Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu 3 tháng cuối ăn măng được không? Chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tháng

Mẹ rất thích ăn măng nhưng nghe nói măng rất độc, sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Lại có người mách măng rất giàu dưỡng chất, tốt cho mẹ và bé nếu được chế biến đúng cách khiến mẹ băn khoăn không biết “Bầu 3 tháng cuối ăn măng được không”. Mẹ cùng tìm hiểu vấn đề này và bỏ túi những cách loại bỏ độc tính của măng để mẹ và bé vừa được bổ sung dinh dưỡng, vừa đảm bảo an toàn nhé!

Bầu 3 tháng cuối ăn măng được không?
Bầu 3 tháng cuối ăn măng được không? Chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tháng

1. Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn măng được không?

Theo nghiên cứu từ tạp chí Earthmama Douglas, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn măng vào 3 tháng cuối thai kỳ bởi măng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi. Dù măng tươi và măng khô đều giữ được nhiều dưỡng chất, mẹ không nên bỏ qua thực phẩm quý này khi mang thai nhé!

Với vẻ ngoài xù xì không quá ấn tượng nhưng măng được thiên nhiên ban tặng nhiều dưỡng chất, không chỉ giàu vitamin A, E mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết như niacin, thiamin (có nhiều trong măng mới hái) giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tim mạch và thần kinh. Ngoài ra, măng còn cung cấp kẽm, sắt, canxi, magie,… tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, măng là món ăn ngon bổ cho mẹ bầu 3 tháng cuối đấy ạ.

Bầu 3 tháng cuối ăn măng được không?
Măng rất giàu dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi

Tuy nhiên, trong măng còn có hoạt chất glycosid, khi gặp men tiêu hoá sẽ chuyển thành acid cyanhydric (HCN) gây độc cho hô hấp. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, nếu ăn một lượng vừa đủ, và qua sơ chế đúng cách, thực phẩm không những không độc mà có vô cùng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, nếu mẹ đang gặp tình trạng bệnh lý về đường tiêu hoá, mẹ nên cẩn thận hạn chế món ăn này nhé. 

Đặc biệt, mẹ nào đang mắc sỏi thận/sỏi mật nên tránh sử dụng thực phẩm này trong suốt thời kỳ thai nghén nhé bởi trong măng chứa acid oxalic dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể khiến tình trạng sỏi thận nghiêm trọng hơn đó ạ.

Bầu 3 tháng cuối ăn măng được không?
Mẹ bầu tránh ăn măng mắc bệnh lý về đường tiêu hoá, sỏi thận/sỏi mật

2. Hàm lượng dưỡng chất trong măng

Măng là nguồn thực phẩm quý giàu chất xơ và chứa nhiều vitamin C, vitamin B6 cùng nhiều sinh tố cần thiết cho mẹ bầu như: niacin (1 trong 5 loại vitamin quan trọng cho cơ thể), thiamin (vitamin B1). Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA , trong 100g măng có chứa:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng/100gr măng
Carbs 5.2g
Protein 2,6 g
Chất xơ 3g
Kali 533 mg
Phospho 59mg
Canxi 13mg
Kẽm  1.1mg
Thiamin 0.15mg (13% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Niacin 0.6mg (4% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Vitamin B6 0.24mg (18% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)
Vitamin C 4mg (5% theo khẩu phần ăn định lượng hằng ngày)

3. 6 lợi ích của măng đối với mẹ bầu 3 tháng cuối

Măng được gọi vui là thực phẩm “vàng” giàu vitamin và dưỡng chất, vừa ngon miệng lại cực bổ dưỡng cho mẹ bầu. Bật mí những lợi ích mà măng đem lại cho mẹ bầu thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 trong nội dung dưới đây. Cùng tìm hiểu mẹ nhé! 

3.1. Tăng cường hệ miễn dịch

Trong măng có chứa vitamin C cùng nhiều khoáng chất như kẽm, sắt,… giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh như cúm mùa, cảm lạnh nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng virus. Vitamin C còn tham gia vào quá trình hoàn thiện phổi và não trong tháng cuối thai kỳ. Nhờ đó măng không chỉ bảo vệ sức khoẻ của mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển tự nhiên của bé cưng trong bụng mẹ. 

Lợi ích khi ăn măng đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Măng hỗ trợ mẹ tăng cường miễn dịch không lo cảm cúm

3. 2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo các nghiên cứu, nồng độ cholesterol trong máu mẹ bầu thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 có thể cao gấp 2 lần bình thường. Tuy nhiên, măng sẽ là vị thuốc thần giúp mẹ đánh bại cholesterol xấu, tăng sức bền thành mạch nhờ vào lượng chất xơ dồi dào, giàu vitamin C và PP. Từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thanh lọc cholesterol giúp con có sự phát triển não bộ, các chi cũng như các tế bào một cách tốt nhất. 

3.3. Hạn chế tăng cân mất kiểm soát

Măng không chỉ là thực đơn hoàn hảo về chất mà còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Không chứa nhiều calo và chất béo nhưng nhờ hàm lượng chất xơ lớn trong măng tạo cảm giác no lâu cho mẹ. Từ đó giúp mẹ hạn chế tình trạng thừa cân thai kỳ có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, thậm chí nguy hiểm hơn là sảy thai, sinh non,…

Lợi ích khi ăn măng đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Măng giúp mẹ xua tan nỗi lo tăng cân mất kiểm soát

3.4. Mẹ tiêu hóa tốt hơn

Vào những tháng cuối, thai thường chèn ép thành ruột khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hoá. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, măng sẽ là “cứu tinh” của mẹ, thực phẩm chứa nhiều chất xơ cùng các loại vitamin, khoáng chất, hỗ trợ quá trình tiêu hoá đường ruột, nhuận tràng. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ ngược lại có thể làm mẹ khó tiêu, chướng bụng. Vì vậy mẹ chỉ cần thêm măng vào thực đơn 1 – 2 lần/tuần là đã đủ để giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai rồi.  

Lợi ích khi ăn măng đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Măng hỗ trợ mẹ bầu tiêu hoá tốt hơn nên nhiều mẹ muốn tìm hiểu bầu 3 tháng cuối có được ăn măng không để có những chế độ ăn phù hợp

3.5. Ngăn ngừa ung thư

Măng là một trong những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: Vitamin A, C, E và khoáng chất selen. Nhờ đó, măng giúp mẹ ngăn cản sự hình thành gốc tự do trong cơ thể, phòng ngừa một số bệnh ung thư. Đặc biệt, vitamin A, E trong măng rất cần thiết cho quá trình phát triển của mắt, hệ tuần hoàn, hô hấp và hệ thần kinh trung ương của bé nữa đó. 

3.6. Kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả

Nhờ chứa nhiều vitamin C và kẽm, măng thể hiện đặc tính chống viêm nổi bật, làm giảm đau, chữa lành các vết thương, ổ loét, dưỡng da mẹ luôn mịn màng, không bị rạn nứt – tình trạng mẹ thường gặp trong tam cá nguyệt 3. Ngoài ra, măng còn là phương thuốc hữu hiệu với đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, mẹ bầu 3 tháng cuối nên sử dụng măng để nâng cao sức đề kháng, giải pháp phòng bệnh an toàn.  

Lợi ích khi ăn măng đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Măng giúp mẹ nâng cao sức đề kháng, giải pháp phòng bệnh an toàn

4. 3 tác hại khi mẹ bầu ăn măng sai cách

Măng – thực phẩm “vàng” bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé trong thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, trong măng còn chứa acid oxalic và glycosid vì vậy sơ chế và ăn măng sai cách sẽ gây ảnh hưởng không mong muốn đó ạ:

1 – Mẹ dễ bị ợ hơi, đầy bụng

Trong măng tươi có 2,56% chất xơ, vì vậy ăn vừa đủ sẽ giúp mẹ tiêu hoá tốt nhưng ăn quá nhiều lại là nguyên nhân chính dẫn tới đầy hơi, khó tiêu ở mẹ bầu. Đặc biệt, với mẹ mang thai 3 tháng cuối, thai nhi cần không gian phát triển nên chèn ép lên dạ dày, măng dễ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, tức bụng nếu ăn quá nhiều. 

Tác hại khi mẹ bầu ăn măng sai cách
Hấp thụ quá nhiều chất xơ khiến mẹ khó tiêu, đầy hơi

2 – Gây thiếu máu ở mẹ bầu

Tuy hàm lượng sắt trong măng khá cao nhưng ăn quá nhiều hoặc sơ chế không đúng cách có thể khiến mẹ bầu thiếu sắt vì độc tố cyanide gây độc cho chuỗi hô hấp vô tình làm bất hoạt (ngừng hoạt động) enzyme tạo ra sắt – thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu, dẫn tới tình trạng thiếu máu, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thiên thần nhỏ. 

3 – Nguy cơ ngộ độc và tụt huyết áp

Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng măng chứa lượng lớn glycosid khi vào trong dạ dày sẽ phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa và sinh ra axit cyanhydric dễ gây ngộ độc. Một số các triệu chứng ngộ độc thường gặp khi ăn măng sai cách như: đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp,…

Tác hại khi mẹ bầu ăn măng sai cách
Măng có thể gây ngộ độc, tụt huyết áp khi ăn không đúng nên không khiến nhiều mẹ lo lắng bầu 3 tháng cuối ăn măng được không

 Acid oxalic và glycosid là nguyên nhân chính gây ra những ảnh hưởng không mong muốn khi ăn măng. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng, giải pháp cho mẹ đây ạ. Lưu lại ngay cách ăn măng chuẩn khoa học để hạn chế tối đa các tác hại xấu này nhé!

5. Chỉ mẹ cách ăn măng đúng ở 3 tháng cuối thai kỳ

Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh ăn nhiều măng gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ (khoảng 1 – 2 bữa/tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 200g) thôi nhé. Bên cạnh đó,mẹ cần luộc kỹ, ngâm nước muối khoảng 6 tiếng để loại bỏ hoạt chất độc trước khi chế biến. 

1 – Ăn măng với lượng vừa đủ: Bởi hoạt chất glycosid trong măng có thể gây ngộ độc nếu sử dụng liên tục với hàm lượng lớn, vì vậy dù bổ dưỡng nhưng mẹ không nên ăn măng thường xuyên, quá 2 lần/tháng và chỉ nên ăn mỗi lần khoảng 200 – 300g thôi ạ. 

Cách ăn măng 3 tháng cuối thai kỳ
Dù bổ dưỡng nhưng mẹ chỉ nên ăn măng 2 – 3 lần/tháng

2 – Luộc măng kỹ và ngâm măng giúp giảm độc tính: Hàm lượng glycosid trong măng tươi khá cao. Do vậy, trước khi ăn măng, mẹ bầu cần sơ chế kỹ để loại bỏ bớt chất độc nguy hiểm. Mẹ nên luộc kỹ măng và ngâm nước muối tối thiểu là 6 giờ. Trong quá trình luộc măng, mẹ mở nắp để độc tố bay đi nhé.

Hoạt chất glycosid có thể giảm độc tính khi măng được luộc chín, cụ thể, giảm từ 32 – 38 mg xuống còn 2,7mg trong 100mg măng tươi. Tuy nhiên, nước luộc măng có thể chứa 10mg glycosid, vì vậy tránh sử dụng lại nước luộc măng để nấu ăn mẹ nhé. Với măng khô, mẹ nên ngâm măng với nước muối ít nhất 6 giờ, trong quá trình ngâm cần xả nước nhiều lần rồi luộc lại và xả cho đến khi nước trong mới đem chế biến.

3 – Tránh ăn măng chế biến sẵn: Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn măng đã chế biến sẵn tại chợ (măng ngâm) vì người bán có thể sơ chế sơ sài, làm sạch măng không đúng cách và chất độc còn sót lại trong măng đó ạ. 

4 – Cách chọn măng ngon: Mẹ nên chọn mua những loại măng tươi, có mùi thơm, vỏ măng trơn và không có đốm. Tránh mua những loại măng đã được sơ chế có màu trắng bợt/vàng sẫm vì có thể đã được người bán tẩm hóa chất độc hại như: thuốc tẩy trắng, thuốc bảo quản,… gây hệ luỵ lâu dài đó ạ. 

Cách chọn măng tươi
Cách chọn măng ngon cho mẹ bầu 3 tháng cuối

5 – Tránh ăn măng sau khi ăn thức ăn lạnh: Mẹ không nên ăn đồ lạnh sau khi ăn măng bởi có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Do hàm lượng chất xơ trong măng lớn, nên mẹ bầu ăn măng khi mang thai nên nhai chậm để tiêu hóa hết chất xơ, hạn chế bị đầy bụng.

6 – Vệ sinh tay và miệng thật kỹ trước và sau khi ăn măng: Mẹ nên vệ sinh tay và miệng thật kỹ trước và sau khi ăn măng để tránh vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh cho mẹ và bé. Tuy nhiên, thời kỳ tam cá nguyệt cuối có lẽ việc đứng lên ngồi xuống với mẹ rất khó khăn. 

Mẹ tham khảo khăn ướt Mamamy, với khả năng kháng khuẩn vệ sinh tay, miệng cực xịn sò. Chất liệu khăn mềm mại cùng công thức dưỡng ẩm sâu từ tinh chất đường nho thiên nhiên vừa an toàn, lành tính, bảo vệ làn da nhạy cảm thời kỳ bầu bí của mẹ. 

Đặc biệt sản phẩm còn đang có khuyến mãi giảm giá mua 1 tặng 1 cho mẹ bỉm lần đầu mua sắm tại Mamamy. Tiện công, mẹ sắm cả các sản phẩm khác cho con như bình sữa, nước rửa bình sữa và rau củ, bọt tắm gội thiên nhiên,… Chuẩn bị đón bé chào đời, vừa đảm bảo an toàn mà giá thành lại cực phải chăng mẹ ơi!

Khuyến mãi Mamamy
Khuyến mãi lớn khi mua 1 tặng 1 khăn ướt Mamamy

Chắc hẳn đọc đến đây, mẹ đã có câu trả lời: “bầu 3 tháng cuối ăn măng được không” rồi nhỉ. Măng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ nhưng đồng thời, mẹ cũng đừng quên lưu ý nhỏ khi chế biến để hạn chế tác hại không mong muốn nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bầu 3 tháng cuối ăn măng được không? Chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tháng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
Giỏ hàng 0