Nghe nhịp tim thai là một phương pháp quan trọng để đánh dấu sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là vào giai đoạn tim thai 20 tuần tuổi. Bởi vậy, Góc của mẹ sẽ mách mẹ một số điều cần biết vào cột mốc quan trọng này của bé nhé!
Mục lục
1. Bé phát triển thế nào khi tim thai 20 tuần tuổi?
1.1. Thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Giai đoạn tim thai 20 tuần tuổi, bé đã bắt đầu “giao tiếp” với mẹ thông qua những cử động đầu tiên hay còn gọi là “thai máy”. Đó là dấu hiệu bé đã có sự phát triển về trí não. Lúc này, cơ thể bé cơ bản đã hình thành. Các tế bào thần kinh bắt đầu chuyên biệt cho 5 giác quan. Thời điểm này, thai nhi dài khoảng 15cm và nặng 230g; về cơ bản, lớp da cũng đã hoàn thiện; phần tóc, móng và các chi phát triển rất tốt.
1.2. Biểu hiện của tim thai ở tuần thứ 20
Tim thai bắt đầu xuất hiện vào ngày 16 của kỳ thai. Từ tuần thứ 6-7, bác sĩ có thể nghe được tim thai của bé.
Cho đến giai đoạn tim thai 20 tuần tuổi, mẹ đã có thể nghe được tim thai bằng tai thường mà không cần bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào. Mẹ biết không, tim thai càng đập ổn định có nghĩa là bé khỏe mạnh và phát triển rất tốt đó ạ!
2. Nhịp tim bình thường của thai nhi là bao nhiêu?
Đo nhịp tim thai là phương pháp để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, từ đó có thể xác định được những bất thường của thai nhi qua nhịp tim nhanh hay chậm.
- Nhịp tim bình thường: Nhịp tim thai bình thường của bé là 120 – 160 lần/phút từ tuần 16 và có thể tăng lên đến 180 lần/phút nếu bé cử động nhiều. Đến giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim thai tốt nhất là 110 – 160 lần/phút. Nhịp tim thai của bé và mẹ có điểm tương đồng khi cử động nhiều.
- Nhịp tim nhanh: Khi mẹ chuyển dạ, nhịp tim của bé sẽ tăng nhanh hơn do lúc này em bé cần nhiều oxy hơn, tim thai co bóp và đập nhiều hơn dẫn đến nhịp tim tăng ít nhất 15 nhịp/phút và kéo dài trong 15 giây. Bởi vậy, mẹ cũng không cần lo lắng trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu nhịp tim tăng nhanh và đột ngột khi chuyển dạ vì mẹ cũng cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của suy tim và cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
- Nhịp tim chậm: Nhịp tim thai chậm có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường của thai nhi. Đối với thai nhi ở tuần 6-8, nếu tim thai đập dưới 70 lần/phút nguy cơ sảy thai có thể lên đến 90%. Đối với thai nhi đã ổn định và tim thai đã hoàn thiện, nếu tim thai đập dưới 120 lần/phút được xem là nhịp tim chậm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém hoặc mẹ bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Khi phát hiện tim thai đập chậm đi, mẹ cần đến bệnh viện để có sự can thiệp của bác sĩ.
3. Tại sao mẹ nên siêu âm khi tim thai 20 tuần tuổi?
Siêu âm vào giai đoạn tim thai 20 tuần tuổi là thời điểm “vàng” để mẹ sẽ hiểu rõ sự phát triển của bé. Mặc dù trong giai đoạn này, các cơ quan của thai nhi vẫn chưa thực sự hoàn thiện nhưng đều đã được hình thành về cơ bản, bao gồm tất cả các dòng chảy và dòng chảy của tim – tĩnh mạch chủ, động mạch chủ và động mạch phổi.
Mục đích của việc siêu âm thai nhi 20 tuần tuổi là để nghiên cứu giải phẫu của em bé và xác định xem thai nhi có dị tật hay bất thường gì không. Đây cũng là thời điểm vàng để đo lường sự tăng trưởng, kích thước của em bé để đảm bảo mọi thứ tiến triển tốt đẹp. Siêu âm khi tim thai 20 tuần tuổi còn giúp mẹ đảm bảo sinh nở khỏe mạnh. Bởi nếu có bất cứ điều gì bất thường, bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị liên quan đến kế hoạch sinh của mẹ để giúp mẹ và bé được an toàn.
3.1 Mẹ sẽ thấy gì trong siêu âm
- Nhịp tim và các bộ phận trên cơ thể: Khi mẹ đi siêu âm vào lúc tim thai 20 tuần tuổi, thông qua chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể biết được nhịp tim và các bộ phận trên cơ thể của bé, như mặt và chân tay các ngón chân tay , cử động của bàn chân, bàn tay, trước khi nhìn bé một cách chi tiết.
- Nước ối: Mẹ còn có thể biết được lượng nước ối qua các đo lường của bác sĩ để đưa ra dấu hiệu đánh giá gián tiếp về sức khỏe của thai nhi.
- Sự tăng trưởng của bé: Mẹ cũng được cung cấp các số liệu về chu vi đầu, chiều dài xương đùi và chu vi bụng, cân nặng để bắt đầu lập biểu đồ theo dõi cân nặng và các chỉ số khác của bé để biết bé đang phát triển như thế nào.
- Nhau thai và dây rốn: Siêu âm khi tim thai 20 tuần tuổi còn xác định vị trí của nhau thai để xem nhau có bám thấp hay không. Hơn nữa, mẹ cũng được quan sát vị trí dây rốn gắn vào nhau thai và em bé.
3.2 Lợi ích trong việc siêu âm sớm khi tim thai 20 tuần tuổi
Bởi đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong sự phát triển của thai nhi, nên mẹ siêu âm sớm khi tim thai 20 tuần tuổi sẽ có rất nhiều lợi ích:
- Kiểm tra sự phát triển của em bé: Ở giai đoạn này, các cơ quan trên cơ thể bé đã dần hình thành nên mẹ có thể nhìn thấy sự phát triển của thai nhi. Không những thế, mẹ còn có thể phát hiện những điều bất thường như dị tật hay những vấn đề hiếm gặp (nếu có) ở con, và còn xác định được giới tính của bé.
- Kiểm tra sức khỏe mẹ bầu: Mẹ sẽ được kiểm tra vòng bụng, cân nặng, sức khỏe tổng quát để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề mắc phải (nếu có) để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Xác định chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp: Qua các thông tin về thực đơn, chế độ ăn uống hay bài tập của mẹ bầu, bác sĩ có thể xem xét xem đã phù hợp chưa, có cần sửa đổi gì không hay thay thế những bài tập như thế nào để tránh gặp phải tình trạng trẻ bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, mẹ mắc tiểu đường thai kỳ hay tập những bài quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
4. Lời khuyên cho mẹ khi tim thai 20 tuần tuổi
- Khám thai khi tim thai 20 tuần tuổi: Ở giai đoạn này, bé đã phát triển khá hoàn thiện và cơ thể mẹ cũng thay đổi rất nhiều. Do vậy, đây là thời điểm vàng để mẹ thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
- Trang phục của mẹ: Lúc này, bụng mẹ bắt đầu to dần khiến cho cơ thể nặng nề hơn, đi lại khó khăn hơn. Do vậy, mẹ nên chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái, chất vải mềm mại, mát mẻ để cơ thể dễ chịu hơn. Ngoài ra, chân và mắt cá chân của mẹ đã bắt đầu sưng lên khi mang thai tuần 20. Hiện tượng phù nề cũng xảy ra khi mẹ đứng lâu. Lời khuyên cho mẹ lúc này là chọn những đôi giày thoải mái, hơi rộng và đế thấp để không bị đau chân hay khó chịu.
- Thể dục – vận động: Lúc này, bụng bầu của mẹ vẫn chưa quá to nên vẫn có thể hoạt động hay tập thể dục với cường độ thấp. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ ngắn, tránh đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga cho bà bầu để cơ thể dễ chịu hơn, tránh được tình trạng đau lưng, mỏi người hay mệt mỏi.
- Dinh dưỡng: Khi mang thai, mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé như vitamin A – B1 – B2…, DHA, Choline,…, đặc biệt là sắt. Mẹ chú ý cần đảm bảo lượng sắt hàng ngày từ 27 đến 30 mg. Mẹ có thể bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm như thịt heo, thịt bò, ngũ cốc, các loại đậu, yến mạch, cải bó xôi, chocolate đen,…
Kết luận:
Bài viết trên là sự tổng hợp khá đầy đủ các thông tin hữu ích, cần thiết cho mẹ khi bước vào giai đoạn tim thai 20 tuần tuổi. Góc của mẹ tin rằng với những kiến thức trên, mẹ đã có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc cơ thể và thai nhi trong thời kỳ mang thai!
Xem thêm:
Chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần và 5 điều mẹ cần biết
Bảng cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn WHO giúp mẹ chăm bé tốt hơn