Hơ than cho mẹ sau sinh là một tập tục đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu. Đến nay, mặc dù “đối mặt” với nhiều ý kiến trái chiều, quan niệm ở cữ này vẫn được áp dụng phổ biến. Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ giải đáp thắc mắc mẹ sau sinh có nên hơ than hay không dưới góc nhìn của khoa học, mẹ đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục
1. Nguồn gốc của việc hơ than cho mẹ sau sinh
Hơ than cho mẹ sau sinh là phương pháp ở cữ xuất hiện chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Nguyên nhân hình thành xuất phát từ những yếu tố sau đây:
- Môi trường sống ẩm thấp: Trước đây, nhà cửa thường xây dựng tạm bợ bằng tre, nứa, gỗ… nên bị gió lùa thường xuyên, nền đất rất lạnh và ẩm thấp. Lúc này, hơ cho mẹ sau sinh sẽ có tác dụng giữ ấm và tránh tình trạng bị nhiễm lạnh.
- Thói quen ở cữ: Quan niệm của người xưa cho rằng việc hơ than sẽ loại bỏ được các vi khuẩn, khử mùi tanh, giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh, tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật về sau. Bên cạnh đó, hơ mặt sau sinh bằng than sẽ giúp nước da hồng hào hơn.
- Thời tiết lạnh: Miền Bắc và miền Trung Việt Nam vào mùa đông có thời tiết rất lạnh, có những nơi dưới 5℃ và thường xuất hiện mưa phùn. Do đó, mọi người sẽ đặt than trong phòng mẹ sau sinh để không gian trở nên ấm áp.
- Mẹ sau sinh yếu, cần được giữ ấm: Trong quá trình “vượt cạn”, mẹ mất rất nhiều máu, khiến cơ thể mệt mỏi, yếu và lạnh. Theo quan niệm của người xưa, hơ than sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục và không mắc bệnh “hậu sản”.
- Em bé mới sinh chưa quen với môi trường, cần giữ ấm: Theo kinh nghiệm dân gian, hơ than sẽ giúp bé được ấm áp giống với môi trường “trong bụng mẹ”. Nhờ đó, quá trình lưu thông khí huyết sẽ tốt hơn, giúp bé cứng cáp và không bị cảm lạnh.
- Hơ than để đẩy nhanh sản dịch: Theo quan niệm cũ, mẹ hơ người sau sinh giúp sản dịch nhanh hết và không xuất hiện mùi tanh. Trên thực tế, đây là thời điểm sản dịch bị đẩy ra ngoài rất nhiều, mẹ cần vệ sinh bằng dung dịch dịu nhẹ, lành tính như dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy để bảo vệ “vùng kín”.
2. Hơ than cho mẹ sau sinh rất nguy hiểm đó mẹ!
Áp dụng các cách hơ than cho mẹ sau sinh đều “tiềm ẩn” nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn của cả mẹ và bé.
2.1. Hơ than cho mẹ sau sinh gây ngộ độc
Khi than được đốt cháy sẽ sản sinh ra khí carbon dioxide (CO2) và carbon monoxide (CO), đây là hai khí rất độc khiến mẹ và bé dễ bị ngộ độc. Bên cạnh đó, khí độc trong than khiến đường hô hấp của mẹ và bé bị tổn thương, gây viêm phổi, dễ dẫn đến tình trạng ngạt thở và tử vong.
Khi hơ than cho mẹ sau sinh, bếp than thường đặt dưới gầm giường hoặc gần chỗ nằm của mẹ. Do lượng nhiệt từ than tỏa ra không đều dễ gây ra bỏng cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, đặt bếp than trong phòng sẽ xuất hiện rất nhiều bụi bẩn, nó bám trên cơ thể mẹ và bé, các vật dụng, quần áo… gây mất vệ sinh nghiêm trọng, dễ dẫn đến một số căn bệnh về da.
2.2. Hỏa hoạn bắt nguồn từ thói quen hơ than cho mẹ sau sinh
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp hơ than sau sinh dẫn đến hỏa hoạn nghiêm trọng và khiến nhiều người tử vong. Vì bếp than thường đặt trong phòng ngủ, nơi này có nhiều vật dụng dễ cháy như quần áo, chăn, màn…, nếu không cẩn thận để lửa bén lên giường và nệm sẽ khó dập tắt.
2.3. Nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé
Lượng nhiệt tỏa ra từ bếp than thiếu ổn định làm nhiệt độ trong phòng thường xuyên thay đổi đột ngột. Đây chính là lý do khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, khả năng miễn dịch giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, việc hơ than sẽ khiến mẹ và bé đổ nhiều mồ hôi, bị bụi bẩn bám vào cơ thể. Điều này làm cho cả mẹ và bé bị rôm sảy, nặng thì nhiễm trùng da, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, hơ than cho mẹ sau sinh chính là nguyên nhân lớn nhất khiến bé bị bỏng trong giai đoạn mới chào đời. Vì bé sơ sinh có làn da non nớt, nhạy cảm, dễ tổn thương khi tiếp xúc với lượng nhiệt lớn.
Mẹ tham khảo thêm: Những việc cần làm sau sinh – Mẹ lưu ý
3. Biện pháp giữ ấm an toàn cho mẹ và bé
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, thay vì hơ than cho mẹ sau sinh, mẹ hãy lựa chọn những biện pháp giữ ấm sau đây:
- Chuẩn bị trang phục đầy đủ: Tùy vào tình hình thời tiết, mẹ sẽ lựa chọn những trang phục hợp. Nếu trời lạnh, mẹ cần mang áo dài tay cùng quần dài, áo ấm, đội mũ len, mang tất tay tất chân, nằm trong phòng kín gió. Nếu mẹ sinh vào mùa hè, hãy lựa chọn những trang phục thoải mái, thoát mồ hôi tốt.
- Dùng lò sưởi, thiết bị sưởi: Vào mùa đông, nếu nhiệt độ quá thấp, mẹ hãy dùng lò sưởi hoặc các thiết bị sưởi an toàn để không gian trở nên ấm áp.
- Chườm túi nước nóng: Đây là phương pháp an toàn giúp mẹ giảm bớt tình trạng đau bụng sau sinh, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài và giúp mẹ không bị lạnh.
- Giữ phòng ở sạch sẽ, tránh gió lùa: Điều này sẽ giúp không gian của mẹ và bé luôn ấm áp, tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh và mắc một số căn bệnh về da.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong thời gian ở cữ, mẹ cần:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đảm bảo nguồn sữa và chất lượng sữa cho bé bú.
- Massage sau sinh bằng rượu ngâm gừng, rượu ngâm nghệ để làm ấm cơ thể.
- Mẹ sau sinh cần tắm gội sạch sẽ với nước ấm hoặc nước lá thảo dược, tránh đụng vào nước lạnh, đồng thời không kiêng khem việc tắm gội như quan niệm cũ.
- Mẹ nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, tránh nằm một chỗ nhiều, điều này sẽ giúp cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục và khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn.
Mẹ tham khảo thêm: Bật mí những việc cần làm sau sinh từ bệnh viện về nhà
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đã giúp mẹ hết băn khoăn và lo lắng về việc nên hay không nên hơ than cho mẹ sau sinh? Qua đó, mẹ hãy lựa chọn những phương pháp “ở cữ” thật khoa học để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của cả mẹ và bé thay vì hơ than mẹ nhé! Để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích, mẹ đừng quên đồng hành cùng Góc của mẹ trong những bài viết tiếp theo.