Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thai nhi tuần thứ 30 và lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thai nhi tuần thứ 30 cũng là lúc mẹ bầu đang đến rất gần với ngày sinh. Không lâu sau nữa em bé của mẹ sẽ chào đời. Lúc này em bé cơ những thay đổi gì và mẹ bầu nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu.

Thai nhi tuần thứ 29

Thai nhi tuần thứ 31

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 30

Kích thước thai nhi tuần thứ 30
Kích thước thai nhi tuần thứ 30

Bước vào tuần thai thứ 30, em bé của mẹ tiếp tục phát triển. Kích thước chiều dài của bé sẽ vào khoảng 36 cm và cân nặng sẽ vào khoảng 1,36 kg. Ước tính bằng một cây bắp cải. Đến lúc này lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu sẽ giảm dần. Vì thai nhi ngày một phát triển, mẹ bầu đừng lo lắng vì đây là một dấu hiệu tốt.

2. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Lúc này bé yêu của mẹ sẽ trong tư thế đầu hướng xuống dưới tử cung. Và trong vài tuần tiếp theo bé của mẹ sẽ có tư thế hạ sâu hơn xuống xương chậu.

Vào giai đoạn thai nhi tuần thứ 30, mắt của bé đã có sự phát triển hơn rất nhiều. Bé phân biệt được đâu là ánh sáng đâu là bóng tối. Sang tuần thai này, mẹ bầu sẽ cảm thấy dường như bé ít cử động hơn. Nhưng mẹ bầu đừng lo lắng quá nhé vì không gian trong bụng mẹ ngày càng trở nên chật chội. Bé ngày càng một lớn hơn, tăng khoảng 280 gram mỗi tuần.

Bé yêu của mẹ lúc này có sự phản ứng tích cực với âm thanh bên ngoài. Thính lực của bé ngày càng phát triển.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Trong tuần thai này, bé yêu của mẹ bầu vẫn tiếp tục quá trình tích mỡ. Não bộ ngày một phát triển. Các nếp nhăn và rãnh trên bề mặt não cũng được hình thành.

3. Thai nhi tuần thứ 30 mẹ bầu có những thay đổi gì ?

Ngày sinh đang đến cận kề nên mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi. Tử cung ngày một to phình ra nên áp lực lên các cơ quan và hệ tuần hoàn rất lớn. Mẹ bầu nên đi ngủ sớm hơn và dậy muộn hơn một chút. Khi ngủ hãy chọn một tư thế ngủ thật thoải mái. Lúc này quan trọng nhất là hãy luôn ngủ đủ giấc để bớt mệt mỏi mẹ bầu nhé.

Vào giai đoạn này, mẹ bầu sẽ thấy bụng mình dãn ra nhiều hơn. Thai nhi ngày một phát triển cần không gian lớn. Vì thế tử cung của mẹ bầu sẽ dãn ra xuống tận dưới xương sườn.

Thai nhi tuần thứ 30 mẹ bầu có những thay đổi gì
Thai nhi tuần thứ 30 mẹ bầu có những thay đổi gì

Tâm trạng mẹ rất dễ bị thay đổi trong khoảng thời gian này. Kích thước bụng ngày một lớn khiến mẹ thật khó khăn khi làm việc. Mẹ bầu sẽ cảm thấy mất thăng bằng, đôi khi mẹ còn cảm thấy bản thân hơi vụng về.

Thi thoảng ở một số mẹ trong giai đoạn này còn xuất hiện sự co bóp tử cung kéo dài khoảng 30 giây. Tuy nhiên diễn ra không đều đặn và không đau. Mẹ bầu hết sức cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non.

4. Một số triệu chứng của thai nhi tuần thứ 30

Bước vào tuần thai nhi thứ 30, mẹ bầu thường gặp phải một số các triệu chứng sau:

Chân mẹ bầu lúc này lớn hơn nên mẹ bầu hãy chọn cho mình một đôi giày thật phù hợp và thoải mái. Một đôi giày thoải mái sẽ giúp mẹ đỡ đau chân hơn trong lúc di chuyển. Thời gian này mẹ bầu không nên đi giày cao gót. Cơ thể mẹ bầu đang không được cân bằng vì thế gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó còn khiến mẹ bầu đau chân và thật khó để di chuyển.

Một số triệu chứng của thai nhi tuần thứ 30
Một số triệu chứng của thai nhi tuần thứ 30

Thời gian này mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó để đi vào giấc ngủ. Cơ thể thì mệt mỏi hơn bình thường bởi vì các cơ qua đang hoạt động tối đa cho cả mẹ và bé. Lúc này mẹ hãy ngủ với nhiều tư thế khác nhau để có một giấc ngủ ngon. Hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ mẹ bầu nhé.

4.1. Mất ngủ , đau lưng

Bên cạnh chứng mất ngủ mẹ bầu sẽ cảm thấy rất đau lưng. Đây là một chứng hết sức bình thường của thai kì nên mẹ bầu đừng lo lắng quá nhé.

4.2. Chuột rút 

Chứng chuột rút cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu chứng chuột rút không giảm đi nhé mẹ bầu.

4.3. Tâm trạng 

Bước sang tuần thai nhi thứ 30 này chắc hẳn mẹ bầu sẽ cảm thấy tâm trạng mình liên tục thay đổi. Do áp lực về ngày sinh đang đến gần và các chứng gây khó chịu cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu cảm thấy không được ổn thì hãy nhanh chóng liên lạc với bác sĩ. Giai đoạn này rất nhiều mẹ bầu mắc phải chứng bệnh trầm cảm trong suốt quá trình mang thai. Đây là một triệu chứng dễ mắc và vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế mẹ bầu nên hết sức cẩn trọng nhé.

Ngực mẹ vẫn tiếp tục rỉ sữa non.Mẹ hãy chọn cho mình một chiếc áo ngực thoải mái và lót một tấm vải để thấm sữa.

Ngực mẹ vẫn tiếp tục rỉ sữa non.Mẹ hãy chọn cho mình một chiếc áo ngực thoải mái và lót một tấm vải để thấm sữa.
Ngực mẹ vẫn tiếp tục rỉ sữa non.Mẹ hãy chọn cho mình một chiếc áo ngực thoải mái và lót một tấm vải để thấm sữa.

Trong giai đoạn này mẹ bầu hãy cảnh giác với dấu hiệu sinh non. Nếu âm đạo mẹ bầu tiết ra nhiều dịch, dịch ở thể loãng gần giống dạng nhầy và có máu, bụng đau thắt như lúc mẹ bị kinh nguyệt thì hãy liên lạc với bác sĩ ngay để nhận được sự giúp đỡ.

5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Trong khoảng thai nhi tuần thứ 30 này mẹ bầu hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Giai đoạn này bé đã có thể hấp thụ được nên mẹ bầu hãy bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh nhé. Bên cạnh đó mẹ bầu hãy ăn các thức ăn giàu chất  tinh bột như khoai tây, ăn nhiều các chất xơ như rau củ và thịt nạc để giảm đi nguy cơ mắc tiêu chảy. Mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung các vitamin hoặc khoáng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn này.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Chi tiết hơn về các loại thực phẩm nên và không nên ăn, Góc của mẹ đã lên sẵn cho mẹ thực đơn giúp bé khỏe, mẹ đẹp rồi mẹ hãy đón đọc nhé.

Thời gian này chắc hẳn mẹ bầu sẽ thường xuyên bị mất ngủ, vì thế mẹ bầu hãy thường xuyên tập thể dục các bài tập nhẹ nhàng thư thái như yoga, pilates hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn và hãy tránh vận động quá sức gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ bầu nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thai nhi tuần thứ 30, vậy là không lâu sau nữa bé yêu sẽ chính thức chào đời, chúc mẹ bầu có sức khỏe thật tốt để sẵn sàng cho kì sinh bé nhé!

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 31

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thai nhi tuần thứ 30 và lời khuyên dành cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0