Bé 2 tuổi chảy máu cam có phải một bệnh lý nguy hiểm? Mẹ nên làm gì khi bé bị chảy máu cam? Góc của mẹ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ trong bài. Mẹ đọc ngay bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi chảy máu cam
Bé 2 tuổi chảy máu cam là hiện tượng thường gặp. Có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này, mẹ cần biết và phân biệt từng loại nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam ở bé để có cách xử lý thích hợp.
1.1. Bé ngoáy mũi
Khi bé mới 2 tuổi, cơ thể bé khá mong manh, dễ bị thương tổn và mao mũi cũng vậy. Các bé nhỏ, đặc biệt là bé 2 tuổi lại thường có thói quen tự dùng tay ngoáy mũi dẫn gây ra tổn thương mao mạch. Khi mao mạch mũi bị tổn thương sẽ xuất huyết dẫn tới hiện tượng bé 2 tuổi chảy máu cam. Mẹ chú ý xem bé có thói quen dùng tay ngoáy mũi hay không. Nếu có hãy tập cho bé bỏ ngay thói quen xấu này để tránh mũi bé thường xuyên bị tổn thương.
1.2. Bé vô tình cào vào bên trong mũi
Tương tự như việc bé ngoáy mũi không đúng cách, bé hiếu động nghịch ngợm đôi khi cũng vô tình cho tay vào bên trong mũi. Khi bé cào vào bên trong mũi, móng tay của bé cũng làm xước phần mao mạch bên trong và dẫn đến chảy máu. Chính vì vậy mẹ nên thường xuyên cắt móng tay cho các bé nhỏ tuổi. Mẹ cũng nên giám sát khi bé vui chơi không nên để cho bé cho tay vào mũi.
1.3. Bé nhét dị vật vào mũi
bé 2 tuổi khá hiếu động nhưng cũng chưa biết phân biệt đâu là hành vi nguy hiểm. Khi bé chơi các đồ chơi có hình tròn nhỏ, có đầu nhọn bé thường tò mò và cho vào mũi. Những món đồ chơi này ma sát vào thành mũi gây tổn thương khiến bé bị chảy máu cam. Những món đồ chơi sắc nhọn, tròn nhỏ khá nguy hiểm đối với các em bé nhỏ. Vậy nên mẹ cần lưu ý lựa chọn đồ chơi cho con cẩn thận. Tuyệt đối không cho con chơi các đồ chơi sắc nhọn, tròn nhỏ như viên bi, que nhọn… có thể gây tổn hại cho con.
1.4. Thời tiết hanh khô
Thời tiết hanh khô làm làn da của bé bị khô, nứt nẻ, vùng da non bên trong mũi cũng chịu tác động tương tự. Vùng da mũi vốn mong manh hơn các vùng da khác, khi bị khô nứt sẽ dễ dàng bị rách và vỡ mao mạch máu. Để tránh hiện tượng này xảy ra, vào mùa thời tiết hanh khô mẹ nên cho bé bổ sung thêm nước, vitamin để đảm bảo da bé không bị khô nẻ.
Xem thêm: BỎ TÚI BÍ KÍP CHĂM SÓC DA BÉ NGÀY ĐÔNG LẠNH
1.5. Bé cọ xát vào mũi
Một số bé có thói quen bói mũi, xoa mũi. Thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế lại rất dễ gây tổn thương mũi. Lớp da bên trong mũi khá mỏng, nếu bé cọ xát nhiều, quá thường xuyên, quá mạnh sẽ dẫn tới trầy xước và chảy máu mũi. Mẹ nên chú ý xem bé có thói quen này hay không để sớm ngăn chặn giúp hạn chế tình trạng bé 2 tuổi chảy máu mũi.
1.6. Bé ở dưới ánh mặt trời quá lâu
Khi bé ở dưới ánh mặt trời quá lâu cơ thể của bé sẽ bị mất nước. Không chỉ vậy khi bé hít thở trong không khí nóng sẽ khiến cho độ ẩm trong khoang mũi giảm dần. Khi độ ẩm không còn, khoang mũi sẽ bị khô rát và việc hít thở trở nên khó khăn. Thậm chí khi bé hít thở, vùng da phía trong mũi còn bị rách ra và chảy máu. Bé 2 tuổi còn khá yếu ớt, dễ bị tổn thương vậy nên bố mẹ không nên để bé dưới ánh nắng mặt trời quá lâu. Trong trường hợp cần đưa bé ra ngoài mẹ nên chú ý che chắn cho bé bằng mũ để bé tránh bị tác động bởi ánh nắng.
1.7. Bé bị va chạm mạnh ở mũi khi chơi đùa hoặc chạy nhảy xung quanh
Bé hiếu động đôi khi không chú ý và dẫn đến ngã, va chạm… Khi bé bị ngã, va chạm mạnh có tác động đến vùng mũi dẫn tới chấn thương và chảy máu. Bố mẹ nên quan sát bé khi chơi đùa để hạn chế tình trạng chấn thương nguy hiểm có thể xảy ra.
1.8. Bé hắt hơi mạnh và nhiều lần
Khi bé bị dị ứng với phấn hoa, thời tiết hoặc chỉ đơn thuần là cảm cúm cũng khiến bé liên tục hắt hơi. Việc hắt hơi liên tục khiến các tia nước bắn ra với lực mạnh cũng dẫn tới tổn thương niêm mạc mũi gây tình trạng chảy máu cam. Nếu bé 2 tuổi chảy máu cam do hắt hơi liên tục bố mẹ nên điều trị để bé ngừng hắt hơi bằng cách sử dụng thuốc, tránh xa các nguồn gây kích ứng khứu giác bé. Sau khi bé ngừng bị hắt hơi thì tình trạng chảy máu cam cũng sẽ giảm dần.
1.9. Bé xì mũi quá mạnh
Tương tự như việc bé hắt hơi liên tục, khi bé xì mũi quá mạnh cũng gây tổn thương vùng niêm mạc mũi dẫn tới chảy máu cam. Khi xì mũi cho bé mẹ hướng dẫn bé xì mũi nhẹ nhàng, hạn chế bóp cánh mũi của bé để tránh gây tổn thương mũi bé.
2. Mẹ nên làm gì khi bé 2 tuổi chảy máu cam?
Khi phát hiện con bị chảy máu mũi, mẹ không nên quá lo lắng hoảng hốt. Bố mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và xử lý đúng cách. Dưới đây là các bước xử lý mà mẹ có thể lập tức áp dụng khi thấy bé 2 tuổi chảy máu cam.
- Bước 1: Hỉ mũi nhẹ: mẹ hãy an ủi bé, giúp bé bình tĩnh sau đó hướng dẫn bé nhẹ nhàng xì mũi. Sau khi xì mũi máu sẽ chảy ra nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đây là một dấu hiệu tốt. Mẹ nên để lượng máu trong mũi của bé chảy hết rồi mới xử lý các bước tiếp theo.
- Bước 2: Giữ bé ở tư thế phù hợp: Khi bé chảy máu cam các mẹ thường cho bé ngửa cổ ra phía sau tuy nhiên cách làm này là không đúng. Mẹ nên cho bé ngồi hoặc đứng cúi đầu hướng về phía trước một chút để máu có thể chảy ra ngoài chứ không tụ trong khoang mũi.
- Bước 3: Nhẹ nhàng xoa bóp 2 bên cánh mũi: Mẹ hãy bóp nhẹ phần sát ngay dưới phần xương cứng của mũi. Hãy xoa đúng vị trí đừng bóp cánh mũi của bé bởi khi làm vậy sẽ khiến bé bị đau và niêm mạc mũi càng tổn thương hơn.
- Bước 4: Giữ mũi như vậy trong vòng 5 phút
3. Lưu ý khi bé 2 tuổi chảy máu cam
3.1. Sai lầm thường gặp phải
Bé 2 tuổi chảy máu cam không phải là hiếm gặp nhưng nhiều mẹ vẫn còn lúng túng không biết cách xử lý, một số mẹ thì xử lý sai cách. Dưới đây là một số sai lầm mà các mẹ thường gặp phải:
- Mẹ cho bé ngửa cổ ra sau đầu để ngăn máu chảy tiếp
- Mẹ hoảng loạn, lo lắng luống cuống khiến bé cũng sợ hãi.
- Mẹ cho bông, giấy hoặc một số loại lá vào khoang mũi để cầm máu
- Mẹ bóp chặt cánh mũi bé để máu không chảy ra.
Đây là những hành động thực tế không giúp ích được gì khi xử lý việc bé 2 tuổi chảy máu cam. Khi thấy con chảy máu, mẹ nên bình tĩnh và xử lý theo từng bước nhé.
3.2. Một số lưu ý
Nếu sau 5 phút máu vẫn không ngừng chảy mẹ cũng không nên lo lắng quá. Hãy kiên nhẫn đợi thêm khoảng 5-10ph. Nếu sau khoảng thời gian này bé vẫn chảy máu mũi nhiều thì nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra thương tổn bên trong khoang mũi. Trong trường bé chảy máu mũi kèm theo một số biểu hiện sau mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế.
- Bé chảy máu mũi quá nhiều, thời gian kéo dài hơn 20ph.
- Không chỉ chảy máu mũi, máu còn xuất hiện ở miệng thậm chí là tai của bé.
- Bé chảy máu cam nhưng trong phân và nước tiểu cũng có lẫn máu.
- Bé chảy máu cam kèm theo trên da xuất hiện nhiều vết thâm tím không rõ nguyên do, bé có thể đã bị xuất huyết dưới da.
- Bé thường xuyên bị chảy máu cam. Sau khi chảy máu thì lại bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi.
- Bé bị chảy máu cam thường xuyên kèm theo da tái nhợt, thiếu sức sống. Bé bị sụt cân, kém ăn, lười ăn thậm chí là suy nhược cơ thể.
Bé 2 tuổi bị chảy máu cam không phải là hiện tượng hiếm gặp và đa phần là không nguy hiểm. Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan mà vẫn cần theo dõi sát sao để đưa bé đi khám khi cần thiết.
4. Cách phòng tránh cho bé 2 tuổi chảy máu cam
- Vệ sinh mũi cho bé: Hãy vệ sinh cho bé đúng cách. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng từ 1-2 lần/ tuần bởi khi quá lạm dụng cũng gây mất đi độ ẩm tự nhiên dẫn tới khô mũi, tổn thương niêm mạc mũi.
- Giữ ẩm cho bé bằng cách cho bé uống đủ nước, ăn thêm hoa quả giàu vitamin. Vào mùa hanh khô mẹ có thể bôi vaseline vào vùng đầu mũi, hai bên cánh mũi của bé. Lưu ý chỉ bôi ngoài da, không sử dụng bên trong khoang mũi.
Xem thêm: TOP 10 THÀNH PHẦN THIÊN NHIÊN DƯỠNG ẨM TUYỆT VỜI CHO DA BÉ
- Mẹ cũng nên sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không gian ở của bé. Máy phun sương giúp tạo độ ẩm trong không khí giúp giữ ẩm trong khoang mũi của bé hạn chế việc khô niêm mạc mũi, chảy máu cam.
- Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ và hãy đưa bé đi kiểm tra nếu bé thường xuyên chảy máu cam hoặc chảy máu cam kèm các hiện tượng bất thường.
Xem thêm:
BÉ 2 TUỔI CHẬM ĐI: MẸ THÔNG THÁI CẦN CHUẨN BỊ ĐIỀU GÌ?
BÉ 2 TUỔI CHẬM NÓI: SẼ KHÔNG CÒN LÀ LO LẮNG NẾU BIẾT 2 CÁCH NÀY
Bé 2 tuổi chảy máu cam không phải là một hiện tượng bất thường. Đến 90% các trường hợp bé 2 tuổi chảy máu cam là không nguy hiểm vậy nên mẹ không cần quá lo lắng, hoảng loạn. Mẹ hãy giữ bình tĩnh và chú ý quan sát xem bé có biểu hiện bất thường hay không. Nếu bé xuất hiện các hiện tượng bất thường hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra cẩn thận.
Nguồn tham khảo: