Mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng bình thường với các mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra trong những tháng đầu thai kỳ, có thể kéo dài tới những tháng cuối.
Mục lục
1. Mẹ sẽ thường thấy mệt mỏi trong suốt thai kỳ
Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các mẹ bầu. Mẹ sẽ cảm thấy mệt và mất sức chủ yếu vào tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Hai giai đoạn này có tính quyết định trong thai kỳ của mẹ, nên mẹ cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn nữa nhé!
Có nhiều mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi, kiệt sức, thậm chỉ còn thấy tim đập nhanh gây khó chịu. Tình trạng này có thể sẽ nặng hơn vào những tháng cuối, vì lúc này là khi mẹ sắp sinh, bụng bầu đã lớn. Sự mệt mỏi khi mang thai gắn với 7 lý do dưới đây, mẹ hãy ghi nhớ và chú ý nhé!
2. 7 lý do phổ biến khiến mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai
2.1. Do nội tiết tố của mẹ có sự thay đổi
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Cơ thể mẹ cần phải sản xuất thêm nhiều máu để nuôi em bé trong bụng nữa đấy! Hormone progesterone được sinh ra với số lượng lớn, khiến mẹ cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn nôn và nhức đầu.
Vì cơ thể đột nhiên có sự thay đổi lớn, kèm theo sự lo lắng của mẹ về thai nhi cũng ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của mẹ, Đây là lý do đầu tiên và phổ biến nhất khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai.
2.2. Cơ thể mẹ bầu đang thiếu sắt!
Nếu mẹ bị mệt mỏi khi mang thai thì rất có thể cơ thể mẹ đang thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ khiến mẹ thiếu máu, thiếu tế bào hồng cầu, không đủ máu để cung cấp cho cả mẹ và con. Điều này khiến mẹ dễ bị mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, mặt tái nhợt,…
2.3. Mất ngủ và không nghỉ ngơi đủ khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai
Nếu mẹ bầu không ngủ đủ giấc, thường xuyên mất ngủ sẽ bị mệt mỏi khi mang thai đó! Cơ thể mẹ lúc này không đủ năng lượng, mà trong khi đó mẹ đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi em bé. Chính vì vậy, mẹ sẽ rất mệt, mất sức, choáng váng, căng thẳng,… Đây là một tình trạng không tốt cho cả mẹ và bé đấy, mẹ cần hết sức chú ý nhé!
2.4. Có thể mẹ đang bị hạ đường huyết
Rất có thể lý do khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai là hạ đường huyết. Khi gặp tình trạng chân tay run lẩy bẩy, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, đói cồn cào,… thì mẹ đang bị hạ đường huyết. Đây là lý do thông thường nhất gây ra mệt và mất sức cho mẹ. Vì vậy, mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa để có sức khỏe nuôi em bé nha!
2.5. Tiểu đường khi mang thai – khó lường!
Nếu mẹ bị tiểu đường, thì khi mang bầu, mẹ càng có nhiều khả năng bị mệt mỏi và chóng mặt. Mẹ sẽ hay cảm thấy khát nước, đi tiểu thường xuyên và sụt cân.
Ngoài ra, trong khi mang thai, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Thế nhưng, những nội tiết tố này vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ ở bà bầu.
Nếu bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ, mẹ nên theo dõi thật cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến con yêu.
2.6. Thuốc mẹ bầu sử dụng có tác dụng phụ gây mệt mỏi khi mang thai
Có một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng, trị nghén hay giảm đau có thể có tác dụng phụ khiến mẹ bị mệt mỏi khi mang thai. Mẹ nên hỏi bác sĩ hoặc cân nhắc kĩ trước khi sử dụng thuốc khi đang mang bầu nhé.
2.7. Có phải quá trình trao đổi chất đang diễn ra không tốt?
Khi mẹ ăn uống không đủ chất, cơ thể thiếu năng lượng, ít vận động,… sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra không hiệu quả. Từ đó, cơ thể mẹ sẽ dễ bị mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên thấy mất sức đấy! Mẹ hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, tinh thần và thể chất của mình nhiều hơn nhé mẹ ơi.
3. Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu hết mệt mỏi khi mang thai
3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp mẹ nhé!
Chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng với bà bầu. Mẹ ăn gì con ăn nấy, nên mẹ cần ăn đủ chất để con được khỏe mạnh. Mẹ bầu nên ăn trái cây, thịt nạc, đồ giàu chất sắt, vitamin, canxi,… Mẹ nên hạn chế ăn đồ có chứa tính cay nóng, khó tiêu. Đặc biệt, mẹ hãy nói không với đồ uống có cồn và cafein nhé!
Nếu cơ thể mẹ có đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, cơ thể mẹ sẽ có đủ máu và các dưỡng chất để nuôi em bé. Mẹ không chỉ ăn vào mẹ, mà còn vào con nữa đó, mẹ bầu hãy ghi nhớ nha!
3.2. Mẹ hãy tập thể dục nâng cao sức khỏe, xua tan mệt mỏi khi mang thai
Trong khi mang bầu, mẹ nên tránh mang vác đồ nặng, làm việc quá sức. Mẹ có thể tìm đến các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu, rất hữu ích đấy! Mẹ hãy tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, hơn nữa, sau này quá trình sinh nở của mẹ cũng sẽ dễ dàng hơn.
3.3. Tuyệt đối đừng coi thường giấc ngủ của mẹ bầu
Bà bầu cần ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm và giữ gìn sức khỏe để không bị mệt mỏi khi mang thai. Giấc ngủ rất quan trọng với mẹ và bé. Cơ thể mẹ phải có đủ năng lượng mới đảm bảo được sức khỏe cho em bé.
Để dễ ngủ, mẹ có thể đổi tư thế ngủ phù hợp, lấy gối kê giữa 2 chân và bụng. Ngoài ra, một căn phòng với bầu không khí thoáng đãng, dễ chịu sẽ giúp mẹ dễ ngủ hơn.
3.4. Đã đến lúc mẹ thư giãn tinh thần!
Mẹ biết không, tinh thần là một yếu tố không kém phần quan trọng với sức khỏe mẹ bầu đó! Mẹ cần giữ một tinh thần thoải mái, thư giãn để con không chịu áp lực ảnh hưởng. Mẹ vui vẻ, hạnh phúc thì con càng khỏe mạnh. Ngược lại, mẹ càng căng thẳng mệt mỏi, chán nản thì con càng kém phát triển.
Trong thời gian mang bầu, mẹ nên suy nghĩ tích cực, vui vẻ. Mẹ cũng có thể nghe nhạc vui tươi, hoặc nhạc không lời để thư giãn,…
Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các bà bầu. Mẹ hãy chăm sóc sức khỏe và tinh thần thật tốt để sẵn sàng đón thiên thần nhỏ trong tương lai nhé!