Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi mẹ nên bỏ túi

Bé 9 tháng tuổi có thể tự cầm nắm thức ăn. Bé cũng bắt đầu ở thời điểm mọc răng sữa để giúp bé tập nhai. Vì vậy, đây là cột mốc phát triển mới của bé. Mà ở giai đoạn này, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi. Với các loại thực phẩm đa dạng để bé yêu phát triển tốt nhất.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi

Phương pháp ăn dặm truyền thống đã được áp dụng dụng từ lâu đời
Phương pháp ăn dặm truyền thống đã được áp dụng dụng từ lâu đời

Phương pháp ăn dặm truyền thống đã được áp dụng dụng từ lâu đời. Và rất phổ biến ở nước ta. Nếu như phương pháp ăn dặm của nước ngoài là chú trọng độ tiêu thụ thức ăn. Thì ăn dặm truyền thống là phương pháp bạn đem xay nhuyễn đồ ăn cho con dễ tiêu hoá.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng. 9 tháng tuổi là giai đoạn bé tập nhai và được ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc. Và thêm chất đạm động vật như thịt, cá, trứng mà không cần rây qua lưới.

Ngoài sữa mẹ, bé 9 tháng tuổi cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, sữa chua… Và đồ ăn cho bé 9 tháng tuổi cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản. Bao gồm: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.

Ngoài sữa mẹ, bé 9 tháng tuổi cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, sữa chua…
Ngoài sữa mẹ, bé 9 tháng tuổi cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, sữa chua…

Giai đoạn này bé đã ngồi vững. Mẹ cần nghiêm khắc áp dụng cho bé ngồi ăn ở ghế. Tránh việc cho ăn rong khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. Mẹ cũng nên chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Để giúp con rèn luyện kỹ năng nhai được tốt hơn.

2. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi mẹ nên bỏ túi

2.1. Cháo thịt gà bí đỏ – thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi

Cháo thịt gà bí đỏ
Cháo thịt gà bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Thịt gà xay nhuyễn.
  • Bí đỏ xay.
  • Dầu trẻ em.

Cách nấu:

  • Đun sôi hỗn hợp cháo, bí đỏ, thịt gà sao cho hỗn hợp chín đều.
  • Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.

2.2. Cháo tôm cải bẹ – thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi

Cháo tôm cải bẹ
Cháo tôm cải bẹ

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Rau cải bẹ.
  • Tôm đã bóc vỏ và xay nhuyễn.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách nấu:

  • Đầu tiên, mẹ đun sôi nước. Sau đó cho rau cải bẹ đã băm nhỏ vào nấu chín.
  • Cho tôm đã xay nhuyễn vào hỗn hợp trên đến khi tôm chín đỏ.
  • Đổ hỗn hợp nói trên vào cháo nấu sẵn.
  • Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.

2.3. Cháo thịt bò khoai tây – thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi

Cháo thịt bò khoai tây
Cháo thịt bò khoai tây

Nguyên liệu:

  • Cháo đã xay sẵn.
  • Thịt bò xay.
  • Khoai tây.
  • Dầu mè.

Cách nấu:

  • Hấp chín khoai tây sau đó tán nhuyễn.
  • Cho một ít nước vào thịt bò đã xay. Sau đó hấp chín.
  • Đổ cháo, khoai tây và thịt bò hấp chín vào nồi. Đun hỗn hợp kia cho chín đều. Sau đó cho thêm dầu mè vào đảo đều thêm 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ ra bát cho bé. Đợi nguội một chút rồi cho bé thưởng thức.

2.4. Cháo cá hồi bí đỏ 

Cháo cá hồi bí đỏ 
Cháo cá hồi bí đỏ 

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Phi lê cá hồi.
  • Bí đỏ.
  • Hành khô, hành lá, tỏi.
    Dầu mè/ dầu ô liu/ dầu trẻ em.

Cách nấu:

  • Lọc hết xương cá. Rửa sạch cá hồi bằng chanh hoặc sữa để khử mùi tanh.
  • Băm nhuyễn phần cá hồi, sau đó hấp chín.
  • Phi thơm hành tỏi. Sau đó đổ phần cá hấp chín vào đảo đều.
  • Hấp chín bí đỏ. Sau đó tán nhuyễn.
  • Cho 2 hỗn hợp cá hồi trên vào cháo. Đun cho hỗn hợp nóng và hoà quyện.
  • Đổ ra bát cho bé. Đợi nguội một chút rồi cho bé thưởng thức.

Xem thêm: 

2.5. Cháo thịt heo rau ngót – thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi

Cháo thịt heo rau ngót
Cháo thịt heo rau ngót

Nguyên liệu:

  • Cháo đã nấu sẵn.
  • Thịt heo xay.
  • Rau ngót xay.
  • Dầu trẻ em.

Cách nấu:

  • Cho thịt heo vào cháo đun nhừ.
  • Khi hỗn hợp trên nhừ, cho phần rau ngót vào sau. Đảo đều cho hỗn hợp chín đều và hoà quyện.
  • Thêm chút dầu ăn trẻ em để tăng hương vị và dưỡng chất. Đợi nguội và cho bé thưởng thức.

3. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi 

Nên thay đổi thực đơn ăn dặm truyền thống thường xuyên
Nên thay đổi thực đơn ăn dặm truyền thống thường xuyên
  • Nên thay đổi thực đơn ăn dặm truyền thống thường xuyên. Để trẻ không bị có cảm giác chán ăn, lười ăn. Không nên thêm gia vị khi cho bé ăn dặm. Bởi trẻ sẽ hài lòng với hương vị tự nhiên của món ăn. Hơn là thêm đường và muối vào món ăn.
  • Không cho bé ăn quá nhiều đạm. Nếu trong khẩu phần ăn của bé có quá nhiều đạm thì sẽ dễ gây ra những vấn đề như: táo bón, đau bụng, khó tiêu. Điều này gây áp lực lớn đến thận và gan của con.
  • Không lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn. Bởi bé 9 tháng tuổi thường đã mọc răng. Nếu vẫn còn tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn quá nhuyễn thì bé sẽ nuốt chửng. Không biết cách nhai thức ăn và không cảm nhận được mùi vị.
Không hâm cháo nhiều lần
Không hâm cháo nhiều lần
  • Không hâm cháo nhiều lần. Bởi sẽ khiến cho mùi vị của món ăn kém hấp dẫn. Đồng thời các chất dinh dưỡng mất đi hoặc chuyển sang có hại. Vì thế nên khi nấu cần tính liều lượng sao cho vừa đủ bé ăn, không bị thừa.

Trên đây là tất cả quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quá trình nuôi dạy con của các mẹ trở nên nhàn và hiệu quả hơn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi mẹ nên bỏ túi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0