Mẹ khá thích ăn nho, lại nghe nói nho tốt cho sức khỏe nên muốn bổ sung vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng, mẹ muốn tìm hiểu kỹ bà bầu 3 tháng cuối ăn nho được không, có ảnh hưởng gì không rồi mới ăn. Góc của mẹ đã tổng hợp chi tiết thông tin khoa học về vấn đề này ở bài viết sau đây. Mẹ theo dõi nhé!
Mục lục
1. Bầu 3 tháng cuối thai kỳ ăn nho được mẹ nhé!
Bác sĩ Kliman, người có hơn 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế tại California, đã nói rằng mẹ bầu ăn được nho trong suốt thời gian mang thai,chứ không phải chỉ riêng ở 3 tháng cuối. Quả nho có vị ngọt nhẹ và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cần ăn đúng cách và không lạm dụng kẻo “lợi bất cập hại”.
Ngoài ra, mẹ bầu nào gặp tình trạng đái tháo đường, béo phì, đau dạ dày hoặc dễ bị dị ứng thì không nên ăn nho nhé. Hàm lượng đường cao có thể khiến bệnh tình của mẹ chuyển nặng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ đó ạ.
2. 7 công dụng của nho đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Quả nho có chứa nhiều chất xơ, protein và các loại khoáng chất có lợi cho cơ thể như vitamin C, K,… nhờ thế mà mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nho sẽ mang lại 7 công dụng tuyệt vời sau:
2.1. Tăng cường chức năng thận cho mẹ
Nghiên cứu của Qing Liu (Giáo sư trường đại học Wisconsin) vào năm 2018 cho kết quả rằng, tinh chất hạt nho cùng hàm lượng chất chống oxy hóa cao có ở trong quả nho giúp giữ cân bằng sản sinh gốc tự do, phục hồi tổn thương thận. Mẹ bầu nào đang gặp nguy cơ béo phì hoặc tiểu tiện liên tục, khó kiểm soát nên bổ sung nho để tăng cường chức năng thận, điều hòa quá trình hấp thụ và đào tạo thức ăn trong cơ thể.
2.2. Kiểm soát mỡ máu – hạn chế cao huyết áp
Không ít mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối gặp tình trạng cao huyết áp, mỡ máu khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, tinh thần uể oải. Đừng quá lo lắng kẻo hại cho thai nhi trong bụng mẹ nhé. Thay vào đó, mẹ giữ sự lạc quan, đến gặp bác sĩ để được thăm khám, đồng thời kết hợp ăn nho đúng cách để giảm thiểu nguy cơ này.
Hợp chất resveratrol trong quả nho sẽ giúp mẹ kiểm soát cholesterol xấu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần này còn hỗ trợ giảm mỡ máu, kích thích tuần hoàn máu hoạt động trơn tru hơn và ngăn ngừa cao huyết áp ở mẹ bầu. Nhờ thế mà mẹ khỏe mạnh, cơ thể nhẹ nhàng hơn hẳn đó ạ.
2.3. Xua tan nỗi lo táo bón thai kỳ
Táo bón trong thai kỳ khiến mẹ bầu mệt mỏi và ám ảnh, bụng mẹ lúc nào cũng khó chịu, đứng ngồi không yên, đi chơi nhà ai mà lỡ muốn đi vệ sinh cũng mất tự nhiên vì sợ làm phiền người khác. Đừng lo mẹ nhé, bằng việc bổ sung nho một cách hợp lý, hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp làm mềm phân, cải thiện hệ tiêu hóa, mẹ đi ngoài dễ hơn và “đánh bay” táo bón, đầy hơi chỉ trong một nốt nhạc thôi ạ.
2.4. Giảm thiểu tình trạng chuột rút
Mẹ bầu đang mang thai, nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối cần được bổ sung magie đầy đủ để tránh tình trạng chuột rút – tình trạng làm mẹ ăn không ngon, ngủ không yên. Không cần tìm đâu xa, hàm lượng magie dồi dào ở quả nho sẽ giúp việc truyền dẫn thần kinh cơ diễn ra trôi chảy hơn, hạn chế những cơn đau bất thường và chuột rút do mẹ ngồi lâu hoặc vận động mạnh.
2.5. Hỗ trợ bé hình thành và phát triển xương – răng chắc khỏe
Canxi cùng axit folic là hai hợp chất không thể thiếu để bé hình thành và phát triển hệ xương – răng chắc khỏe. Nếu muốn bé cưng lớn khôn toàn diện, mẹ đừng quên cung cấp đầy đủ các khoáng chất này thông qua việc uống thực phẩm chức năng hoặc đơn giản hơn là thêm nho vào thực đơn trong thai kỳ.
Thức quả ngon ngọt này có hàm lượng canxi và axit folic cực kỳ dồi dào (100gr nho chứa 14 mg canxi và 10mcg axit folic), đáp ứng rất tốt nhu cầu cơ thể cần hàng ngày. Mẹ yên tâm bé chắc khỏe xương, sau này ra đời con nhanh tập lẫy, tập bò tập đi nhé.
2.6. Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở bé
Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng có nỗi lo về việc bé bị sứt môi, hở hàm ếch hoặc các dị tật bẩm sinh khác. Để “xua tan” nỗi lo lắng này, mẹ ăn nho ở 3 tháng cuối giúp hấp thụ kali và axit folic – 2 hợp chất quan trọng trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể mẹ và ngăn ngừa khuyết tật cho bé cưng. Trung bình cứ 100gr nho có chứa đến 288mg kali và 5.97ug axit folic lận mẹ ơi.
2.7. Không lo viêm khớp và hen suyễn
Viêm khớp, hen suyễn khiến mẹ mất tinh thần, thường xuyên thiếu sức sống, không muốn ăn uống gì nên càng gầy, lại không cung cấp được dưỡng chất cần thiết cho con yêu. Quả nho có khả năng hydrat hóa kích thích sản sinh độ ẩm ở phổi, kiểm soát chứng hen suyễn và ho khan, khó thở cho mẹ bầu 3 tháng cuối cực hiệu quả đó ạ.
Lượng vitamin C phong phú cũng giúp mẹ có thêm sức mạnh để chống lại virus cúm, sốt cao hoặc cảm lạnh trong thai kỳ, đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh, nói không với hen suyễn, viêm khớp mẹ ơi.
3. 4 mối nguy hại nếu mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nho sai cách
Mặc dù nho là thực phẩm an toàn và bổ dưỡng nhưng nếu mẹ ăn nho sai cách, ăn quá nhiều ở 3 tháng cuối sẽ dẫn đến một số tác hại không mong muốn.
3.1. Gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể
Protein và các khoáng chất ở quả nho rất tốt cho cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ sinh nhiệt và gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Dưỡng chất không thể đi ra ngoài, mỗi ngày lại tích tụ nhiều hơn khiến mẹ uể oải, mệt mỏi, tệ hơn còn làm đảo loạn nhịp sinh hoạt và gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng đó mẹ ạ.
3.2. Mất cân bằng nội tiết tố – làm chậm quá trình bài tiết
Mẹ biết không, resveratrol hỗ trợ mẹ kiểm soát mỡ máu nhưng khi ăn quá nhiều nho, hợp chất này sẽ biến thành chất độc hại, làm mẹ mất cân bằng nội tiết tố, quá trình bài tiết diễn ra chậm chạp và trì trệ. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu 3 tháng cuối như nôn ói, phù nề, hạ huyết áp. Vì vậy, dù rất thích nho nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh các tác hại xấu này nhé.
3.3. Tăng nguy cơ tiêu chảy
Nho chứa nhiều dưỡng chất nên thời gian cơ thể mẹ tiêu thụ sẽ lâu hơn. Nếu ăn nhiều hoặc ăn sai cách, khả năng tiêu hóa không đáp ứng được sẽ khiến mẹ bị tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn mửa. Kéo dài còn khiến mẹ bị mất nước, chán ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
3.4. Mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ
Mẹ để ý thấy quả nho thường có vị ngọt. Mặc dù đây là đường tự nhiên nhưng vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là khi mẹ tiêu thụ quá nhiều. Đường tích tụ trong cơ thể tăng làm tâm trạng mẹ chán nản, tiểu đường thai kỳ, máu khó lưu thông và gây ra tác hại không nhỏ đến bé yêu đó ạ.
Để giảm thiểu các nguy cơ xấu này, mẹ cần ăn nho đúng khoa học và không lạm dụng. Vậy ăn như thế nào mới chuẩn, mẹ kéo xuống để có ngay đáp án nhé!
4. Mách mẹ cách ăn nho đúng chuẩn, bổ cả mẹ lẫn con
Thật ra cách ăn nho cũng không phức tạp gì lắm đâu ạ, mẹ cứ nằm lòng những điều sau khi ăn nho trong thai kỳ là đảm bảo khỏe mạnh, cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé yêu mẹ nhé!
1- Hàm lượng nho mẹ nên ăn
Mẹ không nên ăn nho hàng ngày mà nên ăn cách bữa ra. Chẳng hạn, hôm nay ăn thì mẹ đợi 2 ngày sau, sang ngày mốt mới ăn nho lại. Mỗi tuần, mẹ chỉ nên tiêu thụ tối đa từ 100 – 200gr nho. Vượt quá mức này sẽ dễ dẫn đến các tác hại xấu, mẹ đừng quên nhé.
2- Thời điểm tốt nhất để ăn nho
Sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút là thời điểm lý tưởng để mẹ ăn nho, bởi vì lúc này dạ dày đang “tràn đầy sức lực”. Mẹ kết hợp một ly nước mát và ăn nho có một ít axit nhẹ sẽ giúp kích hoạt lại chức năng tiêu hóa, vực dậy tinh thần, mẹ tỉnh táo hẳn. Hệ tiêu hóa cũng vừa được nghỉ ngơi một đêm dài nên sẽ hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón và đầy hơi đó ạ.
3- Hạn chế ăn cùng thực phẩm kỵ nho
Sữa tươi, hải sản, nhân sâm là đại kỵ với nho đó mẹ ạ. Vì nếu mẹ ăn cùng, protein sẽ phản ứng hóa học và gây ra kết tủa. Chất này rất khó tiêu hóa, tụ lại lâu ngày ở trong bụng mẹ dễ gây sỏi thận và tiểu không kiểm soát. Mẹ tránh ăn 2 loại thực phẩm này cùng lúc với nhau nhé.
4- Mẹ nên làm gì khi lỡ ăn quá nhiều nho?
Nếu mẹ không biết mà lỡ ăn quá nhiều nho trong ngày, thấy cơ thể nóng lên và hơi mệt thì tốt nhất, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé. Như vậy mẹ sẽ yên tâm là cơ thể không có vấn đề gì hoặc không may mà bị ảnh hưởng thì cũng được hướng dẫn chi tiết để có cách xử lý thích hợp và kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé yêu.
5. Ngoài nho, mẹ nên ăn trái cây gì ở 3 tháng cuối?
Trái cây trong 3 tháng cuối thai kỳ là rất tốt, chẳng những bổ sung dưỡng chất mà còn làm da dẻ mẹ thêm hồng hào, tươi tắn. Bên cạnh quả nho ngọt thanh, mẹ bổ sung thêm một số loại trái cây siêu tốt này để tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, mẹ thêm đẹp và bé thêm khỏe nhé!
1- Quả dâu hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện
Cứ mỗi 100gr quả dâu tươi có chứa đến 75 ug axit folic, tương đương 18.75% giá trị dinh dưỡng hàng ngày đó mẹ. Hợp chất này ức chế cholesterol xấu và giảm tích tụ mảng bám trên thành động mạch, quá trình lưu thông dưỡng chất đến bé yêu trơn tru hơn hẳn. Chính vì thế, mẹ ăn dâu sẽ bảo vệ bé khỏi nguy cơ dị tật bẩm sinh, đồng thời hạn chế nguy cơ sinh non.
2- Chuối duy trì huyết áp ổn định
Chuối vẫn luôn được biết đến là loại quả “thần kỳ” với khả năng duy trì huyết áp ổn định cho mẹ bầu cực đáng nể. Đó là nhờ hàm lượng kali và natri trong chuối rất dồi dào, giữ cho máu lưu thông ổn định, giảm nguy cơ tắc nghẽn máu gây cao huyết áp.
3- Bơ “đánh bay” táo bón
Táo bón thật sự là nỗi lo canh cánh trong lòng mẹ bầu, nhất là mẹ đang mang thai 3 tháng cuối. Bởi lẽ, mẹ sẽ bị mất nước trầm trọng và uể oải, không thể ăn hoặc ngủ một cách ngon lành được.
Đừng lo mẹ nhé, chỉ cần bổ sung thêm bơ vào thực đơn, lượng chất xơ đáng nể trong loại quả này sẽ giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, “đánh tan” nỗi lo táo bón, đầy hơi trong thai kỳ đó ạ. Mẹ có thể ăn bơ tươi hoặc pha cùng một chút sữa chua, xay sinh tố để món ăn thêm phần hấp dẫn, mẹ đỡ bị ngán nhé.
4- Kiwi cải thiện đề kháng
Mẹ bầu 3 tháng cuối rất nhạy cảm, chỉ cần “trái gió trở trời” mà không chăm sóc kỹ là mẹ dễ bị ốm vặt, cảm lạnh ngay. Việc tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn này là cực kỳ cần thiết luôn ạ. Mẹ có thể sử dụng thực phẩm chức năng nhưng đơn giản nhất, mẹ cứ ăn thêm 3 – 4 quả kiwi/tuần để thấy sức đề kháng cải thiện rõ rệt nhé.
Mỗi 100gr kiwi lại chứa 100 – 109mg vitamin C, là loại quả giàu vitamin C nhất trong thế giới hoa quả đó mẹ. Khi đi vào cơ thể, vitamin C chuyển hóa thành khoáng chất làm tăng lượng kháng thể, hỗ trợ các cơ hoạt động trơn tru hơn. Nhờ thế mà mẹ ít bị cảm cúm, sốt cao trong thai kỳ.
5- Cam, quýt giúp da mẹ thêm hồng hào, giảm mụn trứng cá
Bên cạnh sức khỏe, vấn đề ngoại hình cũng được mẹ bầu rất quan tâm. Thân nhiệt tăng và thay đổi hormone làm mẹ bị nổi mụn, nhất là mụn trứng cá ở cả mặt lẫn lưng. Nếu gặp tình trạng này, mỗi tuần mẹ hãy uống thêm 3 – 4 cốc nước cam hoặc 200 – 300gr quýt tươi vào buổi sáng để tăng cường hấp thụ chất chống oxy hóa, đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó làn da của mẹ sẽ luôn ẩm và mịn màng, cải thiện vấn đề mụn trứng cá .
6- Quả bưởi nâng cao chất lượng nước ối
Trung bình một quả bưởi chứa đến 90,5% nước, là thực phẩm tuyệt vời để tăng lượng nước ối cho mẹ, chuẩn bị “hành trang” sinh nở thật đầy đủ và kỹ càng. Đồng thời, các khoáng chất như vitamin A, C, B6, kali, thiaminemagiê,… có ở quả bưởi sẽ giúp nâng cao chất lượng nước ối, mẹ khỏe mạnh hơn và sẵn sàng để đón bé chào đời.
Trước khi ăn trái cây, mẹ hãy rửa thật sạch để “đánh bay” đám vi khuẩn, an toàn cho mẹ và thai nhi trong bụng. Mẹ thường chọn rửa với nước lạnh thông thường, ngâm với muối nhưng cách này không thể diệt sạch hại khuẩn được đâu, mẹ còn mất thời gian, công sức chuẩn bị lỉnh kỉnh đồ đạc.
An toàn và tiện lợi hơn, mẹ chọn sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đạt chuẩn Nhật Bản với khả năng khử khuẩn sâu, thành phần thuần thiên nhiên lành tính không để lại mùi và tồn dư có hại. Từng lớp bọt mỏng tấn công đám hại khuẩn sẽ khiến chúng sợ hãi và biến mất hoàn toàn, mẹ ăn uống ngon miệng thả ga, không cần lo các vấn đề về tiêu hóa nữa rồi.
Chưa hết đâu mẹ, Mamamy đang có chương trình sale 60% hệ sản phẩm mẹ và bé với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn như mua 3 tặng 3, mua 2 tặng 1 và freeship 20K, cực xịn luôn. Mẹ ghé ngay để tậu về dùng, chăm sóc bản thân và bé cưng một cách toàn diện nhé!
Vậy là qua bài viết này, mẹ đã biết bà bầu 3 tháng cuối ăn nho được không rồi. Mẹ nhớ ăn đúng cách và tuyệt đối không lạm dụng để mang lại lợi ích tối ưu nhất nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống!