Táo bón sau sinh là một trong những tình trạng mà các Mẹ có thể gặp phải nếu không chăm sóc cơ thể cẩn thận sau khi sinh nở. Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân, cách chữa, tác hại khi phụ nữ sau sinh bị táo bón thì các Mẹ đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây ra táo bón sau sinh ở phụ nữ sau sinh?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ sau sinh bị táo bón. Một số nguyên nhân phổ biến mà các Mẹ hay gặp nhất có thể kể đến như:
- Do đại tràng bị chèn ép thời gian dài (trong suốt quá trình mang thai cho đến nhiều tháng sau khi sinh). Điều này làm giảm nhu động ruột, từ đó gây ra tình trạng táo bón.
- Khi sinh nở, sản phụ bị mất nước cũng như mất rất nhiều máu do sản dịch. Đây là nguyên nhân làm đại tràng không được nuôi dưỡng tốt, dẫn tới táo bón.
- Do tác dụng phụ của các dưỡng chất, vitamin mà sản phụ bổ sung cho cơ thể trước và sau khi sinh.
- Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ từ rau củ quả.
- Quá trình cho con bú, người mẹ mất một lượng lớn nước để sản sinh sữa. Tuy nhiên, vì sợ sữa bị loãng nên các Mẹ chọn không bổ sung nước lại cho cơ thể. Dần dần, tình trạng mất nước sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng mất nước dài khiến phân bị khô và tình trạng táo bón sẽ xuất hiện.
- Tâm lý mẹ bị căng thẳng kết hợp với việc ít vận động khiến cho nhu động ruột bị ức chế cũng gây táo bón.
- Dù đẻ mổ hay đẻ thường thì sau đó việc đi đại tiện của các Mẹ vô cùng đau đớn. Điều đó làm hình thành tâm lý ngại đi đại tiện trong tâm thức của các sản phụ. Việc nhịn đi đại tiện trong thời gian nhất định sẽ dẫn đến tình trạng Mẹ bị táo bón.
2. Táo bón sau sinh có những triệu chứng gì?
Cơ thể Mẹ bị táo bón sau sinh sẽ có những triệu chứng tiêu biểu như:
- Khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài hậu môn (do phân bị vón cục, khô cứng).
- Mót rặn, bụng đau nhiều đợt, bụng trướng.
- Đi đại tiện ra máu (hoặc trong phân dính máu).
- Vừa đi đại tiện xong lại muốn đi tiếp.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng táo bón sẽ ở mức nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, dấu hiệu chung nhất khi bị táo bón là đầy bụng, trướng hơi, ăn uống không tiêu, người mệt mỏi.
3. Tác hại khi bị táo bón sau sinh
Việc bị táo bón ở phụ nữ sau sinh gây ra rất nhiều tác hại về sức khỏe, tinh thần như:
- Cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện
- Luôn có cảm thấy khó chịu, tức bụng.
- Táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ và các bệnh khác.
- Làm suy yếu sức khỏe, tinh thần cho các Mẹ.
- Gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho các bé…
4. Cách điều trị táo bón sau sinh hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa táo bón hiệu quả cho các Mẹ. Dưới đây là một số cách mà các Mẹ có thể tham khảo.
4.1 Chữa táo bón sau sinh bằng cách xoa bụng
Xoa bụng là cách massage nhẹ nhàng lên vùng bụng nhằm làm tăng cường nhu động ruột. Việc kết hợp giữa xoa bụng và hít thở đều đặn sẽ giúp quá trình đào thải phân trở nên dễ dàng hơn. Có 2 cách xoa bụng đơn giản mà cách Mẹ có thể tập theo:
Cách 1:
- Đầu tiên, Mẹ đặt cơ thể nằm ngửa, tĩnh tâm và thả lỏng cơ thể.
- Tiếp theo, Mẹ đặt hai bàn tay xếp chồng lên nhau. Rồi sử dụng một lực tay vừa phải, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ (xoa khoảng 50 vòng).
Cách 2:
- Tay trái chống vào eo, tay phải xoa từ vùng rốn, ly tâm ra xung quanh (thực hiện nhiều vòng).
- Xoa trái xuống phía bên dưới rồi qua phải, sau đó trở về vị trí dạ dày là hết 1 vòng (xoa 30-40 lần)
- Đổi tay ngược lại rồi làm tương tự như lúc trước.
Tuy nhiên, các Mẹ cần lưu ý không thực hiện xoa bụng khi vừa ăn xong để tránh gây áp lực lên dạ dày nhé!
4.2 Trị táo bón sau sinh bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng
Phụ nữ sau sinh nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng cơ thể sau sinh để nâng cao sức khỏe. Không chỉ vậy, những bài tập này còn giúp các Mẹ chữa được táo bón.
Những ngày đầu mới sinh, các Mẹ chưa cần tập bài thể dục nào cả, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng, giữ sức. Bắt đầu từ việc đi gần, rồi sau đó đi xa dần, đi thành nhiều vòng. Mục đích là để cơ thể của mẹ quen dần với cường độ hoạt động. Khi sức khỏe tốt hơn thì các Mẹ có thể chuyển sang hình thức bơi lội, yoga, tập thể dục nhịp điệu, khiêu vũ,…
Việc tập thể dục thể thao thường xuyên là một cách giúp massage cơ quan tiêu hóa từ bên ngoài. Đồng thời nó giúp làm giảm áp lực lên hậu môn, trực tràng. Từ đó có thể hỗ trợ điều trị táo bón sau sinh vô cùng hiệu quả.
Đây là cách chữa trị cực hiệu quả và rất được khuyến khích để các Mẹ áp dụng. Các Mẹ có thể tham khác các bài tập hiệu quả tại đây.
4.3 Trị táo bón sau sinh bằng thuốc
Nếu Mẹ muốn nhanh đi đại tiện được thì có thể tham khảo và sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng điều trị táo bón. Ngoài ra còn thuốc thụt tháo hậu môn, thuốc uống làm mềm phân. Các loại thuốc này sẽ giúp sản phụ đi đại tiện nhanh nhưng chỉ là tạm thời chứ không chữa dứt điểm.
Xem thêm:
Táo bón sau sinh và phương pháp cải thiện sức khỏe cho mẹ yêu
4 điều quan trọng để chăm sóc bà bầu sau sinh tốt hơn
Hy vọng, thông qua bài viết này, các Mẹ đã nắm được những thông tin cần thiết về tình trạng táo bón sau sinh. Mamamy chúc các Mẹ có thể giữ gìn sức khỏe thật tốt.
Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/can-constipation-or-diarrhea-cause-miscarriage-2371471