Mẹ bầu nghe nhiều người mách sử dụng rau má rất tốt, giúp đẹp da, giải độc gan, giảm mụn nhọt và táo bón. Mẹ băn khoăn và muốn tìm hiểu kỹ bầu 3 tháng cuối ăn rau má được không, sợ dùng không đúng cách, đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc.
Mục lục
1. Bầu 3 tháng cuối ăn rau má được không?
Câu trả lời là được nhưng mẹ cần ăn đúng cách, đúng lượng để tránh xung đột dưỡng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nhé.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nồng độ progesterone tăng cao là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, ốm nghén của bà bầu. Mẹ cảm thấy khó khăn, thường xuyên nôn và buồn nôn, chóng mặt, ợ hơi, táo bón, sụt cân… Bởi vậy mẹ không nên ăn rau má trong 3 tháng đầu của thai kỳ đâu nhé.
Đến tam cá nguyệt thứ ba, bé yêu đã cứng cáp hơn, nồng độ progesterone có xu hướng giảm. Do đó sức khỏe của mẹ cũng dần ổn định, không còn tình trạng ốm nghén nữa. Thời điểm này, mẹ bầu có thể bổ sung rau má mà không lo sảy thai, động thai, gò tử cung,…
2. 5 tác dụng khi bà bầu 3 tháng cuối ăn rau má đúng cách – đúng thời điểm
Rau má không những giúp mẹ tăng cường hệ miễn, đào thải độc tố, mẹ ngủ ngon hơn mà còn có tác dụng “đánh bay” táo bón, trĩ và trả lại mẹ làn da căng mướt, mịn màng tươi tắn,…
2.1. Giúp mẹ đào thải độc tố
Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong rau má giúp kích thích cơ thể mẹ đào thải độc tố, muối, nước qua đường nước tiểu. Quá trình thanh lọc và giải độc này giúp giảm áp lực cho hoạt động của thận và giúp cơ thể mẹ thải độc nhanh chóng. Mẹ không còn lo lắng cơ thể mệt mỏi, uể oải, nước tiểu sẫm màu trong thai kỳ nữa rồi.
2.2. Tăng cường hệ miễn dịch cho hai mẹ con
Rau má có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, trung bình 48,5 miligam/ 100g rau má tươi. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, vitamin C rất cần thiết cho cả mẹ và bé. Vitamin C giúp phục hồi mô và chữa lành vết thương hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa nhiễm khuẩn, virus gây cảm cúm.
Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy hàm lượng sắt tự nhiên có trong rau má, khoảng 5,6 miligam/100g rau má tươi. Đối với mẹ bầu 3 tháng cuối, sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu và enzyme hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức để kháng hiệu quả.
2.3. Mẹ ngủ ngon hơn
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, do tăng cân, cơ thể nặng nề mệt mỏi khiến mẹ khó ngủ hơn, ngủ không sâu, chập chờn dễ tỉnh. Giấc ngủ bị gián đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé, mẹ luôn bồn chồn, lo lắng, thậm chí là căng thẳng kéo dài.
Rau má như một liệu pháp thảo mộc lành tính để cải thiện tình trạng này. Chất triterpenoid và Vitamin B trong rau má hỗ trợ giảm lo âu, căng thẳng, giúp mẹ thư giãn hơn. Từ đó chất lượng giấc ngủ được cải thiện đáng kể, mẹ ngủ ngon và sâu hơn.
2.4. Đánh bay táo bón – trĩ
Một số nguyên nhân như mất cân bằng nội tiết tố, tăng cân, đái tháo đường…trong 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng khó tiêu, táo bón hoặc trĩ.
Nhờ thành phần giàu chất xơ và kali, rau má giúp mẹ tiêu hóa thức ăn dễ dàng, lợi tiểu và nhuận tràng. Ăn rau má giúp mẹ bầu “đánh bay” các triệu đầy hơi, táo bón và hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị trĩ.
2.5. Trả lại mẹ làn da căng mướt – mịn màng
Mẹ bầu 3 tháng cuối thường đau đầu vì tình trạng da “xuống cấp” khó kiểm soát, các vấn đề như viêm da, mụn, nám, tổn thương bề mặt…khiến mẹ lo lắng và kém tự tin. Nguyên nhân chính gây ra mụn là do lượng hormone androgen tăng cao trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bé cưng, mẹ không nên tự ý sử dụng hóa mỹ phẩm để triều trị mụn. Hãy ưu tiên những giải pháp tự nhiên, an toàn và lành tính. Sử dụng rau má đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng mụn hiệu quả, trả lại mẹ làn da mịn màng và căng mướt.
Bằng cách Ăn hoặc uống nước rau má để bổ sung collagen cho cơ thể, một dạng Protein giúp cải thiện độ đàn hồi tự nhiên của da, giúp da luôn mịn và căng sáng. Bên cạnh đó, hợp chất triterpenoids trong rau má giúp kháng viêm và chống sưng, đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm liền vết thương. Các vết mụn viêm, sưng, mụn trứng cá…nhanh liền, khô cồi và hạn chế để lại sẹo.
3. Mách mẹ cách chọn rau má “chuẩn không cần chỉnh”
Mẹ bỏ túi ngay cách chọn rau má tươi ngon, giúp phát huy tác dụng tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé ngay dưới đây nhé.
Mẹ nên chọn rau má còn non, phần thân và lá có màu xanh tươi và phát triển tươi tốt. rau má còn nguyên vẹn, khi bấm vào thấy cọng giòn, mọng nước và không bị hỏng, dập nát. Khi ngửi, mẹ cảm nhận rõ hương thơm tự nhiên, đặc trưng của rau má.
Mẹ không nên chọn rau má già, khi ngắt thấy cọng hơi dai và có nhiều xơ. Phần thân, cọng và lá của rau má già thường có màu xanh đậm. Rau má già thường có vị chát nhẹ và đắng hơn, khi ăn cảm giác gắt nhẹ ở cổ, vị ngọt ít.
Tốt nhất mẹ nên chọn mua rau má ở các cửa hàng lớn và siêu thị uy tín chuyên cung cấp nguồn thực phẩm chuẩn Organic. Gợi ý cho mẹ một số địa chỉ uy tín như: Chuỗi siêu thị Winmart, Winmart+, Rau sạch Đà Lạt Gap, Rau sạch Orfarm, Rau sạch Organica…
4. 4 công thức biến tấu rau má thành những món ăn “ngon mắt bắt miệng”
Rau má được sử dụng để kháng khuẩn, trị tiểu đường, chống viêm, chống trầm cảm và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn rau má được nhưng mẹ cần ăn đúng cách nhé.
Dưới đây, Góc của mẹ giới thiệu đến mẹ bầu 4 công thức biến tấu rau má thành những món ăn ngon, vô cùng bổ dưỡng và hấp dẫn. Mẹ lưu lại ngay!
4.1. Canh rau má thịt bò giúp mẹ bổ máu
Thịt bò tươi rất giàu vitamin và khoáng chất như B6, B12, Selen, Niacin… đặc biệt là sắt và kẽm. Trong khi đó, rau má có tính hàn, hàm lượng chất xơ cao, chất chống oxy hóa dồi dào, hỗ trợ thải khả năng thải độc, mẹ ăn ngon ngủ ngon hơn.
Sự kết hợp giữa thịt bò mềm ngọt và rau má thanh mát sẽ mang đến vị giác mới lạ cho mẹ bầu. Mẹ thử trổ tài đổi vị với món ăn thơm ngon, bổ dưỡng này nhé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt bò Organic: 150g
- Rau má tươi: 250g
- Hành tím: 1 củ nhỏ
- Tỏi: 3-4 tép
- Hành lá, rau mùi: 30g
- Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ
- Gia vị: nước mắm 1/2 thìa, bột canh 1/2 thìa, bột ngọt 1/2 thìa, hạt nêm 1/4 thìa, 10ml dầu ăn, 1/2 thìa dầu hào, đường 1/4 thìa.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Thịt bò mua về mẹ rửa sạch, thấm khô, sau đó thái miếng nhỏ, ngang thớ và mỏng, khi nấu canh thịt sẽ chín tới và mềm mọng hơn. Rau má mẹ nhặt gạch phần gốc và lá già, úa hỏng rồi đem rửa sạch, cắt thành từng khúc khoảng 4 – 5cm vừa ăn.
- Bước 2: Hành tím và tỏi mẹ lột sạch lớp vỏ lụa, gừng cạo sạch vỏ rồi băm nhỏ trên thớt sạch. Với hành lá và rau mùi, mẹ tiến hành nhặt gốc và lá hỏng, rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ khoảng 1cm.
- Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, tỏi và gừng băm với dầu ăn. Khi thấy hành tỏi hơi ngả vàng và dậy lên mùi thơm, mẹ nhanh tay cho thịt bò vào xào sơ cho chín tái, nêm cùng nước mắm và dầu hào.
- Bước 4: Mẹ thêm vào nồi khoảng 500ml nước, đợi nước sôi lăn tăn rồi nêm nếm bột canh, bột ngọt, hạt nêm và đường cho vừa khẩu vị. Khi nước đã sôi, mẹ cho rau má vào nấu tiếp, vẫn giữ mức lửa lớn, nấu rau trong khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp để rau vẫn xanh và có độ giòn ngọt, không bị mềm nhũn và ngả vàng không ngon. Vậy là hoàn thành rồi.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mách nhỏ cho mẹ, để thịt bò được mềm và thơm ngon, mẹ phải thật kỹ trong khâu chọn nguyên liệu đấy ạ. Nên chọn phần thịt bò thăn, thái ngang thớ và có độ mỏng, khi chín sẽ rất mềm.
Khi nấu, rau má rất dễ chín nên mẹ tránh đun sôi quá lâu sẽ mất đi độ ngọt, giòn và thanh mát tự nhiên nhé. Khi thả rau má vào, mẹ chỉ cần chờ khoảng 2 – 3 phút là được, rau còn giữ nguyên màu xanh mướt vừa đẹp mắt vừa dinh dưỡng, ngon miệng.
4.2. Gỏi rau má thịt heo tăng cường sức đề kháng
Công thức gỏi rau má thịt heo giòn ngọt, mang đến một món ăn ngon miệng cho mẹ bầu. Thịt heo cung cấp sắt, protein chất lượng, phốt pho, selen, thiamine và vitamin B6, B12… giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần vào hoạt động khỏe mạnh của cơ bắp và não bộ. Trong khi đó, rau má rất giàu chất xơ và vitamin C giúp lợi tiểu, nhuận tràng, đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Ba chỉ heo: 200g
- Rau má tươi: 300g
- Hành tím: 1 củ nhỏ
- Tỏi: 3-4 tép
- Cà chua bi: 50g
- Ớt tươi: 1-2 quả
- Chanh tươi: 1 quả
- Nước lọc: 2 thìa
- Gia vị: 2 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 2 thìa đường.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Thịt heo mua về mẹ rửa sạch, thấm khô rồi cho vào luộc cùng 1 củ hành tím đập dập để khử mùi hôi, nêm thêm ½ thìa bột canh để tăng độ đậm đà cho thịt mẹ nhé. Khi thịt chín tới, mẹ lấy ra cho thịt nguội bớt rồi thái thành từng miếng nhỏ, ngang thớ và mỏng, lúc trộn gỏi thịt sẽ thấm đều, mềm ngon, hấp dẫn hơn.
- Bước 2: Rau má mẹ nhặt bỏ phần gốc, rễ và lá hỏng, bị úa vàng rồi đem rửa sạch và cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn, dài từ 5 – 6cm. Với cà chua bi mẹ cũng rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt làm đôi, theo chiều dọc hay ngang của quả đều được, tùy sở thích ạ.
- Bước 3: Mẹ chuẩn bị nước trộn gỏi với công thức đơn giản bao gồm: 2 thìa nước lọc, 2 thìa nước mắm ngon, 2 thìa đường rồi khuấy thật đều cho hỗn hợp tan hết, tiếp tục thêm tỏi, ớt tươi băm nhuyễn (tùy khẩu vị), nước cốt chanh vào và trộn đều là hoàn thành phần sốt trộn rồi.
- Bước 4: Đến khâu trộn gỏi rồi đây ạ, mẹ chuẩn bị sẵn một chiếc tô lớn, lần lượt cho thịt heo luộc, rau má và cà chua bi đã chuẩn bị vào, thêm phần nước trộn gỏi và dùng đũa hoặc đeo bao tay để trộn đều cho gỏi thấm gia vị. Khi ăn mẹ chỉ cần bỏ gỏi ra đĩa, rắc thêm chút lạc giã rối hoặc mè rang thơm nức và thưởng thức ngay thôi!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mách nhỏ cho mẹ cách chọn thịt heo ngon, chuẩn Organic ngay đây ạ. Miếng thịt tươi có màu hồng tự nhiên, khi chạm vào sẽ thấy có độ dính dẻo, đàn hồi. Mẹ chọn thịt ba chỉ để trộn gỏi là ngon nhất, nạc mỡ đan xen đều, không ngấy không khô, mềm ngọt rất vừa vặn.
Bật mí bí kíp để gỏi rau má khi ăn có độ giòn ngọt tự nhiên. Rau má sau khi sơ chế sạch sẽ, mẹ đem ngâm cùng nước đá lạnh khoảng 15 phút để rau được xanh, tươi và có độ giòn, ăn sẽ ngon hơn nhiều đấy ạ.
4.3. Canh rau má tôm tươi hỗ trợ hệ xương của mẹ khỏe mạnh
Tôm là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho mẹ bầu, chúng bao gồm nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé cưng, nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Theo nghiên cứu, các axit béo omega-3 có trong tôm có thể làm giảm nguy cơ sinh non. Ngoài ra, em bé được sinh ra từ những mẹ được cung cấp đầy đủ omega-3 sẽ ít có nguy cơ bị nhẹ cân hơn.
Tôm còn cung cấp lượng protein dồi dào, vitamin B2 và vitamin D, sắt, magie, kali, canxi…hỗ trợ hệ xương của mẹ luôn khỏe mạnh, đề kháng tốt.
Cuối tuần này, mẹ thử trổ tài nấu món ngon từ tôm tươi và rau má nhé!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Tôm sú: 200g
- Rau má tươi: 300g
- Hành tím: 1 củ nhỏ
- Gia vị: 2 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt và 2 thìa dầu ăn.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Tôm mua về mẹ rửa sạch, tách phần đầu, lột vỏ tôm, sử dụng một chiếc dao nhỏ, rạch phần lưng tôm để lấy chỉ đen ra giúp thịt tôm ngon, sạch sẽ, không tanh và không lo bị sạn. Mẹ nhớ rửa sạch lại tôm với nước một lần nữa cho thật sạch và để ráo trước khi chế biến nhé.
- Bước 2: Rau má mẹ chọn mua phần rau bánh tẻ, không quá non hay quá già, tiến hành nhặt sạch, bỏ rễ, gốc và những lá bị hỏng hay úa vàng, đem rửa sạch và cắt thành thành từng đoạn nhỏ vừa ăn, dài khoảng 5 – 6cm.
- Bước 3: Tiếp đến mẹ bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, chờ dầu rồi bắt đầu phi hành đến khi dậy mùi thơm, hành ngả vàng giòn thì nhanh tay cho tôm vào đảo cho săn, tôm chuyển màu đỏ và hơi co lại là được, lúc này mẹ nêm thêm nước mắm và bột ngọt nhé.
- Bước 4: Mẹ thêm vào nồi khoảng 500ml nước và điều chỉnh mức lửa lớn, khi nước sôi thì mẹ cho rau má đã sơ chế sạch vào nấu tiếp khoảng 3 phút là rau chín tới, nêm thêm bột ngọt rồi tắt bếp luôn nhé ạ, tránh để rau nấu lâu quá bị nhũn, mất độ giòn tự nhiên.
Vậy là mẹ đã nấu xong bát canh tôm rau má thơm thức, thanh mát giải nhiệt và chống ngán cho ngày hè, vừa ngon miệng lại dinh dưỡng, mẹ thử ngay nha!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Để món canh tôm rau má thơm ngon tròn vị, mẹ nhớ lưu lại ngay bí kíp chọn tôm thật tươi nhé. Những chú tôm tươi có vỏ trong veo, đuôi xếp lại với nhau, dáng thẳng tự nhiên, không cong mẹ ạ. Đặc biệt, phần đầu và thân tôm không rời rạc, khi cầm thấy có độ cứng và chắc, không mềm nhão. Thịt tôm tươi giòn ngọt, không bở và có vị ngọt tự nhiên.
Nếu mẹ bầu lo ngại nghén mùi hải sản, sợ tanh thì có thể ngâm qua tôm với rượu trắng khoảng 2 – 3 phút trước khi lột vỏ.
4.4. Rau má xào thịt ngan điều hòa thân nhiệt, giải trừ độc tố
Thịt ngan cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Thịt ngan chứa nhiều Protein, Vitamin A, B2 và chứa nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng…rất cần thiết cho các hoạt động chức năng của cơ thể, giúp cải thiện và hỗ trợ tăng cường trao đổi chất cho mẹ bầu đấy ạ.
Để đổi vị, mẹ thử nấu món thịt ngan xào rau má thanh mát, giúp điều hòa thân nhiệt và giải trừ độc tố nhé!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lườn ngan: 250g
- Rau má tươi: 300g
- Hành tím băm: 1 thìa nhỏ
- Gừng băm: 1 thìa nhỏ
- Gia vị: 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt và 2 thìa dầu ăn.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Thịt ngan mua về mẹ rửa sạch, kiểm tra xem còn lông không, nếu có, mẹ tiến hành nhổ sạch để tránh ngan bị hôi, dặm miệng khi ăn. Kế tiếp, mẹ cắt thịt ngan thành những miếng vừa ăn, độ dày khoảng 1cm rồi cho vào tô lớn và mướp cùng hành tím băm, gừng băm, nước mắm và bột ngọt, trộn đều các gia vị và để nguyên trong khoảng 15 phút cho thịt thấm mẹ nhé.
- Bước 2: Rau má mẹ chọn loại non, bỏ rễ, gốc và những lá bị hỏng hay úa vàng rồi đem rửa sạch và cắt thành thành từng khúc nhỏ vừa ăn, dài khoảng 5cm.
- Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 2 muỗng dầu ăn, chờ dầu nóng, mẹ cho toàn bộ phần thịt ngan đã ướp vào xào, đảo đều tay với lửa lớn cho thịt săn lại, dậy mùi thơm. Lúc này, mẹ nhanh tay cho rau má đã vào đảo cùng, vì rau má rất nhanh chín, mẹ chú ý xào khoảng 3 phút thì tắt bếp để giữ nguyên độ giòn, xanh tươi đẹp mắt. Cuối cùng, mẹ cho món ăn ra đĩa và thưởng thức ngay để cảm nhận độ ngọt từ thịt và giòn mát của rau má nhé.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Muốn khử mùi hôi của ngan, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1,2 thìa giấm trắng rồi trộn với muối hột, sau đó thoa đều lên thịt ngan từ 3 – 5 phút và rửa sạch lại. Siêu đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả đấy ạ, mẹ thử nhé.
5. 4 lưu ý “vàng” khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn rau má
Dưới đây là 4 lưu ý vàng khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn rau má. Hiểu rõ chủ động tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của bé yêu, mẹ nhé!
1 – Mẹ ăn rau má bao nhiêu là đủ
Mẹ bầu nên sử dụng khoảng 40gr/ngày, không nên sử dụng liên tục quá 6 tuần vì rau má có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.
Mẹ lưu ý nên chia nhỏ thời gian sử dụng, có thời gian nghỉ ( khoảng 3 tuần) để đảm bảo an toàn cho em bé.
2 – Rửa rau má kĩ lưỡng trước khi chế biến
Trước khi chế biến các món ăn hay thức uống với rau má, mẹ lưu ý cần rửa thật kỹ để đảm bảo rau được sạch nhất, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Rửa qua nước muối: Dung dịch nước muối loãng giúp nhẹ nhàng loại bỏ tạp chất trong rau. Tuy nhiên việc rửa, ngâm rất lách cách, tốn nhiều thời gian của mẹ.
- Sử dụng nước rửa bình chuyên dụng: Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy giúp mẹ rửa sạch được thực phẩm, rau củ ăn uống hàng ngày mà không cần mất thời gian ngâm đi ngâm lại, rồi chuẩn bị máy móc sục ozon… mà vẫn đảm bảo sạch bẩn, sạch khuẩn, an toàn tối đa cho hệ tiêu hóa của cả nhà mình đó mẹ!
3 – Không uống rau má khi uống thuốc tiểu đường, thuốc hạ Cholesterol mẹ nhé
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, rau má làm tăng mức Cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy nếu mẹ bầu đang gặp phải các vấn đề về tiêu đường thai kỳ hay Cholesterol cao lưu ý không uống rau má khi sử dụng các loại thuốc điều trị.
Sử dụng rau má có thể gây cản trở hoạt động và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc,thậm chí làm tình trạng bệnh tăng nặng.
4 – Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém hạn chế ăn rau má
Rau má có tính hàn, mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém ăn vào sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy, chướng bụng nặng thêm. Nếu có lỡ chế biến ly sinh tố rau má, hay bát canh rau má thơm ngọt rồi thì mẹ nhờ bố ăn hộ, đừng vì tiếc công mà khiến cả mẹ và bé đều mệt mẹ nhé.
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã biết bầu 3 tháng cuối ăn rau má được không rồi nhỉ? Mẹ ăn được nhưng cần ăn đúng cách, đúng liều lượng để cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng. Mẹ cũng đừng quên lưu lại 4 công thức biến tấu món ăn ngon với rau má để cải thiện khẩu vị nhé.
Nếu vẫn còn băn khoăn về bầu 3 tháng cuối ăn rau má được không, mẹ nhớ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp kịp thời nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!