Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Dưỡng thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý điều gì?

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt trong thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu luôn vấn đề mỗi mẹ bầu đều đặc biệt quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ hiểu hơn về những việc cần làm và nên tránh trong thời gian nhạy cảm này nhé!

1. Dưỡng thai 3 tháng đầu: Dinh dưỡng quan trọng thế nào?

Trong 3 tháng đầu, các bộ phận quan trọng của bé như hệ thống thần kinh, não, tủy, tim, hệ tuần hoàn sẽ dần được hình thành và phát triển. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, các bộ phận trên cơ thể bé hầu như đã được hoàn thiện.

Vì vậy, để có một bước đệm đảm bảo sự phát triển an toàn của bé, mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt là việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, sắt, vitamin D, axit folic trong thực đơn dưỡng thai 3 tháng đầu giúp bé tránh khỏi những dị tật, suy dinh dưỡng. Đồng thời đảm bảo mẹ có 1 sức khỏe tốt trong suốt thời gian mang thai.

Mẹ tham khảo thêm tại:  Tất cả những gì mẹ không nên bỏ lỡ về chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng thai kỳ

1.1. Mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu cần bổ sung những loại thực phẩm gì? 

Dinh dưỡng bổ sung cho mẹ và bé trong thời gian 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng và là điều mẹ cần quan tâm. Mẹ cần nắm rõ những thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà mình ăn hàng ngày để đưa ra những sự cân đối phù hợp. Đặc biệt, việc bổ sung khoáng chất và vitamin giúp bé luôn khỏe mạnh mẹ cũng cần lưu ý hơn bất kỳ lúc nào.

Vậy, các món ăn dưỡng thai 3 tháng đầu mẹ cần thêm ngay vào thực đơn hàng ngày của mình là gì? 

  • Các thực phẩm giàu axit folic như bơ, ngũ cốc dinh dưỡng, rau xanh nấu chín, gân bò nấu chín, các loại đậu,… sẽ có vai trò quan trọng trong việc kích thích sản sinh hồng cầu, hỗ trợ sự phát triển thần kinh của bé. Đồng thời, axit này còn có vai trò ngăn ngừa những tác nhân gây khuyết tật bẩm sinh ở não và cột sống của bé vô cùng hiệu quả. Hàm lượng axit folic mẹ cần bổ sung hàng ngày là 600 microgram.
  • Vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt lợn, chuối, thịt gà, bánh mì,… là chìa khóa dinh dưỡng thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu. Loại vitamin này có khả năng cung cấp năng lượng, kích thích sự phát triển của bé.
  • Sắt có trong các loại thực phẩm như: đậu, thịt bò, tôm, gà tây,… sẽ giúp cơ thể mẹ sản sinh lượng máu đủ cho cả 2 mẹ con. Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung 27mg sắt mỗi ngày, nhiều hơn hẳn người bình thường 9mg.
  • Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng của bé. Trung bình mỗi ngày trong thực đơn dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày.
  • Các loại thịt nấu kỹ như thịt bò, thịt heo là nguồn cung cấp protein an toàn và vô cùng dồi dào cho mẹ.
  • Trong thực đơn 3 tháng đầu, chắc chắn mẹ không thể bỏ qua trái cây. Bởi đây là nguồn cung cấp vitamin, các chất chống oxy hóa và các chất xơ thiết yếu, giúp mẹ tránh gặp phải tình trạng táo bón khi mang thai vô cùng hiệu quả.
Những loại thực phẩm giúp mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu an toàn, hiệu quả
Những loại thực phẩm giúp mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu an toàn, hiệu quả

1.2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Trong thực đơn dưỡng thai 3 tháng đầu, bên cạnh món ăn giàu dinh dưỡng kể trên, mẹ cũng cần lưu ý những loại thực phẩm cần tránh dưới đây:

  • Gan động vật: Gan động vật luôn được biết đến là thực phẩm bổ sung sắt tuyệt vời. Tuy nhiên, trong gan cũng có 1 số thành phần chứa retinol. Nếu mẹ sử dụng vượt ngưỡng an toàn sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng sảy thai không mong muốn. Vì vậy, nếu muốn bổ sung sắt, mẹ có thể tham khảo 1 số loại thuốc dưỡng thai 3 tháng đầu theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực phẩm gây co thắt như dứa, đu đủ xanh, rau ngót, ngải cứu,… là những loại thực phẩm mẹ cần tránh xa trong thời kỳ nghỉ dưỡng thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân chính do trong những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng papain cao khiến cổ tử cung co thắt mạnh, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Tránh ăn hải sản: Trong các loại hải sản luôn hàm chứa hàm lượng thủy ngân cao đe dọa tới sự hình thành và phát triển não bộ bé, Vì vậy, mẹ cần hạn chế ăn hải sản trong thời kỳ dưỡng thai 3 tháng đầu để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của bé. 
  • Tránh uống sữa chưa tiệt trùng: Không chỉ trong thời kỳ dưỡng thai 3 tháng đầu, trong suốt thai kỳ, mẹ cần đặc biệt chú ý không nên sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng. Bởi trong sữa chưa tiệt trùng luôn có một lượng vi khuẩn, vi sinh vật gây hại, là mầm bệnh đe dọa tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn luôn là kẻ thù số 1 với các mẹ mang thai vì chúng có khả năng dẫn đến các tình trạng khuyết tật thần kinh ở thai nhi trong thời gian 3 tháng đầu.
  • Trứng lòng đào hay trứng sống: Trong trứng lòng đào và trứng sống chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, có khả năng dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella rất cao ở mẹ.
Thực phẩm dễ gây sảy thai mà mẹ cần lưu ý khi dưỡng thai 3 tháng đầu
Thực phẩm dễ gây sảy thai mà mẹ cần lưu ý khi dưỡng thai 3 tháng đầu

2. Dưỡng thai 3 tháng đầu: Tháng thứ nhất 

Vậy phải dưỡng thai 3 tháng đầu như thế nào để đảm bảo cả mẹ và bé đều được phát triển an toàn? Mẹ hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm kiếm câu trả lời cho mình nhé.

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ có những sự thay đổi bởi các hormone phát triển mạnh và lan tỏa khắp cơ thể. Các triệu chứng như ngực căng tức, nhạy cảm với mùi hương, buồn nôn sẽ kéo đến.

Vì vậy, dinh dưỡng trong tháng đầu tiên là điều mẹ cần quan tâm đặc biệt. Mẹ nên ăn những bữa nhẹ nhàng với các thực phẩm giàu carbohydrate như yến mạch, chuối, khoai lang,… khoảng 15 đến 20 phút trước khi ra khỏi giường. Đồng thời chia nhỏ những bữa ăn và lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu như rau xanh, cà rốt,… để dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ hơn.

Mẹ cần tránh những món ăn gây khó tiêu với nhiều chất béo do chiên rán hoặc đồ ăn quá ngọt, cay bởi chúng sẽ khiến tình trạng ốm nghén của mẹ thêm tồi tệ hơn.

Trong thời gian tháng mang thai thứ nhất, mẹ có thể cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn do hormon tuyến sinh dục màng đệm tăng cao. Mẹ hãy chú ý ngủ 8 tiếng mỗi ngày và tránh làm việc quá sức bởi trong tháng đầu, sự ổn định trong cơ thể mẹ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của bé sau này. Đồng thời tập thói quen vận động, tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể dễ chịu hơn, tránh nằm lâu sinh uể oải, mệt mỏi.

Tháng thứ 1 trong thời kì dưỡng thai 3 tháng đầu
Tháng thứ 1 trong thời kì dưỡng thai 3 tháng đầu

3. Dưỡng thai 3 tháng đầu: Tháng thứ hai

Trong tháng thứ 2 này, mẹ có lẽ đã quen và thích nghi được với sự xuất hiện của bé trong cơ thể. Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, tình trạng tăng cân ở mẹ sẽ diễn ra phổ biến. Mẹ cũng không cần quá lo lắng vì vấn đề này bởi sự tra tấn của những trận ốm nghén sẽ có khả năng khiến mẹ sụt cân. 

Trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 2, mẹ cần lưu ý tới kích thước của khẩu phần ăn. Không phải những bữa ăn có kích thước lớn sẽ tốt cho sự phát triển của bé, mà điều mẹ cần quan tâm chính là chất lượng trong mỗi món ăn. Các thực phẩm trong thực đơn dưỡng thai 3 tháng đầu của mẹ cần đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, axit folic, vitamin,… Đồng thời hạn chế những loại thực phẩm calorie, chất béo và đường. Mẹ nên tập thói quen uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để bổ sung thêm canxi cần thiết cho sự hình thành xương, răng ở bé.

Trong tháng thứ 2 này, mẹ cần chú ý không nên bắt cơ thể hoạt động quá sức. Nếu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, hãy dừng công việc và thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc hoặc đi bộ,… để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Tháng thứ 2 trong thời kỳ dưỡng thai 3 tháng đầu của mẹ
Tháng thứ 2 trong thời kỳ dưỡng thai 3 tháng đầu của mẹ

4. Dưỡng thai 3 tháng đầu: Tháng thứ ba

Đến tháng thứ 3, những biểu hiện ốm nghén của mẹ đã giảm đi trông thấy. Cơ thể của mẹ cũng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Vì vậy, đây chính là thời gian để mẹ cân bằng lại cuộc sống, và đầu tư hơn về cấu trúc bữa ăn hàng ngày của mình.

Mẹ cần tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn để cung cấp hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, những vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cũng cần mẹ bổ sung đều đặn. Trong thời gian này, mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc dưỡng thai 3 tháng đầu hiệu quả.

Trong tháng thứ 3 này, các bài yoga nhẹ nhàng sẽ khiến giấc ngủ của mẹ được ngon hơn. Tư thế ngủ trong tháng thứ 3 cũng là điều mẹ cần lưu ý. Mẹ hãy làm quen với những tư thế ngủ nghiêng người để giấc ngủ được sâu nhất.

Mang thai tháng thứ 3 và những điều mẹ cần lưu ý
Mang thai tháng thứ 3 và những điều mẹ cần lưu ý

5. Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu 

Trong khoảng thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ cần đặc biệt lưu ý 4 biểu hiện dưới đây của cơ thể để kịp thời có biện pháp xử lý.

  • Nghén nặng: Nghén là dấu hiệu bình thường của mẹ trong thời gian đầu mang thai. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra quá nghiêm trọng, khiến mẹ nôn nhiều, mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp này, mẹ cần đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục.
  • Đau bụng và ra máu: Trong thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ phát hiện tình trạng này kịp thời sẽ đảm bảo được sự an toàn của bé cùng sức khỏe của chính bản thân. Bởi đây là dấu hiệu của hiện tượng động thai, chửa trứng hoặc chửa ngoài dạ con của mẹ. Mẹ cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.
  • Ra khí hư và ngứa âm đạo: Đây là 1 trong số những dấu hiệu viêm âm đạo do thay đổi nội tiết tốt ở mẹ. Nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sẩy thai ở mẹ. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ 100% từ thành phần tự nhiên tại đây nhé!
  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Dấu hiệu này là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu. Mẹ cần đến khám tại những cơ sở uy tín để được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Những dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý
Những dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý

6. Mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu cần lưu ý điều gì?

Trong thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh mang vác vật nặng: Các tư thế khom lưng khi mang vác nặng rất có khả năng dẫn đến tình trạng sa cổ tử cung ở mẹ. Vì vậy, thay vì tự mình mang vác những vật nặng, mẹ hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh nhé.
  • Một số tư thế yoga phức tạp: Các tư thế khiến cơ căng giãn hoặc tác động lực mạnh đến vùng bụng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự an toàn của thai nhi. Vì vậy, trong quá trình tập luyện, mẹ chỉ nên tập những động tác cơ bản, không yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Tránh tắm hơi hay tắm bồn nước quá nóng: Ngâm bồn nước quá nóng trong thời gian dài sẽ có khả năng dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ nên tắm bằng vòi sen, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp nhất để hạn chế thấp nhất những nguy cơ này. chơi vận động mạnh
  • Hạn chế trang điểm: Trong mỹ phẩm luôn có chứa những thành phần hóa chất độc hại có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ hãy để mặt mộc và hạn chế tối đa những loại mỹ phẩm dùng trên da trong thời gian này nhé.
  • Một số hoạt động khác như đạp xe, trượt patin,… là những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ sảy thai mà mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Dưỡng thai 3 tháng đầu và những điều mẹ cần lưu ý
Dưỡng thai 3 tháng đầu và những điều mẹ cần lưu ý

7. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng cho mẹ dưỡng thai 3 tháng đầu

Trong thời gian dưỡng thai 3 tháng đầu, mẹ hãy tập thói quen thể dục nhẹ nhàng với 1 số hoạt động đơn giản dưới đây để có 1 sức khỏe ổn định trong suốt thời gian thai kỳ:

  • Đi bộ: Đây là 1 hoạt động đơn giản, không yêu cầu bất cứ một dụng cụ gì hỗ trợ trong quá trình tập mà mẹ có thể thực hiện. Thói quen đi bộ mỗi ngày từ 15 đến 20 phút sẽ giúp mẹ thư giãn và cải thiện sức khỏe hiệu quả.
  • Yoga: Trong 3 tháng đầu, những tư thế yoga đơn giản, thoải mái như ngọn núi, ngồi,… sẽ giúp mẹ có những giây phút thư giãn, đồng thời giúp mẹ phục hồi năng lượng đã mất đi do những biểu hiện nghén gây ra.
  • Bơi lội: Bơi lội là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho hệ hô hấp của mẹ trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bơi ngửa hoặc thả người trôi trên mặt nước. Đặc biệt tránh những động tác rướn người quá mạnh bởi chúng sẽ có khả năng khiến mẹ bị động thai.
Những bài tập đơn giản khi dưỡng thai 3 tháng đầu
Những bài tập đơn giản khi dưỡng thai 3 tháng đầu

Bài viết trên đã giúp mẹ hiểu về những điều cần lưu ý khi dưỡng thai 3 tháng đầu. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp mọi thắc mắc có liên quan mẹ nhé.

Xem thêm:

Thai hành 3 tháng đầu, mẹ thông thái phải làm sao?

Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/baby/1to3-months

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dưỡng thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý điều gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Gợi ý 5 loại thuốc dưỡng thai 3 tháng đầu giúp mẹ chăm sóc cho thai nhi
Gợi ý 5 loại thuốc dưỡng thai 3 tháng đầu giúp mẹ chăm sóc cho thai nhi
Mẹ đang lo lắng và hoang mang những loại thuốc dưỡng thai 3 tháng đầu là tốt? Hãy cùng Góc của mẹ xem bài viết dưới đây để có được những thông tin bổ ích và hiệu quả về thuốc dưỡng thai tốt dành cho mẹ nhé! Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu – […]
5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cho bé phát triển khoẻ mạnh
5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cho bé phát triển khoẻ mạnh
Thời kỳ 3 tháng đầu luôn được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày của mẹ bầu. Giai đoạn này có rất nhiều mẹ phải lo lắng và tìm hiểu nhiều kiến thức tốt nhất dành cho bé. Thấu hiểu được điều đó, Góc của mẹ sẽ chia […]
Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không? Chăm sóc thai nhi chuẩn nhất!
Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không? Chăm sóc thai nhi chuẩn nhất!
Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không là câu hỏi được nhiều mẹ mang thai thắc mắc. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây mẹ nhé!  1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu có nên xoa bụng không?  Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu – […]
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?
Nên ăn gì, không nên ăn gì, nên làm gì, không nên làm gì là điều mẹ cần quan tâm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! 1. Dấu hiệu bé phát triển tốt trong 3 tháng […]
Giỏ hàng 0