Thông thường, cách tính tuổi thai dựa vào kết quả khám thai của bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ vẫn tính được chính xác đến 99% ngay tại nhà bằng cách tính tuổi thai theo ngày dự sinh. Cách làm như thế nào? Có lưu ý gì không? Mẹ đọc bài viết dưới đây nhé
Mục lục
1. Mẹ có biết về tuổi thai và ngày dự sinh?
1.1. Vai trò của tính ngày dự sinh
Khi tính ngày dự sinh, mẹ có thể thông qua đó theo dõi tình trạng sức khỏe của con yêu. Thêm vào đó, cả gia đình chủ động hơn về tâm lý và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón bé chào đời.
1.2. Phương pháp tính tuổi thai dựa vào ngày dự sinh
Phương pháp tính tuổi thai dựa vào ngày dự sinh được rất nhiều mẹ tin dùng và sử dụng nhiều năm qua. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tính tuần thai theo ngày dự sinh. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
2. 7 cách tính tuổi thai theo ngày dự sinh chính xác
2.1. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa theo ngày quan hệ
Mẹ có thể quan tâm: TÍNH NGÀY DỰ SINH THEO NGÀY QUAN HỆ: CHÍNH XÁC HAY KHÔNG?
Tuổi thai tính theo ngày giao hợp là phương pháp tính cổ điển. Phương pháp có độ chính xác thấp hơn nhiều so với phương pháp siêu âm. Cách tính tuổi thai này chỉ chính xác tuyệt đối trong trường hợp thụ tinh ống nghiệm. Do khi đó, mẹ biết được chính xác ngày chuyển phôi.
Nếu mẹ biết chính xác ngày giao hợp và chỉ quan hệ 1 lần trong vòng 3 – 4 tuần thì tuổi thai sẽ được tính bằng 2 tuần kể từ ngày giao hợp. Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này không cao.
Ví dụ: Ngày giao hợp là ngày 10/3/2020, và mẹ không giao hợp lần tiếp theo trong vòng 1 tháng tiếp, vậy tuổi thai là đến ngày 24/3/2020 là được 2 tuần.
2.2. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
Theo cách tính này, mẹ sẽ tính tuổi thai dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Cụ thể, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng được tính là ngày đầu tiên của thai kỳ. Các tuần sau cứ lần lượt cộng thêm vào.
Ví dụ như ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 15/6/2021, vậy thì ngày đầu tiên của thai kỳ cũng chính là ngày 15/6/2021.
Theo phương pháp này, tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ trước khi mang thai thật. Thường sẽ lớn hơn tuổi thai thật khoảng 2 tuần vì mẹ rất khó xác định chính xác thời điểm rụng trứng hay thụ thai.
Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng cho mẹ có chu kỳ kinh 28 ngày đều đặn. Mẹ hãy nhớ chính xác ngày bắt đầu có kinh. Không áp dụng cho trường hợp mẹ có chu kỳ kinh không đều, không nhớ chu kỳ kinh cụ thể.
2.3. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào kỳ kinh cuối
Mẹ có thể xem thêm: TÍNH NGÀY DỰ SINH THEO KỲ KINH CUỐI: LIỆU CHÍNH XÁC KHÔNG?
Để tính tuổi thai theo phương pháp này, mẹ lưu ý rằng thời điểm hành kinh cuối phải là lần bị hành kinh cuối cùng trước khi có thai. Mẹ cần phân biệt được giữa biểu hiện của nguyệt san với máu báo thai. Điều này để biết đâu là lần hành kinh cuối cùng. Máu báo thai thường có vón cục, màu hồng hoặc nâu và chỉ xuất hiện 1-2 ngày.
Khi biết chính xác thời điểm xuất hiện kinh cuối, mẹ dựa vào đó để áp dụng công thức tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối. Tính toán này được thực hiện khá đơn giản:
Thời gian sắp hết kinh cộng thêm 9 tháng 5 ngày.
Ví dụ, đối với mẹ có kỳ kinh cuối cùng vào ngày 3 tháng 1 năm 2019, cộng với 9 tháng 5 ngày, ngày 8 tháng 10 năm 2019 là ngày mẹ có thể sinh em bé.
Tuổi thai thực của bé có thể thay đổi so với dự đoán do thời gian phát triển và chế độ dinh dưỡng của mẹ. Góc của mẹ khuyên mẹ cần chủ động sớm và có thể thực hiện siêu âm định kỳ mỗi tháng 1-2 lần để đảm bảo thời gian thai nhi chào đời chính xác nhất.
2.4. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa theo siêu âm
Mẹ có thể xem thêm: TÍNH NGÀY DỰ SINH THEO SIÊU ÂM CÓ CHUẨN KHÔNG?
Tính tuổi thai dựa vào siêu âm là phương pháp tính tuổi thai khoa học và có độ chính xác cao nhất.
Cách tính tuổi thai qua siêu âm đo chiều dài đầu và mông (CRL: Crown Rump Length):
Tuổi thai (tuần) = CRL (cm) + 6,5
Ví dụ chiều dài đầu và mông là 3cm thì tuổi thai sẽ là: 3 + 6,5 = 9,5 (tuần)
Thông thường, trong mỗi lần mang thai, mẹ cần siêu âm ít nhất 3 lần ở các mốc sau: 11 – 14 tuần, 18 – 22 tuần, và 30 – 32 tuần. Tuy nhiên, ngoài 30 tuần, việc tính tuổi thai sẽ khó hơn rất nhiều, độ chính xác giảm đi đáng kể.
2.5. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào ngày thai nhi cử động
Mẹ cũng còn tính được tuổi thai thông qua các cử động của bé. Thai nhi bắt đầu đạp ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Tuy nhiên, những cử động đầu tiên của bé chỉ được phát hiện khi siêu âm. Bác sĩ sẽ cho mẹ nhận xét về sự phát triển của thai nhi.
Vào khoảng tuần thứ 18 và 19 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được con đạp. Và sau tuần thứ 24, mẹ cảm thấy bé đạp thường xuyên hơn đó. Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách theo dõi sức khỏe thai nhi bằng cách đếm số lần đạp của bé.
Mẹ nên lưu ý việc bé giảm số lần đạp. Có thể do bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, lượng oxy hoặc glucose của mẹ giảm. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Ở tuần thứ 36 của thai kỳ, mẹ cảm thấy em bé giảm số lần đạp. Đó là do cân nặng của bé ngày càng tăng nên không gian trong bụng mẹ chật hơn với bé rồi.
2.6. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Dựa vào đo bề cao tử cung
Mẹ cũng có thể sử dụng phương pháp đo chiều cao tử cung để có kết quả chính xác.
Phép đo chiều cao của tử cung được đo từ đường viền trên của khớp vệ, đến đáy của tử cung:
- Thai nhi giấu mặt sau ống soi: tương đương với thai nhi 1 tháng tuổi.
- Thai nhi nhô cao 1/4 dây rốn đến khớp vệ (khoảng 4cm): tương ứng với thai nhi khoảng 2 tháng tuổi.
- Tử cung nhô 1/2 đường rốn đến mạc nối (8cm): tương ứng với thai 3 tháng.
- Tử cung nâng lên 3/4 từ đường rốn đến xương đòn: tương ứng với thai nhi 4 tháng tuổi.
- Tử cung cao đến ngang rốn: tương ứng với thai nhi khoảng 5 tháng tuổi.
- Tử cung cao khoảng 20cm: tương ứng với thai nhi 6 tháng tuổi.
- Tử cung bằng 1/2 đường rốn so với bầu ngực: tương ứng với thai nhi 7 tháng tuổi.
- Tử cung cao khoảng 32 cm: tương ứng với thai nhi 9 tháng tuổi.
Công thức tính tuổi thai theo chiều cao tử cung:
Tuổi bào thai = (Chiều cao tử cung: 4) + 1
Ví dụ chiều cao của tử cung là 8 cm thì tuổi của thai nhi sẽ là: (8: 4) + 1 = 3, vậy tuổi của thai nhi là 3 tháng tuổi (12 tuần tuổi)
Việc đo kích thước tử cung chính xác sẽ giúp mẹ tính được tuổi thai, bên cạnh đó cũng có thể biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi.
2.7. Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: Với thai IVF và IUI
Mẹ có thể xem thêm: CÁCH TÍNH NGÀY DỰ SINH THAI IVF CHUẨN NHẤT TỪ CHUYÊN GIA
Với phương pháp thụ tinh ống nghiệm, mẹ biết được thời điểm rụng trứng và chuyển phôi một cách chính xác hơn.
- Cách tính tuổi thai IVF dựa vào ngày chuyển phôi:
Phôi được nuôi trong phòng thí nghiệm trong thời gian 3 hoặc 5 ngày. Đây cũng là thời điểm phôi thai tự phân chia.
Đối với phôi 5 ngày, chúng ta có nhiều phôi bào hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn.
Tuổi thai của IVF được tính dựa trên ngày chuyển phôi như sau:
Tuổi thai = 2 tuần + 3 ngày (nếu chuyển phôi ngày thứ 3)
Tuổi thai = 2 tuần + 5 ngày (nếu chuyển phôi ngày thứ 5)
- Cách tính tuổi thai IUI dựa trên ngày bơm IUI:
Nếu chu kỳ kinh nguyệt đều (28 ngày) và rụng trứng giữa chu kỳ (ngày bơm IUI – 2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng) thì tuổi thai thực tế sẽ là số tuần kể từ ngày bơm IUI đến thời điểm hiện tại cộng thêm 2 tuần, và tuổi thai này thường trùng với tuổi thai siêu âm.
Ví dụ ngày bơm IUI là 20/8/2020, tới thời điểm hiện tại là 1/9/2020 rồi cộng thêm 2 tuần. Vậy tuổi thai thực tế là 26 ngày.
3. Lưu ý cho mẹ về sự phát triển của thai nhi ở mỗi tuần
Mẹ có thể xem thêm: TỔNG HỢP 40 TUẦN THAI KỲ VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU TÂM
3.1. Tuần đầu tiên
Sự phát triển của thai nhi tuần đầu không khác nhiều so với bình thường. Thai nhi phải mất vài tuần để hình thành. Nhưng điều đó không có nghĩa là tuần đầu tiên kém quan trọng bởi đây là thời gian mẹ lên kế hoạch và chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Ngày dự sinh của thai nhi thường được tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người sinh con muộn sẽ có thai kéo dài đến 42 tuần.
3.2. 3 tuần đầu
Tuần thứ 3 là thời điểm đánh dấu sự hiện diện của thiên thần nhỏ bên trong cơ thể mẹ. Trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành hàng trăm tế bào, được gọi là phôi thai.
Bắt đầu từ tuần thứ ba của thai kỳ, em bé đã nhận được tất cả các thông tin và vật chất di truyền cần thiết cho sự hình thành sự sống và phát triển các cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì vậy, bất kỳ sự can thiệp nào trong giai đoạn phát triển này đều ảnh hưởng đến bé đó mẹ.
3.3. 3 tháng đầu
Khi mang thai 3 tháng đầu, việc ổn định thai nhi được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin, mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung axit folic và các chất khác như đạm, sắt,…. để thai nhi được phát triển hoàn hảo nhất.
Cân nặng của bé 3 tháng đầu trong bụng mẹ theo tuần chuẩn nhất ở mốc tuần thứ 12. Các cơ quan và cấu trúc cơ thể của thai đang dần phát triển. Cân nặng thai nhi 12 tuần ở mức chuẩn khoảng 14 gam, dài khoảng 5,4 cm.
Trong 3 tháng đầu này, mẹ cần hết sức thận trọng cả về sức khỏe và tinh thần để thai nhi phát triển ổn định nhất.
3.4. 3 tháng tiếp theo
Tháng thứ 4
Ở tháng thứ 4, mẹ gần như có thể xác định được giới tính thai nhi. Vì bộ phận sinh dục đã xuất hiện khá rõ ràng, ngoài ra, tay và chân cũng dần hoàn thiện. Bên cạnh đó, mí mắt, lông mi hay tóc bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng.
Đặc biệt, thai nhi phát triển rõ nét nhất là hệ thần kinh đi vào hoạt động, bé có thể mút ngón tay hoặc ngáp,… Mẹ cũng dần cảm nhận được sự hiện diện của thai nhi.
Tháng thứ 5
Tháng thứ 5, bé đã biết đạp và vận động nhiều hơn. Đây là khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ của mẹ. Xung quanh cơ thể bé mọc lên một lớp lông tơ, ngoài ra, trên da bé cũng hình thành một lớp. Chúng có tác dụng chính là bảo vệ bé khi còn trong bụng mẹ, khi bé chào đời, chúng sẽ dần biến mất.
Lúc này thai nhi phát triển rất nhanh, nhiều bé nặng khoảng 300 gam. Chính vì sự lớn lên nhanh chóng đó mà vòng bụng của mẹ cũng to lên đáng kể.
Khi thai nhi phát triển đến tháng thứ 6, cơ thể đã gần như hoàn thiện, đặc biệt là về mặt. Với việc hoàn thiện các chức năng của cơ thể, em bé bắt đầu nhận thức được âm thanh cũng như ánh sáng. Trong thời gian này, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc thư giãn, bé sẽ đáp lại bằng một số cử động như đạp, xoay người, mỉm cười,…
Thỉnh thoảng thai nhi bị nấc cụt, đây là hiện tượng hết sức bình thường. Có thể nói, hiện tượng này báo hiệu bé đang trong quá trình trưởng thành.
3.5. 3 tháng cuối
Trong giai đoạn này, cân nặng của bé có thể từ 1kg – 1,5kg, bé chuyển động liên tục trong bụng mẹ.
Tháng thứ 7
Từ tháng thứ 7, mẹ nên đặc biệt cẩn thận vì nguy cơ sinh non rất cao. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của mình để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Tháng thứ 8
Ở tháng thứ 8, cơ thể bé gần như hoàn thiện, chỉ có phổi là chưa phát triển hoàn thiện. Sau này, khi cơ thể phát triển, bé có nhiều cử động và di chuyển hơn trong bụng mẹ. Khi bước sang giai đoạn cuối và sắp sinh, mẹ nên đi khám thai 2 tuần / lần để theo dõi tình trạng của bé. Đặc biệt, thời gian này lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển và bé nặng khoảng 2kg.
Tháng cuối thai kỳ – Tháng thứ 9
Vào tháng cuối thai kỳ, quá trình phát triển của thai nhi đã hoàn thiện, phổi và não bộ phát triển vô cùng nhanh chóng để chuẩn bị cho bé chào đời. Trong tháng này, cân nặng của bé cũng tăng mạnh, có thể dao động từ 2,9kg – 3,5kg. Đặc biệt, để việc sinh nở dễ dàng hơn, trẻ thường nằm úp trong bụng mẹ, đầu nằm dưới.
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để tính tuổi thai lý tưởng, đưa ra ngày dự sinh chính xác nhất là khi thai được 8-13 tuần 6 ngày cũng tức là khoảng tháng 3-4. Vì vậy mẹ n xác định tuổi thai vào giai đoạn này sẽ có được kết quả chính xác nhất.
4. Lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu
4.1. Cách chăm sóc mẹ bầu
Tuần đầu
Đây là lúc thai nhi bắt đầu hình thành cấu trúc của mặt và cổ. Vì vậy, mẹ ưu tiên nhóm thực phẩm giàu đạm (thịt gia súc, hải sản, sữa) trong thực đơn hàng ngày của mình để giúp thai nhi tăng trưởng khỏe mạnh. Ngoài ra, để tạo kháng thể cho hệ thống miễn dịch, mẹ cũng cần bổ sung nhiều protein hơn thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
3 tuần đầu
Những tế bào não đầu tiên được hình thành, cụ thể là ống thần kinh của thai nhi. Để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B11 và axit folic. Đây cũng là giai đoạn mẹ phải “đối mặt” với những cơn ốm nghén gây mệt mỏi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nói không với đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn quá mặn như các món kho, xào, sốt vang nhé!
3 tháng đầu:
Mẹ nên ăn nhiều loại ngũ cốc, trái cây, rau, củ, thịt, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa trong 3 tháng đầu. Nên hạn chế những thực phẩm ít calo và chất dinh dưỡng nhưng lại nhiều chất béo, đường như da và mỡ động vật. Ngoài ra, mẹ nên nạp vào khẩu phần ăn thực phẩm giàu kẽm, đạm, sắt như hải sản, các loại thịt, các loại vitamin và khoáng chất khác giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiễm trùng tử cung và cân bằng nội tiết tố cho mẹ.
3 tháng tiếp theo:
Trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, mẹ cần thêm 350 calo mỗi ngày. Vì vậy, đổi mới thực đơn sẽ giúp mẹ không bị thiếu, thừa chất. Ví dụ, thịt, trứng và các loại đậu là những nguồn giàu protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cả trong giai đoạn này và trong ba tháng cuối của thai kỳ. Canxi có trong sữa và các sản phẩm từ sữa giúp giữ cho răng và xương của trẻ chắc khỏe. Nếu không có đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của mẹ, khiến mẹ bầu dễ gặp phải vấn đề loãng xương.
3 tháng cuối:
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng như: trứng, sữa, thịt, các loại hải sản. Các loại vitamin và chất xơ cũng như omega-3 được bổ sung qua các loại rau và trái cây như việt quất, cá hồi cần thiết trong các giai đoạn phát triển của thai nhi.
4.2. Lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu
- Mỗi giai đoạn thai kỳ đều có những lưu ý và nguyên tắc dinh dưỡng khác nhau. Mẹ tìm hiểu kỹ để xây dựng thực đơn mỗi ngày đầy đủ dưỡng chất nhất nhé.
- Chế độ tập luyện hợp lý và các môn thể dục, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,… giúp mẹ tăng cường sức khỏe và dễ dàng hơn khi sinh em bé.
- Siêu âm thai định kỳ mỗi tháng từ sau khi thai nhi được 6 tuần để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Khoảng từ tuần 18 của thai nhi, mẹ nên thực hành thai giáo với bé như nghe nhạc, nói chuyện hay xoa bụng.
- Mẹ tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn dầu mỡ hay đồ uống có cồn.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt thích hợp đi ngủ sớm, ăn đúng bữa, giữ vệ sinh sạch sẽ,….
Hi vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách tính tuần thai theo ngày dự sinh và những lưu ý quan trọng cho mỗi giai đoạn thai kỳ của mình. Nếu còn băn khoăn gì, mẹ để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh nhất mẹ nhé!
Xem thêm:
Đặt tên bé trai 2022 mệnh Kim độc lạ, tiền đồ khai sáng
Bố họ Phạm đặt tên con là gì? Gợi ý 200 tên hay mang lại may mắn, bình yên cho con!