Liệu chế độ ăn của mẹ bầu có ảnh hưởng đến kích thước, cân nặng thai nhi không? “Ăn cho 2 người” liệu có nên? Mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để xem thêm về chế độ ăn của bà bầu nhé!
Mục lục
1. Chế độ ăn của mẹ bầu và kích thước, cân nặng thai nhi
Trọng lượng trung bình cho bé sinh đủ tháng khoảng 2,5 đến 3,8kg. Em bé nặng trên 5kg được coi là lớn. Mẹ lưu ý là không phải em bé càng nặng cân thì càng khoẻ mạnh. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của bản thân. Quan tâm đến chất lượng chứ không chỉ là số lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mẹ nhé!
2. 6 điều cần biết về chế độ ăn của mẹ bầu
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước, cân nặng thai nhi
Ngoài chế độ ăn của mẹ bầu thì còn có những yếu tố sau:
- Di truyền
- Vấn đề sức khỏe của mẹ trước khi mang thai: thiếu máu, tiểu đường, bệnh tim,…
- Tuổi tác. Các mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ sinh non lớn hơn.
- Cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Những mẹ thiếu cân có xu hướng sinh con nhẹ cân. Những mẹ có chỉ có BMI cao hơn có xu hướng sinh con nặng hơn.
2.2. Không cần “ăn cho 2 người’
Thực tế khi mang thai, mẹ không cần phải ăn gấp đôi, gấp ba lượng ăn bình thường. Tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ tiêu tốn năng lượng của mỗi người, hầu hết người trưởng thành cần khoảng 1440 – 2200 calo mỗi ngày. Mẹ chỉ cần thêm trung bình khoảng 300 calo mỗi ngày khi mang thai là được.
Nhu cầu bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng của mẹ bầu cũng thay đổi theo các giai đoạn của thai kỳ:
- 3 tháng đầu tiên, mẹ không cần phải tăng lượng calo quá nhiều. Đây là thời điểm hoàn hảo để chọn những sản phẩm có chất dinh dưỡng cao.
- Tam cá nguyệt thứ 2: mẹ cần bổ sung khoảng 300 – 350 calo mỗi ngày
- Tam cá nguyệt thứ 3: mẹ cần bổ sung khoảng 450 – 500 calo mỗi ngày. Ở giai đoạn này, nếu mẹ cần bé tăng cân nhanh hơn, hãy đọc thêm bài viết này nhé!
Mẹ xem thêm:
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh trong tháng cuối?
Mặc dù nghe có vẻ là nhiều, nhưng việc bổ sung 300 – 500 calo khá dễ dàng. Mẹ hãy ăn vào lúc đói, lựa chọn thực phẩm lành mạnh để các mẹ ăn đủ no. Không tiêu thụ quá số calo cần thiết, vừa đảm bảo số lượng lẫn chất lượng.
2.3. Lưu ý để tránh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thường gặp ở các mẹ mang bầu. Nếu các mẹ bị tiểu đường thì nguy cơ bé có thể bị thừa cân. Vì vậy, mẹ cần làm các kiểm tra chỉ số đường huyết trong thai kỳ nhé!
Mẹ xem thêm:
Tiểu đường thai kỳ – 16 điều mẹ bầu phải biết
Nếu mẹ bầu có chỉ số cân nặng BMI tốt. Kết hợp vận động và ăn uống thực phẩm lành mạnh, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giảm. Nghiên cứu còn cho thấy, lựa chọn chế độ ăn của mẹ bầu phù hợp giúp giảm tới 83% nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ đấy mẹ nhé!
2.4. Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) hay nhỏ so với tuổi thai (SGA)
Thực tế, 2 hội chứng này lại không liên quan đến chế độ ăn của mẹ bầu. Thiếu dinh dưỡng, thiếu cân ở mẹ đôi khi khiến thai nhi nhẹ cân. Đặc biệt với những mẹ đang cần theo dõi hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR). Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hội chứng IUGR lại do những yếu tố khác. Chẳng hạn vấn đề về nhiễm sắc thể, rối loạn đông máu, biến chứng nhau thai,…
Nếu các mẹ thiếu cân trước khi mang thai, nên tăng 12,5 – 18kg so với mức bình thường 11,5 – 13,5kg. Đây là mức được khuyến nghị cho những người có cân nặng trung bình.
Có một số trường hợp, chế độ ăn của mẹ bầu thực sự ảnh hưởng đến IUGR:
- Mắc hội chứng hyperemesis gravidarum – nôn nghén, khó có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng qua cách ăn thông thường
- Mắc bệnh Crohn – một loại bệnh viêm ruột
- Mẹ bầu dưới độ tuổi sinh nở, không có đủ dinh dưỡng
- Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý
- Rối loạn ăn uống
Chế độ ăn uống cho bà bầu có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển của em bé. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm lành mặc, chế độ ăn uống khoa học vô cùng quan trọng mẹ nha!
2.5. Chế độ ăn của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự trao đổi chất của bé
Không chỉ cho con mà còn cả ở ba thế hệ tiếp theo nữa cơ. Chế độ ăn của mẹ bầu mà thiếu chất dinh dưỡng có thể gây ra những thay đổi trong DNA, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu và bé khỏe mạnh, cân nặng ổn định, nhưng chế độ ăn uống chứa nhiều carbohydrate từ sản phẩm đã qua tinh chế (bánh ngọt, bánh mì trắng,…) cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Những thực phẩm này khiến tăng cân, thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường, bệnh tim.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn của mẹ bầu ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bé, yếu tố quyết định chức năng miễn dịch tổng thể trong suốt cuộc đời của bé.
Vì vậy, mẹ hãy tạo thói quen kiểm tra hàm lượng đường trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm và đồ uống khi mua nhé. Tổ chức Y tế Thế giới chỉ khuyến nghị 35gr đường mỗi ngày vì lợi ích sức khoẻ của hai mẹ con.
2.6. Mẹ tăng cân nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé sau này
Việc tăng cân nhiều ở mẹ còn liên quan đến sức khỏe trong tương lai và nguy cơ béo phì của bé. Mẹ tăng cân nhiều (hơn 24kg) có con lớn hơn so với những mẹ bầu tăng 8 – 10kg. Mẹ cần duy trì cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai, đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng để bé được phát triển tốt nhất.
Cân nặng thai nhi nên duy trì ở mức vừa phải là tốt nhất. Để làm được điều đó, mẹ hãy cố gắng lựa chọn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cùng chế độ ăn uống lành mạnh nhé. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để cùng chào đón con yêu mẹ nha!