Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sinh lý chuyển dạ – Mọi kiến thức mẹ bầu cần biết

Chuyển dạ là quá trình sinh lý đưa thai ra khỏi tử cung mẹ, kết thúc thai kì. Quá trình này diễn ra như thế nào? Cơ chế phát sinh của nó ra sao? Các mẹ có thể tìm hiểu cơ bản về sinh lý chuyển dạ đẻ thường qua bài viết dưới đây.

1. Cơ chế khởi phát chuyển dạ

Cơ chế khởi phát chuyển dạ
Cơ chế khởi phát chuyển dạ

Trong sinh lý chuyển dạ, cơ chế khởi phát chuyển dạ chưa được biết rõ. Biểu hiện cơ bản của khởi phát chuyển dạ là sự thay đổi của cổ tử cung khi bắt đầu chuyển dạ. Khi đó cổ tử cung mềm dần, ngắn lại, lỗ trong của cổ tử cung dần mở ra.

Đóng vai trò cơ bản trong khởi phát chuyển dạ là Prostaglandin (PG). Đây là nhóm chất có hoạt tính sinh học trong cơ thể. PG E2 và F2 sản xuất từ từ trong thai kì. Ngay sau khi bắt đầu chuyển dạ, chúng đạt tỉ lệ cao. PG cũng góp phần vào sự trưởng thành cổ tử cung. PG có trong nước ối, màng rụng, cơ tử cung. Khi có bất thường ở những cơ quan này, PG có thể tăng tổng hợp đột ngột ở cuối thai kì.

Mẹ có thể xem thêm: QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ TỪ A ĐẾN Z: GIAI ĐOẠN VÀ CÁC DẤU HIỆU

Estrogen và progesteron cũng có vai trò ảnh hưởng trong sinh lý chuyển dạ. Estrogen hỗ trợ cơn co tử cung, làm thuận lợi cho sự tổng hợp các PG. thay đổi về tỉ lệ estrogen/progesteron ở cuối thai kì góp phần khởi phát chuyển dạ.

2. Các hiện tượng sinh lý xuất hiện trong chuyển dạ bình thường

Cơn co tử cung và tim thai theo dõi trên monitor sản khoa
Cơn co tử cung và tim thai theo dõi trên monitor sản khoa

2.1 Cơn co tử cung

Cơn co tử cung là động lực chính cho phép sự xoá mở cổ tử cung và sự xuống của thai trong tiểu khung người mẹ. Cơn co tử cung gây ra những cơn gò, cơn đau bụng cho mẹ. Thực tế trong thai kì đã có xuất hiện cơn co tử cung với cường độ và tần số rất thấp. Khi bắt đầu chuyển dạ, cơn co tử cung tăng rất cao về cường độ và tăng dần về tần số trong suốt quá trình chuyển dạ. Cơn co có thể tạo áp lực buồng ối lên đến 120-150 mmHg. Càng về cuối chuyển dạ, cơn co càng dày, lên đến 6 cơn trong 10 phút

Hiệu quả của cơn co tử cung là thúc đẩy thai về phía tử cung, làm giãn đoạn dưới tử cung và xoá mở cổ tử cung. Sự điều hoà cơn co tử cung kiểm soát bởi estrogen, progesterone, PG, oxytocin và yếu tố thần kinh.

2.2 Sự hình thành đoạn dưới

Trong khi mang thai, eo tử cung phát triển và kéo dài trở thành đoạn dưới
Trong khi mang thai, eo tử cung phát triển và kéo dài trở thành đoạn dưới

Trong khi mang thai, eo tử cung phát triển và kéo dài trở thành đoạn dưới. Đoạn dưới này của tử cung chỉ có 2 lớp cơ ngang và cơ dọc, không có cơ chéo như phần còn lại của cơ tử cung.

  • Ở người mang thai con so, đoạn dưới hình thành trong thai kì.
  • Đối với người mang thai con rạ thì điều này xảy ra vào lúc bắt đầu chuyển dạ. Đây là hiện tượng mà mẹ không nhìn thấy hay cảm nhận được, tuy nhiên đây là biểu hiện sinh lý chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ của mẹ.

2.3 Sự trưởng thành của cổ tử cung

  • Trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén, cổ tử cung màu tím, đóng kín nguyên dạng. Phần dưới của ống cổ tử cung lộn ra kèm lộn niêm mạc, tạo thành lộ tuyến.
  • Trong nửa sau của thời kỳ thai nghén, cổ tử cung mềm hơn. Vị trí và kích thước của nó thay đổi vào cuối thời kì thai nghén. Khi đó các tuyến tiết nhiều chất nhày hơn tạo thành nút nhầy cổ tử cung.

Sự trưởng thành của cổ tử cung xuất hiện vài ngày trước chuyển dạ. Cổ tử cung trở nên mềm, ngắn và hướng ra trước. Sự trưởng thành cổ tử cung biểu hiện ở sự thay đổi ở mô liên kết đệm cổ tử cung. Cuối thai kì, cốt lưới tạo kẹo của cổ tử cung trở nên thưa và rải rác.

2.4 Sự xoá và mở cổ tử cung

Sự xóa mở cổ tử cung
Sự xóa mở cổ tử cung

Sự xoá của cổ tử cung bắt đầu bởi lỗ trong cổ tử cung mở dần. Do đó cổ tử cung ngắn lại. Tiếp theo là sự mở của cổ tử cung từ 1cm đến hết là 10cm. Quá trình mở cổ tử cung thể hiện tiến triển của chuyển dạ.

Đối với người sinh con so, trong một cuộc chuyển dạ sinh lý, cổ tử cung xoá trước khi mở. Ở người sinh con rạ, sự xoá và mở cổ tử cung diễn ra đồng thời. Thời gian xoá và mở cổ tử cung thường khác nhau ở mỗi sản phụ. Tuy nhiên thường người sinh con rạ thời gian này ngắn hơn.

3. Các giai đoạn của chuyển dạ bình thường

Đầy đủ quà trình chuyển dạ
Đầy đủ quà trình chuyển dạ

Cuộc chuyển dạ sinh lý diễn ra theo 3 giai đoạn: xoá mở cổ tử cung, sổ thai, sổ rau (nhau).

3.1 Xoá mở cổ tử cung

Đây là giai đoạn từ khi bắt đầu chuyển dạ cho đến khi cổ tử cung mở hết. Sự xoá mở của cổ tử cung thường tương ứng với tần số của cơn co tử cung. Cổ tử cung mềm ra, ngắn lại, mở từ lỗ trong. Kết thúc giai đoạn này cổ tử cung mở hết, đường kính đạt 10cm.

Trong cuộc chuyển dạ bình thường, ở mẹ bầu bé thứ 2 trở lên, giai đoạn này kéo dài 2-10 giờ đồng hồ. Ở người mang thai con so, xoá mở cổ tử cung kéo dài 6-18 giờ. Vì vậy mẹ bầu cần được bổ sung dinh dưỡng và nước để tránh đuối sức.

3.2 Sổ thai

Khi cổ tử cung đã mở hết, lúc này cơn co tử cung đạt đến tần số 4-5 cơn trong 10 phút. Dưới tác động của cơn co tử cung, ngôi thai lọt thấp. Đầu thai thập thò ở âm hộ người mẹ. Dấu hiệu tầng sinh môn căng phồng lúc này cho thấy thai chuẩn bị sổ. Kết thúc giai đoạn, em bé hoàn toàn ra khỏi cơ thể mẹ.

Giai đoạn sổ thai ở người con so kéo dài 30 phút đến 1 tiếng. Ở người con rạ quá trình này ngắn hơn từ 5 phút đến 30 phút.

Sổ thai
Sổ thai

3.3 Bong rau và sổ rau

Sau khi sổ thai, mẹ tiếp tục cảm thấy đau bụng và có cảm giác mót rặn. Rau bong ra khỏi tử cung mẹ, làm dây rốn tụt thấp. Rau sổ ra ngoài cùng dây rốn. Kết thúc quá trình chuyển dạ.

Giai đoạn bong rau và sổ rau của cuộc chuyển dạ bình thường kéo dài 30 phút.

Đọc thêm:

Những thắc mắc thường gặp nhất của mẹ về chuyển dạ

Lưu ý gì về hiện tượng chuyển dạ? – Giải đáp cho mẹ

4. Những thay đổi đối với mẹ bầu và thai nhi

4.1 Đối với mẹ bầu:

Những thay đổi của mẹ bầu về sinh lý chuyển dạ
Những thay đổi của mẹ bầu về sinh lý chuyển dạ

4.1.1 Sự xóa mở cổ tử cung:

Thời gian xóa mở cổ tử cung diễn ra không đều. Trong giai đoạn đầu (Ia) từ khi cổ tử cung xóa đến khi mở được 4cm thời gian mất 8-10 giờ. Giai đoạn sau (Ib) thời gian mở tử cung từ 4cm đến mở hết khoảng 4-6 giờ, tốc độ trung bình mở 1cm/1 giờ.
Sự xóa mở cổ tử cung nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố: đầu ối tỳ vào cổ tử cung nhiều hay ít, tình trạng cổ tử cung dầy cứng, sẹo xơ cũ. Cơn co tử cung có đồng bộ và đủ mạnh hay không.
Giữa người con so và người con rạ có sự khác biệt nhau về hiện tượng xóa mở cổ tử cung. Ở người con so cổ tử cung xóa hết rồi mới mở và đoạn dưới tử cung thành lập từ các tháng cuối của thai nghén. Còn ở người con rạ, cổ tử cung vừa xóa, vừa mở và đoạn dưới tử cung chỉ thành lập khi mới bắt đầu chuyển dạ. Thời gian mở cổ tử cung ở người con rạ nhanh hơn so với người con so.

4.1.2 Thành đoạn dưới lập:

Đoạn dưới tử cung thành lập do eo tử cung giãn rộng, kéo dài và to ra. Từ 0.5-1 cm, khi đoạn dưới được thành lập hoàn toàn cao đến 10cm.

4.1.3 Thay đổi ở đáy chậu:

Do áp lực của cơn co tử cung ngôi thai xuống dần trong tiểu khung. Áp lực của ngôi thai đẩy dần mỏm xương cụt ra phía sau, đường kính mỏm cụt hạ vệ thay đổi từ 9.5cm thành 11 cm bằng với đường kính mỏm cùng- hạ vệ. Sức cản của các cơ ở phía tầng sinh môn sau đẩy ngôi thai hướng ra phía trước.
Tầng sinh môn trước phồng to lên, vùng hậu môn – âm hộ dài ra gấp đôi (từ 3- 4cm giãn ra 12-15cm). Do có tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng, tầng sinh môn sau bị ngôi thai đè vào giãn dài ra, lỗ hậu môn mở rộng xóa hết các nếp nhăn, Âm môn mở rộng, thay đổi hướng dần dần nằm ngang. Sự tiến triển của ngôi thai thường gây són đái và nếu trực tràng còn phân thì phân sẽ thoát ra ngoài hậu môn khi ngôi thai xuống thấp trong tiểu khung.

4.2 Đối với thai nhi

Những thay đổi của thai nhi về sinh lý chuyển dạ
Những thay đổi của thai nhi về sinh lý chuyển dạ
Khi đoạn dưới được thành lập, ngôi thai cũng từ từ tụt dần xuống áp sát vào đoạn dưới làm cho ngôi thai sát với cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cổ tử cung. Trong quá trình chuyển dạ đẻ, thai nhi có một số hiện tượng uốn khuôn.
  • Hiện tượng chồng xương sọ. Hộp sọ của thai nhi giảm bớt kích thước bằng cách các xương chồng lên nhau. Hai xương đỉnh chồng lên nhau, xương chẩm và xương trán chui xuống dưới xương đỉnh. Hai xương trán cũng có thể chồng lên nhau.
  • Thành lập bướu thanh huyết. Đó là hiện tường phù thấm thanh huyết dưới da, đôi khi rất to. Vị trí bướu thanh huyết thường nằm ở phần ngôi thai thấp nhất, giữa lỗ mở của cổ tử cung. Bướu thanh huyết chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối. Mỗi một ngôi thai thường có vị trí riêng của bướu thanh huyết

4.3 Những thay đổi ở phần phụ của thai

Những thay đổi ở phần phụ của thai về sinh lý chuyển dạ
Những thay đổi ở phần phụ của thai về sinh lý chuyển dạ
Cơn co tử cung làm cho màng rau (trung sản mạc và nội sản mạc) ở cực dưới chỗ cổ tử cung mở bị bong ra, nước ối dồn xuống tạo thành túi ối hay đầu ối
  • Tác dụng của đầu ối:
Giúp cho cổ tử cung xóa và mở trong chuyển dạ đẻ do đầu ối ép vào cổ tử cung
Bảo vệ thai nhi với các sang chấn bên ngoài
Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo vào buồng ối
  • Các hình thái ối vỡ:
Vỡ ối đúng lúc là vỡ ối khi cổ tử cung mở hết
Vỡ ối sớm là vỡ ối xảy ra khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết
Vỡ ối non là vỡ ối xảy ra khi chưa có chuyển dạ.
  • Rau bong và sổ rau:

Sau khi sổ thai , cơn co tử cung tiếp tục xuất hiện sau một giai đoạn nghỉ ngơi sinh lý làm cho rau thai và màng rau bong ra, xuống dần trong đường sinh dục người mẹ và sổ ra ngoài. Tử cung co chặt lại tạo thành khối an toàn gây tắc mạch sinh lý để cầm máu sau khi rau sổ.

Mẹ không nên bỏ lỡ:

Sinh lý chuyển dạ là một chủ đề kiến thức y khoa. Tìm hiểu sơ bộ về một cuộc chuyển dạ  bình thường giúp mẹ an tâm và vững vàng hơn khi sắp tới lúc lâm bồn. Qua những kiến thức trên đây mẹ có thể hiểu hơn về cách mà em bé ra đời. Chúc mẹ và bé có một thai kì thật khoẻ mạnh!

Nguồn tài liệu tham khảo: Sinh lý chuyển dạ

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sinh lý chuyển dạ – Mọi kiến thức mẹ bầu cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

SINH MỔ LẦN 2 CÓ NÊN CHỜ CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý
SINH MỔ LẦN 2 CÓ NÊN CHỜ CHUYỂN DẠ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý
Các mẹ luôn được khuyên rằng nên sinh thường nếu có thể. Sinh mổ chỉ nên thực hiện khi có những biến chứng y tế nguy hiểm trong cuối kỳ mang thai. Tuy nhiên ngày nay, việc sinh mổ đã trở nên phổ biến khi nhiều bà mẹ bất chấp mọi rủi ro của nó […]
Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ – Mẹ bầu xử trí
Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ – Mẹ bầu xử trí
Chắc hẳn bất kỳ mẹ bầu nào cũng nóng lòng muốn gặp con sau 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng ra đời đúng như dự kiến. Vậy nên, vấn đề quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ, phải làm như thế nào? Để đọc thêm thông tin, chi tiết […]
Ngôi thai ngược: Sự nguy hiểm của thai ngôi mông mà mẹ cần biết
Ngôi thai ngược: Sự nguy hiểm của thai ngôi mông mà mẹ cần biết
Ngôi thai ngược có chuyển dạ không? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu đặc biệt là các mẹ đang trong cuối thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tết, các mẹ tham khảo nhé! 1. Ngôi thai ngược là như thế nào? Trong suốt thai kỳ (khoảng dưới […]
Hiện tượng đau đẻ – Mẹ thực sự đã nắm rõ?
Hiện tượng đau đẻ – Mẹ thực sự đã nắm rõ?
Khoảng thời gian mang thai là khoảng thời gian vô cùng gian nan và khó khăn. Đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt nhất của mẹ. Dĩ nhiên hiện tượng đau đẻ trong lúc sinh cũng sẽ là ấn tượng mà mẹ nhớ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn […]
Giỏ hàng 0