Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân phải làm sao? Dấu hiệu mẹ cần đặc biệt lưu ý!

Sụt cân là một trong những vấn đề xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, khiến mẹ bầu lo ngại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân do những nguyên nhân nào? Cách cải thiện tình trạng sụt cân cụ thể ra sao? Sau đây là những chia sẻ thú vị và hữu ích từ Góc của mẹ, “bỏ túi” ngay mẹ nhé!

1. Nguyên nhân mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Ốm nghén, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, bệnh lý… Cụ thể như sau:

1.1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân do ốm nghén

Ốm nghén là nguyên nhân chính khiến mẹ bị sụt cân
Ốm nghén là nguyên nhân chính khiến mẹ bị sụt cân

Ốm nghén là nguyên nhân cơ bản nhất khiến mẹ bầu bị sụt cân trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao, xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, đầy bụng, buồn ngủ… Tình trạng ốm nghén khiến mẹ ăn không ngon, nôn nhiều, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây sụt cân nghiêm trọng.

1.2. Mẹ bầu 3 tháng đầu sụt cân do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến mẹ bị sụt cân nhanh chóng
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến mẹ bị sụt cân nhanh chóng

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ có thể bị chán ăn, ăn không ngon do ốm nghén hoặc rơi vào trạng thái “thèm” và bổ sung liên tục nhiều món ăn khác nhau. Do đó, mẹ không thể đảm bảo được đầy đủ các nhóm chất protein, chất béo, tinh bột. vitamin và khoáng chất. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng chế độ dinh dưỡng, khiến mẹ bị sụt cân.

1.3. Bầu 3 tháng đầu bị sụt cân do bệnh lý

Mẹ bầu có bệnh nền dễ sụt cân trong tam cá nguyệt đầu tiên
Mẹ bầu có bệnh nền dễ sụt cân trong tam cá nguyệt đầu tiên

Mẹ mang thai bị sụt cân trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như stress, rối loạn lo âu hoặc một số bệnh nền mẹ mắc phải từ trước khi mang thai.

Mẹ tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu không tăng cân – Kinh nghiệm từ mẹ bỉm thông thái

2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị sụt cân chủ yếu do tình trạng ốm nghén, khiến mẹ bị mệt mỏi và chán ăn, tuy nhiên, nguyên nhân này không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé:

  • Trong tam cá nguyệt đầu tiên, phôi thai được túi noãn hoàng nuôi dưỡng, đây là thời điểm bánh rau chưa hoạt động toàn diện nên nhu cầu dinh dưỡng thai nhi cần lúc này không đáng kể.
  • Nếu mẹ vẫn đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết, nhất là axit folic, protein và vitamin, việc sút cân sẽ không đáng lo ngại và tất nhiên không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé.
Mẹ bầu bị sụt cân trong 3 tháng đầu không ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ bầu bị sụt cân trong 3 tháng đầu không ảnh hưởng đến thai nhi
  • Khi mẹ đi khám thai, nếu các chỉ số phát triển của thai nhi vẫn bình thường và tăng đều đặn, mẹ không cần lo lắng về tình trạng sụt cân. Tuy nhiên, mẹ bầu gầy cần duy trì lịch khám thai đều đặn và thường xuyên hơn mẹ bầu thường nhằm kiểm tra tình trạng của thai nhi. Tốt nhất, khoảng 2 tuần hãy đến gặp bác sĩ một lần mẹ nhé!

3. Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt dù mẹ mang thai 3 tháng đầu sụt cân

Mẹ mang thai 3 tháng đầu sụt cân nhưng thai nhi vẫn phát triển tốt nếu có những dấu hiệu sau đây:

3.1. Chỉ số phát triển bình thường

Thai nhi có sức khỏe tốt nếu các chỉ số phát triển ở mức bình thường
Thai nhi có sức khỏe tốt nếu các chỉ số phát triển ở mức bình thường

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mốc khám thai quan trọng nhất của mẹ là vào tuần thứ 12. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, xét nghiệm máu để theo dõi tình hình phát triển của bé, đồng thời tầm soát dị tật ở thai nhi. Thông qua thăm khám, nếu các chỉ số phát triển bình thường chứng tỏ thai nhi có sức khỏe tốt, mẹ hãy yên tâm nhé!

3.2. Mẹ cảm thấy mệt mỏi

Thai nhi lớn lên khiến mẹ thường xuyên bị mỏi, đây là dấu hiệu bình thường
Thai nhi lớn lên khiến mẹ thường xuyên bị mỏi, đây là dấu hiệu bình thường

Thai nhi càng lớn, kích thước tử cung sẽ lớn dần theo, tạo nên sức ép tới các cơ quan xung quanh, nhất là vùng chậu. Điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tê nhức chân tay và lưng, đau tức bụng dưới… Tuy nhiên, mẹ không phải lo lắng khi gặp tình trạng này, bởi đây là dấu hiệu rất tích cực trong sự phát triển của thai nhi.

3.3. Đường huyết ổn định

Trong quá trình mang thai, lượng đường huyết ở mức độ cao hay thấp đều tác động không tốt đến thai nhi. Cụ thể, đường huyết cao dễ dẫn đến tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu đường huyết thấp, rất có thể mẹ đang bị thiếu hụt dinh dưỡng rất nghiêm trọng.

Đường huyết ổn định cho thấy cả mẹ và bé đều phát triển rất tốt
Đường huyết ổn định cho thấy cả mẹ và bé đều phát triển rất tốt

Vì thế, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có đường huyết ổn định chứng tỏ cả mẹ và bé đang phát triển rất tốt.

3.4. Cảm giác căng, tức ngực

Mẹ đang lo lắng khi mang thai 3 tháng đầu bị căng tức ngực, tuy nhiên, dấu hiệu này không nguy hiểm. Bởi lẽ, trên thực tế, đây là biểu hiện của quá trình tiết sữa non, giúp mẹ có sữa cho con bú về sau.

Đau tức ngực trong tam cá nguyệt đầu tiên là dấu hiệu của việc tiết sữa non
Đau tức ngực trong tam cá nguyệt đầu tiên là dấu hiệu của việc tiết sữa non

Mẹ tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

4. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân nên làm gì?

4.1. Khám thai định kỳ thường xuyên

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân cần duy trì khám thai định kỳ một cách thường xuyên theo các mốc quan trọng sau đây:

  • Mốc khám thai từ 5 đến 8 tuần tuổi: Trong lần khám thai này mẹ sẽ được xét nghiệm máu và siêu âm để kiểm tra tình hình của thai nhi, xác định vị trí của phôi thai, tính tuổi thai, ngày dự sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đo cân nặng và chiều cao của mẹ nhằm mục đích đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thai kỳ.
Khám thai định kỳ giúp mẹ theo dõi được tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé
Khám thai định kỳ giúp mẹ theo dõi được tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Mốc khám thai từ 8 đến 13 tuần 6 ngày: Đây là mốc khám thai rất quan trọng, mẹ ghi nhớ nhé! Ở lần khám thai này, mẹ sẽ được siêu âm tổng quát để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, đây là thời điểm mẹ được làm xét nghiệm Double test và siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định dị tật thai nhi như hội chứng Down, Edward, Patau.

Tóm lại, bà bầu bị sụt cân 3 tháng đầu khám thai định kỳ nhằm mục đích phát hiện sớm những vấn đề thai nhi có thể gặp phải. Qua đó, giúp mẹ có cơ sở để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho thai nhi phát triển.

4.2. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sau đây:

  • Chất sắt: Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung khoảng 60mg sắt từ các thực phẩm như thịt bò, hải sản, gan động vật, ngũ cốc, đậu đỏ… Mẹ nên dùng cùng các thực phẩm nhiều vitamin C để sắt được hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng viên uống bổ sung sắt theo tư vấn của bác sĩ.
Sắt rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
Sắt rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Canxi: Mẹ cần cung cấp từ 800 – 1000mg canxi mỗi ngày để cả mẹ và bé phát triển toàn diện, cân nặng ổn định và kích thích hệ xương phát triển. Các thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ đó là: Sữa, trứng, sữa chua, cá, hải sản, rau xanh và các loại đậu.
  • Axit folic: Đây là chất rất cần thiết trong thai kỳ của mẹ, nhằm ngăn ngừa các dị tật thai nhi. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung khoảng 600mg axit folic bằng các thực phẩm như chuối, măng tây, đậu, trứng, gan động vật, trái cây họ cam quýt, bông cải xanh… Ngoài ra, mẹ nên dùng thêm các loại viên uống bổ sung axit folic phù hợp với mẹ bầu.
  • Vitamin A: Mẹ mang thai bị sụt cân cần khoảng 800mg vitamin A mỗi ngày. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho mẹ bầu như gan động vật, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng và rau có màu xanh đậm…
  • Vitamin D: Đây là chất dinh dưỡng giúp quá trình hấp thụ canxi được diễn ra tốt nhất, mẹ hãy lưu ý nhé! Để đảm bảo đầy đủ vitamin D, mẹ nên duy trì việc tắm nắng vào sáng sớm để tránh tia UV, đồng thời tăng cường bổ sung gan động vật, cá, trứng, sữa…
  • Kẽm: Mẹ cần 20mg kẽm mỗi ngày để ngăn ngừa các dị tật ở thai nhi, đồng thời giúp bé tăng cân tốt hơn. Các thực phẩm mẹ bầu nên ưu tiên đó là thịt bò, thịt lợn, sữa, sữa chua, hạnh nhân, sò, củ cải trắng…
  • I – ốt: Chất này ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non, đồng thời hỗ trợ bé phát triển tốt hơn sau sinh. Mỗi ngày, mẹ cần cung cấp khoảng 200mg I – ốt qua các thực phẩm có lợi như: cải thảo, rau cần, rau chân vịt, cá biển, muối biển…

4.3. Thói quen vận động và nghỉ ngơi khoa học

Để cải thiện cân nặng khi mang thai bị sụt cân, mẹ cần đảm bảo thói quen vận động, nghỉ ngơi khoa học. Cụ thể như sau:

  • Chế độ tập luyện: Các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, yoga… giúp mẹ lưu thông khí huyết, đỡ mệt mỏi, tạo cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn những bộ môn phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Thói quen vận động và nghỉ ngơi khoa học
Thói quen vận động và nghỉ ngơi khoa học
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Mẹ cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm và có thêm có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để giúp cơ thể thoải mái. Bên cạnh đó, trong thai kỳ, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc vừa sức và tuyệt đối tránh việc nặng.
  • Tâm lý: Để ổn định cân nặng, mẹ bầu cần tránh lo lắng và stress Mẹ nên dành nhiều thời gian để tâm sự cùng người thân hoặc làm những việc yêu thích để tâm lý được thoải mái hơn.

Chắc hẳn những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp mẹ không còn lo lắng khi mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân nữa rồi. Hy vọng rằng Góc của mẹ đã mang đến cho mẹ những kiến thức hữu ích, giúp quá trình chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ diễn ra thuận lợi. Mẹ hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ nhé!

Mẹ tham khảo thêm:

Mẹ nên làm gì để giữ thai 3 tháng đầu an toàn?

Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không? Chuyên gia giải đáp

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân phải làm sao? Dấu hiệu mẹ cần đặc biệt lưu ý!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0