưa đủ no

2.4. Do thay đổi nội tiết tố

Trong suốt quá trình mang thai và sau sinh nở, các hormone nội tiết liên tục tiết ra, kích thích các mô tuyến vú trong bầu ngực tăng trưởng. Bên ngực nhận được nhiều hormone nội tiết sẽ có kích thước to hơn so với bên ngực còn lại. 

Để khắc phục tình trạng trên, mẹ cần quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, thịt heo, thịt bò, trứng, sữa vì đây toàn là những thực phẩm giàu protein, vitamin. Mẹ tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ và uống đủ 2 lít nước/ngày nhé. Ngoài ra, mẹ cũng nên xoa bóp ngực và vận động bên tay kết nối với phần ngực nhỏ nên vùng cơ ở đây săn chắc, đàn hồi. Nhờ đó, bên ngực nhỏ sẽ “khỏe” hơn và dung nạp được nhiều dưỡng chất đó ạ. 

Nguyên nhân khách quan và biện pháp khắc phục khi cho con bú bên to bên nhỏ
Các hormone nội tiết tiết liên tục, kích thích các mô tuyến vú trong bầu ngực tăng trưởng. Bên ngực nào nhận được nhiều dưỡng chất hơn sẽ to hơn

Trong trường hợp mẹ đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể cải thiện nội tiết tố thì có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng can thiệp tốt nhất. Mẹ không tự ý mua thực phẩm chức năng bên ngoài hoặc uống thuốc kích vòng 1 nhé. 

3. Mách mẹ thêm 3 mẹo để khắc phục tình trạng ngực to ngực nhỏ

Nếu đã thử hết giải pháp trên mà mẹ vẫn chưa khắc phục được tình trạng ngực bên to bên nhỏ thì có thể thử thêm 3 mẹo như vắt sữa bên ngực nhỏ hơn, chọn đúng size áo ngực và “làm sạch” bầu ngực sau khi cho con bú xem có cải thiện tình hình không nha mẹ. 

1 – Vắt sữa bên ngực nhỏ thường xuyên 

Bé ti mãi một bên do đã quen, mẹ tập mãi mà con chẳng chịu đổi bên khiến tình trạng ngực bên to bên to không thể cải thiện. Đừng lo quá mẹ nha, việc gì cũng có cách khắc phục thôi ạ. Bên cạnh việc cho bé ti bên ngực lớn, mẹ cũng nên vắt sữa bên ngực nhỏ ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé dùng dần. 

Mẹo khắc phục tình trạng ngực to ngực nhỏ khi cho bé bú cho mẹ
Mẹ cũng nên vắt sữa bên ngực nhỏ ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé dùng dần

Để giữ trọn vẹn vị sữa thơm ngon và không làm biến chất, mẹ cho sữa vào túi zip hoặc túi trữ sữa chuyên dụng và bảo quản ở nền nhiệt khoảng 4 độ C, từ 3 đến 5 ngày. Sau khoảng thời gian này, mẹ nên bỏ đi và vắt sữa mới để con không bị tiêu chảy nhé! 

Nếu mẹ vẫn còn lăn tăn, chưa biết còn có những bí quyết nào để bảo sữa luôn thơm ngon, mát lành, tránh mất chất thì đừng quên tham khảo ngay bài viết Các bí quyết “thần thánh” giúp bảo quản sữa mẹ hoàn hảo. Chỉ cần nhấn vào link 1 lần là mẹ đã có thêm vô vàn kiến thức bổ ích rồi ạ. 

Mẹo khắc phục tình trạng ngực to ngực nhỏ khi cho bé bú cho mẹ
Bên cạnh việc cho bé ti bên ngực lớn, mẹ cũng nên vắt sữa bên ngực nhỏ ra và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé dùng dần

Nếu mẹ ngại vắt sữa bằng tay thì có thể nhờ đến máy hút sữa chuyên dụng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu uy tín, đáng để “chọn mặt gửi vàng” như Philips Avent, BioHealth, Medela,… Để chọn được máy chất lượng mẹ cần lưu ý đến những đặc điểm như cấu tạo đơn giản, không quá rườm rà để mẹ dễ thao tác (bao gồm bình đựng, ông cụ hút và phễu chụp ngực), gọn nhẹ, dễ mang theo,… 

Sau khi lấy túi sữa khỏi tủ lạnh, mẹ hâm sữa bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C khoảng 5 – 10 phút trước khi cho con ti hoặc nhờ đến máy hâm sữa Cách làm này sẽ giúp sữa có nền nhiệt phù hợp, không quá lạnh, bảo vệ con khỏi bị chột bụng đó ạ. 

Để biết những mẹo hâm sữa chuẩn khoa học, giúp con ti con ti khỏe và những sai lầm cần tránh trong quá trình hâm sữa, mẹ đọc ngay bài viết này kẻo lỡ nhé: Hâm sữa cho bé đúng cách giúp giữ 100% dưỡng chất sữa mẹ

Mẹo khắc phục tình trạng ngực to ngực nhỏ khi cho bé bú cho mẹ
Sau khi lấy túi sữa khỏi tủ lạnh, mẹ ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C khoảng 5-10 phút trước khi cho con ti nhé

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tiệt trùng bình sữa thật sạch sẽ trước khi đổ sữa vào bình cho con ti nha. Bởi hệ tiêu hóa của con rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận thì vi khuẩn, vi rút sẽ men theo bình sữa vào cơ thể và làm hại con. Dưới đây là 2 cách tiệt trùng bình được nhiều mẹ tin dùng, cùng tham khảo ngay thôi ạ: 

  • Trụng bình sữa với nước sôi: Mẹ chuẩn bị một chiếc nồi chuyên dụng, dành riêng để tiệt trùng bình sữa, sau đó cho nước vào nồi đun sôi ở lửa lớn. Đến khi bề mặt nước sôi ùng ục, nổi nhiều bọt khí thì mẹ cho bình sữa vào đun 5 – 15 phút rồi vớt ra là hoàn thành. 
  • Sử dụng nước rửa bình chuyên dụng: Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy giúp mẹ vừa tiện công vừa lấy đi mảng bám, vi khuẩn cứng đầu. Mẹ chỉ cần ấn 1 – 2 lần để lấy lượng nước rửa vừa đủ rồi tiến hành thao tác là bình sữa đã sạch kin kít rồi. Với bảng thành phần lành tính, chiết xuất từ ngô và rượu dừa, sản phẩm cực an toàn với cả bé sơ sinh có cơ địa nhạy cảm nhất nên mẹ hoàn toàn yên tâm. Hiện tại nhà Mamamy còn đang có deal ưu đãi, giảm sâu lên đến 40% cùng nhiều quà tặng cực hấp dẫn, ngại gì không thử và tậu ngay sản phẩm chất lượng cho bé cưng thôi! 
Mamamy khuyến mãi
Điều thú vị chưa dừng lại ở đó, hiện tại nhà Mamamy còn có deal ưu đãi, giảm sâu lên đến 40% cùng nhiều quà tặng cực hấp dẫn

Để quá trình làm sạch bình sữa được tối ưu hơn, mẹ nên tậu thêm dụng cụ cọ rửa bình sữa 360 độ nha. Mẹ dễ dàng lấy đi vết bẩn sâu trong kẽ bình mà không sợ đau mỏi cổ tay nhờ cơ chế xoay 360 độ. Dụng cụ “thần thánh” này còn nhận được sự ưu ái của nhiều ông bố bà mẹ nổi tiếng và các cô cậu bé đang yêu, ví dụ như Cici – bé cưng “idol” siêu hài hước nhà JustaTee trong series “Mẹ vắng nhà – Ba là siêu nhân”.

2 – Chọn áo ngực đúng size – vừa vặn 

Mẹ nên chọn áo ngực đúng size (mẹ thử nhét hai ngón tay vào dây áo sau lưng, nếu nhét được mà ngực không bị kích thì có nghĩa đây là kích thước phù hợp) để nâng đỡ nâng đỡ “đôi gò bồng đảo”, hạn chế mặc những mẫu áo ngực rẻ tiền, kém chất lượng khiến ngực bị chảy xệ hoặc dây gài hằn lên vùng da dẫn đến ửng đỏ, ngứa ngáy.

Đồng thời, mẹ cũng nên ưu ái áo ngực có chất liệu thông thoáng, co giãn tốt (cotton, microfiber, spacer,…) giúp ôm trọn bầu ngực, nâng đỡ vòng 1 thêm săn chắc, ngừa tình trạng bên to bên nhỏ mất thẩm mỹ.  

Mẹo khắc phục tình trạng ngực to ngực nhỏ khi cho bé bú cho mẹ
Mẹ nên chọn áo ngực đúng size để nâng đỡ nâng đỡ “đôi gò bồng đảo”, hạn chế mặc những mẫu áo ngực rẻ tiền, kém chất lượng khiến ngực bị chảy xệ

3 – “Làm sạch” bầu ngực sau khi cho bé bú

Khi bé cưng đã bú no, mẹ đừng quên kiểm tra xem bầu ngực còn sữa không nhé, nếu còn thì mẹ nên vắt hoặc hút sữa ra để làm sạch bầu ngực, giúp hai bên ngực đều nhau hơn, hạn chế tình trạng bên to bên nhỏ. Ngoài ra, cách làm này còn thúc đẩy quá trình tiết sữa và ngừa tắc nghẽn ống dẫn sữa – nguyên nhân chính dẫn đến viêm tuyến vú (áp xe ngực). 

Cách kiểm tra bầu ngực còn sữa hay không rất đơn giản mẹ ơi, nếu mẹ cảm thấy ngực mềm, không có cảm giác căng cứng thì có nghĩa đã hết sữa. Ngược lại nếu con bú xong rồi mà mẹ vẫn thấy ngực căng phồng, sờ vào có độ đàn hồi và mẹ thấy “nặng nề” khi di chuyển thì sữa vẫn còn nhiều đó mẹ ơi. 

Mẹo khắc phục tình trạng ngực to ngực nhỏ khi cho bé bú cho mẹ
Cách kiểm tra bầu ngực còn sữa hay không rất đơn giản mẹ ơi, nếu mẹ cảm thấy ngực mềm, không có cảm giác căng cứng thì có nghĩa đã hết sữa

Như vậy, mẹ đã biết được 8 cách xử lý  bao gồm khách quan lẫn chủ quan và không còn lăn tăn cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao. Đồng thời, mẹ cũng biết được cách giải quyết cho từng trường hợp khác nhau và nắm vững 3 nguyên tắc “vàng” để bầu ngực lúc nào cũng căng tròn, tình trạng bên to bên nhỏ không còn nữa. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về bất kể vấn đề gì liên quan đến sinh sản, chăm sóc con nhỏ thì đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhanh nhất nhé! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cho con bú bên to bên nhỏ phải làm sao? Mách mẹ 8 cách xử lý”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0