Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, đây là thời điểm cơ thể của mẹ rất “nhạy cảm”, do đó, quá trình lựa chọn thực phẩm cũng trở nên khắt khe hơn. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không? Liệu ăn củ đậu có gây ra tác dụng phụ cho mẹ và bé? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau từ Góc của mẹ nhé!
Mục lục
1. Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không là câu hỏi được mẹ quan tâm tìm hiểu rất nhiều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ đậu hay củ sắn sở hữu thành phần dinh dưỡng rất ấn tượng, đây là những chất cần thiết với mẹ trong thai kỳ.
Hơn nữa, củ đậu là thực phẩm có tính mát, lành tính, an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ củ đậu một cách thoải mái mà không lo những tác dụng phụ.
Trong củ đậu có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cụ thể như: Chất xơ, vitamin C, axit folic, canxi, photpho, kali, magie, kẽm, đồng, vitamin B, vitamin E…
2. Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không? Lợi ích của củ đậu đến sức khỏe mẹ và bé
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu mang lại nhiều lợi ích khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Kích thích hệ tiêu hóa, trị táo bón
Củ đậu có hàm lượng chất xơ cao, giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón thường gặp ở mẹ mang thai 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, chất xơ trong củ đậu còn có vai trò giúp đường ruột hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
2.2. Giúp hạ thấp cholesterol trong máu
Chất xơ và hàm lượng vitamin C trong củ đậu có chức năng giảm bớt nồng độ cholesterol trong máu, đồng thời loại bỏ những chất béo có hại ra khỏi cơ thể.
2.3. Ngăn ngừa mụn nám ở phụ nữ mang thai
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ khiến làn da của mẹ xuất hiện nhiều mụn và thâm sạm. Với 90% là nước, củ đậu sẽ giúp mẹ bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, mang đến một làn da mịn màng. Bên cạnh đó, vitamin C trong loại củ này sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp da hết thâm sạm và tăng độ đàn hồi.
2.4. Ổn định lượng đường trong máu
Củ đậu giúp mẹ ổn định lượng đường trong máu nhờ chất inulin, giảm bớt nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ – một hiện tượng rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé.
2.5. Tăng cường hệ miễn dịch
Củ đậu sở hữu hàm lượng vitamin C cao, giúp mẹ tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế các yếu tố gây bệnh cảm cúm.
2.6. Xoa dịu thần kinh và các cơ bắp
Thành phần canxi và photpho có trong củ đậu kích thích quá trình hình thành, phát triển của hệ xương thai nhi. Đồng thời, những chất này giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng loãng xương, mỏi cơ trong thai kỳ và sau sinh.
2.7. Ngăn ngừa ung thư
Trong củ đậu có chứa chất chống oxy hóa, giữ chức năng chống lại các gốc tự do vốn là nguyên nhân hình thành nên tế bào u ác tính, ung thư. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu sẽ giúp cơ thể giảm được nguy cơ mắc ung thư và một số bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch, thần kinh, tiểu đường…
2.8. Tăng cường trao đổi chất
Củ đậu có chứa axit folic, riboflavin, vitamin nhóm B, những chất này giúp giảm đau dạ dày, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, chất xơ prebiotic trong thành phần củ đậu có khả năng gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động ổn định.
2.9. Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
Ăn củ đậu sẽ giúp mẹ bổ sung một lượng axit folic cần thiết, giúp thai nhi phát triển bình thường, đồng thời ngăn ngừa một số dị tật liên quan đến ống thần kinh, tủy sống.
2.10. Bổ sung nước cho mẹ bầu
Củ đậu chứa 90% là nước, do đó, mẹ sẽ được bổ sung đầy đủ lượng nước, giảm bớt tình trạng mất nước khi trời nóng.
Đọc thêm:
Bầu 3 tháng đầu ăn quả roi được không?
Mang thai 3 tháng đầu có ăn được dâu tây?
3. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách ăn củ đậu cho đúng
Bầu 3 tháng đầu có được ăn củ đậu không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, mẹ cần thực hiện theo những cách sau đây:
- Không nên ăn quá 200g củ đậu mỗi ngày: Củ đậu có chứa nhiều nước, nếu mẹ ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, củ đậu tạo cảm giác “no giả”, khiến mẹ không cảm thấy đói và thèm ăn, dễ gây thiếu chất dinh dưỡng.
- Mẹ bầu ăn củ đậu vào buổi sáng, buổi trưa và các bữa phụ: Vào những thời điểm này, cơ thể của mẹ sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng có trong củ đậu một cách tốt nhất.
- Không ăn củ đậu vào buổi tối: Củ đậu giàu thành phần dinh dưỡng nhưng dễ gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Do đó, mẹ không nên ăn củ đậu vào bữa tối để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
Mẹ tham khảo thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng
4. Lưu ý nhỏ cho mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn củ đậu
Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không? Khi thưởng thức các món ăn chế biến từ củ đậu, mẹ cần lưu ý:
- Mẹ chỉ ăn phần củ, không ăn lá hoặc hạt của củ đậu: Vì trong lá và hạt có chứa tephrosin và rotenon, những chất này có khả năng gây đau bụng, ngộ độc, tiêu chảy… Nếu vô tình ăn phải, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Củ đậu giàu vitamin và khoáng chất, tuy nhiên không chứa chất béo, chất đạm: Vì thể củ đậu không thể đóng vai trò là thực phẩm chính dành cho mẹ bầu. Mẹ cần cân đối và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ nhiều loại thức ăn khác nhau, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Ăn nhiều củ đậu tạo cảm giác no giả và gây lạnh bụng: Trong củ đậu có chứa 90% là nước, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ bị tiêu chảy, đồng thời mẹ sẽ không cảm thấy đói bụng, từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng.
- Mẹ nên chế biến thay vì ăn củ đậu sống: Bầu 2 tháng ăn củ đậu được không? Trong thai kỳ, tốt nhất mẹ hãy sử dụng những món ăn được chế biến chín từ củ đậu thay vì ăn sống để ngăn ngừa nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.
- Mẹ nhớ rửa sạch củ đậu trước khi ăn. Mẹ sử dụng nước rửa bình sữa rau quả Mamamy thành phần Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution – một trong bốn chất có trong các hoạt động diệt khuẩn an toàn chống lại 283 chủng vi khuẩn Acinetobacter, được thu hồi từ 97 bệnh viện Nhật Bản. Nhờ đó, mẹ an tâm sử dụng bởi bạn này có khả năng làm sạch an toàn và lành tính đến mức ngâm và rửa sạch được rau quả – thực phẩm ăn hàng ngày an toàn.
5. Mẹo chọn củ đậu tươi, ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Có thai ăn củ đậu được không? Khi lựa chọn củ đậu mẹ cần áp dụng các “mẹo” sau đây:
- Dựa trên màu sắc: Mẹ cần lựa chọn những củ đậu còn mới với phần cuống màu xanh, lớp vỏ trắng ngà đảm bảo độ giòn, tươi ngon. Với những củ đậu thâm xỉn, ngả màu vàng sậm và bị dập, mẹ không nên lựa chọn nhé! Vì khả năng cao những củ này đã bị hỏng hoặc sâu bên trong.
- Dựa trên hình dáng: Củ đậu có hình dáng cân đối, căng đều, vỏ trơn và mỏng thường rất ngọt và nhiều nước. Còn những củ đậu sở hữu lớp vỏ sần thường đã thu hoạch từ rất lâu, khô nước và kém ngọt. Thêm một kinh nghiệm cho mẹ khi lựa chọn củ đậu đó là phần cuống càng nhỏ, củ đậu càng ít xơ và ngon ngọt hơn.
6. Món ngon từ củ đậu cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không? Nếu yêu thích loại củ này, mẹ có thể lựa chọn những món ngon sau đây:
6.1. Bò bía củ đậu
Mẹ cần chuẩn bị: 1 củ đậu, 1 củ cà rốt, 1 cây lạp xưởng, 50g tép ăn liền, hành tím, rau ăn kèm, gia vị, bánh tráng, tương đen và tương ớt.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ gọt vỏ củ đậu và cà rốt rồi rửa sạch, cắt sợi.
- Băm nhuyễn hành tím, phi vàng cùng dầu ăn, cho củ đậu và cà rốt vào xào chín, nêm gia vị vừa ăn.
- Lạp xưởng mẹ luộc chín, chiên vàng, sau đó cắt mỏng vừa ăn, cho vào hỗn hợp củ đậu và cà rốt.
- Thấm ướt bánh tráng rồi trải ra đĩa, xếp rau và hỗn hợp đã chuẩn bị lên trên, cuốn chặt rồi chấm cùng tương.
6.2. Bò xào củ đậu
Mẹ cần chuẩn bị: 200g củ đậu, 100g thịt bò, dầu ăn, hành tím, hành lá.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ gọt vỏ củ đậu, rửa sạch rồi thái mỏng vừa ăn.
- Thịt bò thái mỏng, trộn cùng 1 muỗng canh dầu hào rồi xào sơ, cho ra chén.
- Băm nhuyễn hành tím, phi vàng, cho củ đậu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Đến khi củ đậu chín mềm, mẹ cho thịt bò đã xào vào rồi đảo đều là hoàn thành món ăn này.
6.3. Củ đậu cuốn tôm
Mẹ cần chuẩn bị: 200g củ đậu, 200g tôm, nước mắm chua ngọt, bánh tráng.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ gọt vỏ củ đậu, rửa sạch rồi thái sợi, cho vào nồi hấp chín.
- Tôm rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ và hấp chín.
- Thấm nước bánh tráng, trải ra đĩa, cho củ đậu và tôm lên trên rồi cuộn lại.
- Mẹ thưởng thức món ăn này cùng nước mắm chua ngọt.
6.4. Salad củ đậu
Mẹ cần chuẩn bị: 200g củ đậu, 100g cà rốt, 100g bắp cải tím, tỏi, ớt, chanh, rau thơm, lạc, nước mắm, đường.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ gọt vỏ củ đậu và cà rốt, rửa sạch rồi thái sợi nhỏ vừa ăn.
- Bắp cải tím thái sợi nhỏ, rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
- Rau thơm rửa sạch cùng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.
- Lạc rang chín đều, bỏ vỏ, giã dập.
- Tỏi, ớt băm nhuyễn, sau đó pha cùng 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng đường, 1 muỗng cốt chanh. Mẹ có thể điều chỉnh độ chua, cay, mặn, ngọt theo sở thích của bản thân.
- Mẹ cho các nguyên liệu vào một chiếc tô lớn, cho nước mắm vào rồi trộn đều, thêm rau thơm và lạc rang vào rồi thưởng thức.
6.5. Củ đậu kho thịt
Mẹ cần chuẩn bị: 200g củ đậu, 200g thịt heo nạc, hành tím, hành lá, dầu ăn, gia vị.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ gọt vỏ củ đậu, rửa sạch rồi thái lát vừa ăn.
- Thịt heo rửa sạch, thái mỏng.
- Hành tím băm nhuyễn, hành lá rửa sạch rồi thái khúc.
- Phi thơm hành tím cùng dầu ăn, cho thịt heo vào xào, gần chín rồi thêm củ đậu.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm hành lá rồi tắt bếp.
6.6. Củ đậu xào trứng muối
Mẹ cần chuẩn bị: 200g củ đậu, 4 quả trứng muối đã hấp chín, dầu ăn.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Củ đậu mẹ bóc vỏ, rửa sạch rồi thái lát vừa ăn, chần qua nước sôi khoảng 30 giây.
- Nghiền nhỏ trứng muối.
- Cho dầu ăn vào chảo, xào trứng muối đến khi có bọt, sau đó cho củ đậu vào, đảo nhanh khoảng 2 phút là chín.
Mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con, nhất là tên tiếng Hán Việt hay cho nữ và nam. Để đặt tên con gái, đặt tên con trai hợp tuổi bố mẹ, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé
Tóm lại, bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn củ đậu được không? Mong rằng những thông tin này thực sự hữu ích, giúp mẹ không băn khoăn, lo lắng khi thưởng thức những món ăn “khoái khẩu” chế biến từ củ đậu. Mẹ hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để đón đọc những bài viết thú vị nhất về sức khỏe thai kỳ mẹ nhé!
Tham khảo thêm: