Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua

Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần chú trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ đang mang bầu có ăn lá lốt được không? Hãy cùng Mamamy giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Bà bầu có ăn lá lốt được không?

Theo các nghiên cứu khoa học, lá lốt là loại rau có chứa protein, canxi, sắt, photpho, vitamin C…rất tốt cho cơ thể. Theo đông y, loại lá này còn có khả năng chống viêm, giúp bảo vệ gan, ngăn ngừa tiểu đường, tim mạch….Vậy bà bầu có ăn lá lốt được không?

Mẹ bầu ăn lá lốt
Mẹ bầu có thể ăn lá lốt

Thực tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được lá lốt trong thời gian mang thai. Mùi thơm đặc trưng từ loại lá này sẽ giúp kích thích vị giác, giúp mẹ ăn ngon hơn, giảm tình trạng ốm nghén. Mặt khác, ăn nhiều lá lốt cũng giúp tăng lượng sữa tiết ra giúp bé bú nhiều hơn, khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, lá lốt còn mang lại không ít những lợi ích như:

Giảm nguy cơ táo bón

Trong thai kỳ, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone progesterone, nhất là 3 tháng đầu tiên. Loại hormone này sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới hệ tiêu hóa, khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong việc đào thải, căng cứng bụng….

Lá lốt là một loại rau chứa nhiều chất xơ, có tính ấm, qua đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón.

Ngăn ngừa chảy máu chân răng ở mẹ bầu

Lượng hormon ở cơ thể mẹ bầu thường xuyên thay đổi, do đó dễ xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Tình trạng này hoàn toàn có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ nếu mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời.

Súc miệng bằng lá nước lá lốt
Mẹ có thể đun sôi lá lốt và dùng để súc miệng

Lá lốt có khả năng sát khuẩn, chống viêm, có khả năng làm dịu vết chảy máu chân răng và giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ. Mẹ có thể nhai lá lốt sau đó ngậm trong miệng hoặc đun sôi lá lốt và dùng để súc miệng.

Là bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả

Khi bị ho hoặc cảm cúm, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc đặc trị. Tuy nhiên với mẹ bầu, những loại thuốc như vậy có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong trường hợp ho, cảm cúm… mẹ có thể sử dụng lá lốt, tắc hay gừng, mật ong để giúp giảm ho và long đờm hiệu quả.

Giảm tình trạng đau nhức đầu & chân tay

Thai nhi trong bụng càng phát triển đồng nghĩa với việc mẹ bầu càng dễ bị nhức mỏi xương khớp, tay chân. Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ có thể ngâm chân bằng lá lốt để làm giảm tối đa tình trạng này.

Ngâm chân bằng lá lốt để đỡ đau nhức xương khớp
Mẹ ngâm chân bằng lá lốt để giảm đau nhức xương khớp

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phụ khoa

Lá tốt có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn nên được sử dụng như một loại dung dịch nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như các bệnh phụ khoa. Mẹ bầu có thể đun lá lốt với nghệ để tắm hoặc xông hơi cho cơ thể.

Trị mụn

Trong quá trình mang thai, lượng hormon trong cơ thể mẹ thay đổi nên rất dễ bị lên mụn hoặc các vấn đề về da. Đừng quá lo lắng, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt như một giải pháp để chăm sóc da hiệu quả.

Thực tế, trong lá lốt có chứa hoạt chất phenol với khả năng ức chế đầu mụn, làm dịu các mụn sưng tấy. Ngoài ra, trong loại lá này còn cá chứa các loại vitamin giúp cân bằng độ pH, giảm tình trạng nám da, tàn nhang, bít tắc lỗ chân lông…

2. Mẹ bầu ăn lá lốt cần lưu ý những gì?

Lá lốt
Lưu ý khi mẹ ăn lá lốt

Bà bầu có ăn lá lốt được không, câu trả lời là có. Thế nhưng ăn lá lốt thế nào để đảm bảo an toàn cũng như phát huy tối đa tác dụng? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Thứ nhất: Mẹ bầu chỉ ăn những loại thực phẩm có chứa lá lốt đã nấu chín hoặc đã qua chế biến. Tuyệt đối không ăn lá lốt sống vì chúng có chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, đau bụng…
  • Thứ hai: Chỉ nên ăn một lượng lá lốt vừa đủ và ăn 1 – 2 bữa/ tuần. Lá lốt có tính nhiệt, nếu ăn nhiều có thể gây nóng trong cũng như nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Mặt khác, đây chỉ là một loại thảo dược có tính hỗ trợ, không có tác dụng trị bệnh, do đó không nên lạm dụng quá nhiều.
  • Thứ ba: Với mẹ bầu thường xuyên bị nóng trong hoặc nhiệt miệng tốt hơn hết là không nên sử dụng lá lốt. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm, rau củ có tính mát cho cơ thể.
  • Thứ tư: Với những mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi ăn lá lốt cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên thực tế, những loại thực phẩm khi đưa vào cơ thể mẹ bầu cần có sự chọn lọc. Mặt khác, nên bổ sung với hàm lượng vừa đủ để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Kết luận

Như vậy, chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc đang mang bầu có ăn lá lốt được không. Trong quá trình mang thai, nếu ăn lá lốt với lượng đúng và đủ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên việc bổ sung qua nhiều loại thảo dược này cũng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ra một số vấn đề nhất định. Chính vì vậy, các mẹ cần hết sức lưu ý. Mamamy chúc mẹ sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những kiến thức bổ ích khác!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh đúng không nào. Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng phù hợp với cơ thể mẹ bầu. Vậy đâu là những loại rau bà bầu không nên ăn? Mẹ […]
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Giỏ hàng 0