Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tuổi bị sâu răng: 9 Nguyên Nhân và 6 Cách Xử Lý

Mẹ từng nghĩ “Bé mới 2 tuổi còn chưa mọc xong răng sữa nữa mà đã bị sâu răng là sao, có vấn đề gì không ta” bao giờ chưa? Góc của mẹ xin chia sẻ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng bé 2 tuổi bị sâu răng dưới đây, mẹ tham khảo nhé!

1. 9 nguyên nhân bé 2 tuổi bị sâu răng sữa 

Xem thêm: Vì sao bé bị sâu răng và phương pháp điều trị

Mẹ biết không, bé mới mọc răng sữa cũng sẽ bị sâu răng đấy nhé, tình trạng này xảy ra phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới nữa. Thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị sâu răng sữa tại Mỹ là 23%, tại Anh 28%, Trung Quốc 51%, Ấn Độ và Nam Phi là 57%. 

Tình trạng bé 2 tuổi bị sâu răng không nguy hiểm, có thể xử lý dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ cần phát hiện và xử lý sớm, để lâu dài không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đến sức khỏe của bé. Theo quan điểm của TS. Duangthip Duangporn tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật răng hàm mặt lần thứ 38, nếu sâu răng sữa không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chiều cao và chỉ số IQ của bé.

Do đó, mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để phòng tránh cũng như có biện pháp xử lý tốt nhất khi bé con của mình bị sâu răng mẹ nhé!

1.1. Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

“Vệ sinh răng miệng cho bé mới 2 tuổi là quá sớm”. Quan điểm này không đúng. Mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé từ 1 – 2 tuổi, ngay cả khi bé chưa mọc đầy đủ răng sữa. Lý do là vì khi bé bắt đầu ăn dặm, nếu không làm sạch răng miệng, thức ăn và vi khuẩn bám lại trên răng khiến bé 2 tuổi bị sâu răng

Sâu răng do vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách
Sâu răng do vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách

Mới đầu, mẹ có thể sử dụng tăm bông và nước muối sinh lý để lau sạch răng miệng cho bé, sau đó chuyển qua sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em. Qua đó mẹ tập cho bé thói quen đánh răng từ sớm.

1.2. Do di truyền

Khi bố mẹ có men răng kém, dễ bị sâu răng hoặc đã từng bị sâu răng có thể di truyền cho bé thông qua mã gen. Khi đó, bé cũng dễ gặp phải những vấn đề răng miệng  giống bố mẹ ngay khi còn nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân gây sâu răng ở bé 2 tuổi.

1.3. Do bé thiếu hụt canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong việc tạo lớp men răng bảo vệ bên ngoài răng. Khi bé thiếu hụt canxi, lớp men răng này sẽ mỏng và yếu, không đủ khả năng bảo vệ răng bé. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào bên trong khiến bé bị sâu răng.

1.4. Do bé uống nhiều thuốc kháng sinh

Nếu bé thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thành phần tetracycline, khả năng cao bé sẽ bị sâu răng. Tetracycline kết hợp với canxi trong răng sẽ làm hỏng men răng, khiến răng bé bị xỉn màu, ố vàng, màu loang lổ và sâu răng. Tetracycline cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương của bé nữa đấy, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc có thành phần này nhé!

1.5. Do chế độ ăn uống 

Bé ăn nhiều đồ ngọt cũng là nguyên nhân gây sâu răng
Bé ăn nhiều đồ ngọt cũng là nguyên nhân gây sâu răng

Đồ ngọt nhiều đường là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé 2 tuổi bị sâu răng, nhất là khi bé không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Chất ngọt trong bánh kẹo, đồ uống bám lại trên răng kết hợp với vi khuẩn tạo thành axit ăn mòn và phá hủy men răng, từ đó gây sâu răng.

1.6. Do vi khuẩn

Vi khuẩn đến từ thức ăn, vi khuẩn có sẵn trong miệng nếu không được loại bỏ đều có thể khiến bé bị sâu răng. Những vi khuẩn này bám chặt vào răng, chúng sản sinh ra các chất như plore, enzyme thủy phân… có thể phá hủy kết cầu răng bé, từ đó gây sâu răng. 

1.7. Do lây truyền từ mẹ 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu khi mang thai mẹ bị viêm nha chu, viêm nướu thì bé khi sinh ra có khả năng cao phải đối diện với tình trạng thiếu men răng. Thiếu men răng là nguyên nhân khiến răng bé bị kém khoáng, dễ bị mẻ răng và sâu răng.

1.8. Thiếu fluor

Trong các quảng cáo kem đánh răng, nước súc miệng, fluor là chất bảo vệ răng, giúp răng chắc khỏe tự nhiên. Do đó, thiếu fluor là nguyên nhân khiến bé bị sâu răng. Tuy nhiên, dùng quá nhiều fluor cũng không tốt đâu mẹ nhé. Nếu mẹ cho bé sử dụng quá nhiều flour (với trẻ em là 200-450ppm/ ngày) sẽ làm tăng mảng bám trên răng, khiến răng bé bị vàng. 

Do vậy, mẹ nên chú ý khi lựa chọn kem đánh răng cho bé. Với bé 2 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng chứa flour trừ trường hợp bé có nguy cơ sâu răng cao. Mẹ có thể bổ sung fluor thông qua thức ăn như khoai tây, nho khô, nước giải khát vị trái cây, các loại soda và các loại hải sản…

1.9. Do bé sinh thiếu tháng

Bên cạnh nguyên nhân mẹ bị viêm nha chu, viêm nướu khi mang thai, sinh thiếu tháng cũng khiến bé bị khiếm khuyết men răng. Lớp men răng yếu, dễ bị tổn thương khiến bé dễ bị sâu răng.

2. Những dấu hiệu khi bé 2 tuổi bị sâu răng 

Xem thêm: Bé 2 tuổi răng bị vàng: Mẹ có muốn răng bé trắng sớm nhất?

Sâu răng khiến bé bị đau khi ăn, nhạy cảm với đồ lạnh
Sâu răng khiến bé bị đau khi ăn, nhạy cảm với đồ lạnh

Thực tế, nhiều mẹ cho rằng bé 2 tuổi sẽ không bị sâu răng nên mẹ thường phát hiện bé bị sâu răng muộn, khi răng bé đã chuyển màu vàng hoặc nâu. Một nguyên nhân khác là ở giai đoạn đầu sâu răng thường không có dấu hiệu nên mẹ khó nhận biết. Vậy làm thế nào để biết bé bị sâu răng?

Một số dấu hiệu khi bé 2 tuổi bị sâu răng như sau:

  • Mẹ quan sát thấy răng bé xuất hiện những lỗ nhỏ li ti.
  • Mẹ thấy răng bé bị đổi màu, chuyển vàng hoặc nâu đen.
  • Mẹ thấy nướu  bé bị sưng đau.
  • Bé bị đau răng khi ăn.
  • Bé nhạy cảm hơn với đồ lạnh hoặc nóng.
  • Mẹ nhận ra hơi thở bé có mùi.

Khi phát hiện một trong những dấu hiệu trên, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ kiểm tra và xử lý ngay, tránh tình trạng nặng thêm, thậm chí bé phải nhổ bỏ răng bị sâu.

3. 6 cách xử lý sâu răng mẹ thông thái cần biết (nội dung chính)

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng

Một răng bị sâu ban đầu có thể lây lan sang các răng bên cạnh, phát sinh nhiều bệnh răng miệng khác như viêm chân răng, viêm nướu…, thậm chí khiến răng sau này bị mọc lệch, mọc chậm, không mọc… Vậy nên, mẹ cần có các biện pháp xử lý răng bé 2 tuổi bị sâu như sau:

3.1. Dùng thuốc chữa sâu răng

Đây là cách đơn giản mà hiệu quả để xử lý tình trạng sâu răng của bé. Khi đến khám, các nha sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc gel bôi để trị chỗ sâu răng như Nha Chu Hoàn Vương, thuốc nước Nhật Dương, thuốc kem Enamel Pro® Varnish của Mỹ, thuốc cam xanh…

3.2. Trám răng 

Hiểu đơn giản, trám răng là phương pháp sử dụng hợp chất composite nha khoa lấp kín các lỗ sâu răng. Cách này được áp dụng khi bé 2 tuổi bị sâu răng ở giai đoạn đầu, răng chỉ xuất hiện các lỗ sâu nhỏ li ti. Trám răng giúp ngăn sâu răng phát triển, tăng tính thẩm mỹ và phòng tránh các bệnh răng miệng phát sinh.

3.3. Lấy tủy kết hợp trám răng

Khi bé 2 tuổi bị sâu răng nặng, các lỗ sâu lớn, lan rộng đến tủy răng, gây viêm tủy, bé sẽ được nha sĩ chỉ định lấy tủy răng. Các ống tủy răng được làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và các mô tủy bị viêm, sau đó trám kín vết sâu. Vi khuẩn được loại bỏ, sâu răng không phát triển, răng bé dần phục hồi tình trạng ban đầu.

3.4. Tái khoáng răng

Với những lỗ răng sâu quá bé, việc trám răng trở nên khó khăn, các nha sĩ sẽ khuyên mẹ thực hiện tái khoáng răng cho bé. Tái khoáng răng là việc bổ sung các chất khoáng cho cơ thể thông qua thực phẩm, những chất này sẽ lấp các lỗ răng sâu. Một số nhóm chất là loại thực phẩm sử dụng khi tái khoáng như sau:

  • Canxi: Canxi tham gia hình thành men răng giúp răng chắc khỏe, bé 2 tuổi nên bổ sung 500mg canxi mỗi ngày Canxi có nhiều trong các loại hạt, phô mai, sữa chua, cá mòi, cá đóng hộp, các loại đậu, hạnh nhân, rau lá xanh, đậu nành, đậu phụ, sữa…
  • Vitamin D3: Vitamin cũng góp phần giúp răng chắc khỏe, nó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Mỗi bé 2 tuổi cần bổ sung 600-1.000 IU/ngày. Vitamin D3 có nhiều trong cá thu, cá hồi, các chình, trứng, sữa…
  • Vitamin K2: Nó kết hợp với vitamin D3 giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Nhu cầu vitamin K2 của bé 2 tuổi là 60-120 mcg mỗi ngày. Nó có nhiều trong thịt, thực phẩm lên men (sữa chua, đậu nành Natto, sữa bơ…), gan động vật, lòng đỏ trứng…
  • Magie: Magie cần thiết cho sự hình thành và phát triển cấu trúc răng, mỗi ngày bé cần 80mg mỗi ngày. Mẹ bổ sung magie cho bé qua các thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, hạt điều, lạc rang, sữa đậu nành, rau bina…
  • Probiotic khoang miệng: Đây là các lợi khuẩn có trong tuyến nước bọt giúp làm tăng lượng chất khoáng hữu cơ ở miệng, cải thiện tình trạng sâu răng. Mẹ bổ sung chất này cho bé thông qua các loại men vi sinh, chú ý số lượng lợi khuẩn trong men nhé, bé 2 tuổi chỉ cần 5 – 10 tỷ đơn vị khuẩn lạc (CFU)/ngày là đủ.

3.5. Gắn mão răng

Mão là lớp vỏ bọc hay khuôn có hình dạng giống hệt răng ban đầu của bé, được làm bằng nhựa, kim loại phủ nhựa, kim loại, quý kim, sứ kim loại, sứ quý kim, toàn sứ…. Gắn mão răng là việc nha sĩ tạo ra mão răng dựa theo khung răng của bé, sau đó gắn lên phần răng bị hỏng do sâu răng. Nó phù hợp khi răng bé bị sâu nặng, các lỗ sâu lớn, không thể trám được. 

3.6. Nhổ răng

Khi tình trạng sâu răng không thể phục hồi, bé được chỉ định nhổ răng
Khi tình trạng sâu răng không thể phục hồi, bé được chỉ định nhổ răng

Nếu tình trạng bé 2 tuổi bị sâu răng nặng, không thể phục hồi, để tránh lây sang các răng khác, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu đó. Sau khi nhổ răng, mẹ có thể cân nhắc cấy ghép hoặc làm cầu răng để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

4. Các biện pháp ngừa sâu răng cho bé 2 tuổi

Xem thêm: Bật mí những cách phòng ngừa cho bé sún răng một cách hiệu quả

4.1. Chăm sóc răng miệng

Kể từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé 2 lần mỗi ngày, sáng và tối. Ban đầu khi răng còn ít, bé chưa quen, mẹ sử dụng tăm bông khặc khăn mềm để lau sạch răng cùng khoang miệng. Khi bé đã quen, mẹ cho bé sử dụng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em. 

Lưu ý: Mẹ hướng dẫn bé làm sạch tất cả các mặt của răng, sau đó súc miệng thật sạch với nước, đừng quên nhắc bé không được nuốt kem đánh răng nhé!

4.2. Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng

Bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Mẹ đừng nuông chiều cho bé ăn nhiều, nên hạn chế lượng đồ ngọt bé ăn mỗi ngày. Nó vừa gây sâu răng, vừa tiềm ẩn nguy cơ thừa cân, béo phì. 

Mẹ bổ sung cho bé các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin K2, Magie… để củng cố lớp men răng, giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm dính răng như kẹo dừa, bánh dẻo, bánh bột lọc… chúng dính lại kẽ răng khó làm sạch, dễ gây sâu răng.

4.3. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé

Mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần, nhất là những bé đã từng sâu răng. Nha sĩ sẽ theo dõi, đánh giá tình trạng răng bé thường xuyên, sớm phát hiện sâu răng và đưa ra biện pháp xử lý sớm nhất. Ngoài ra còn phòng ngừa các vấn đề về răng khác như viêm răng, mọc lệch, viêm lợi…

4.4. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên

Tắm nắng thường xuyên là biện pháp đơn giản để bổ sung vitamin D3 cho bé hàng ngày giúp cải thiện tình trạng răng và ngừa sâu răng. Mẹ nên cho bé tắm nắng 20 – 30 phút mỗi ngày, để ánh nắng chiếu trực tiếp vào bé mới có hiệu quả, mẹ đừng che chắn cho bé kỹ quá nhé! 

Tắm nắng cho bé hàng ngày là cách bổ sung vitamin D tốt nhất
Tắm nắng cho bé hàng ngày là cách bổ sung vitamin D tốt nhất

Lưu ý: Thời gian tắm nắng tốt nhất là trước 7 giờ sáng vào mùa hè và trước 9 giờ sáng vào mùa thu và đông.

Xem thêm: Dạy trẻ đánh răng gồm có các bước như thế nào ?

Nếu đã theo dõi từ đầu đến đây, chắc hẳn mẹ đã nắm rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh bé 2 tuổi bị sâu răng rồi đúng không? “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mẹ nên chú ý phòng tránh trước để bé không sâu răng, nếu đã bị sâu răng rồi sẽ không bị sâu lại nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi học mẫu giáo được chưa?
Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi học mẫu giáo được chưa?
Bé 2 tuổi đi học mẫu giáo liệu có phải là quá sớm? Cho bé 2 tuổi đi học mẫu giáo giúp bé có cơ hội sớm thích nghi với mọi người, phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác của bé. Tuy nhiên, có những lưu ý mẹ thông thái không nên bỏ qua. […]
Phát triển tâm lý bé 2 tuổi: Biểu Hiện và Cách Chăm Sóc
Phát triển tâm lý bé 2 tuổi: Biểu Hiện và Cách Chăm Sóc
Tâm lý bé 2 tuổi có những sự chuyển biến đáng kể, đặc biệt trong đó là sự khủng hoảng tâm lý. Làm thế nào để mẹ có thể kiểm soát quá trình khủng hoảng này, đồng thời chăm sóc cho sức khỏe tâm lý của bé? Mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới […]
Bé 2 tuổi biết làm gì: 7 Lưu ý đừng bỏ qua mẹ ơi!
Bé 2 tuổi biết làm gì: 7 Lưu ý đừng bỏ qua mẹ ơi!
Bé 2 tuổi biết làm gì là câu hỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn. Liệu tốc độ phát triển của các bé có giống nhau hay không? Nếu bé nhà mình chưa làm được như bé khác thì sao? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp nhé! 1. Sự phát triển […]
Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ: 5 Lưu Ý Quan Trọng
Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ: 5 Lưu Ý Quan Trọng
 “Mẹ N.T.T ở Cần Thơ thắc mắc: Mình là T,  hiện bé nhà mình được 2 tuổi rồi. Mình theo dõi rất sát sao ở mỗi giai đoạn phát triển của bé. Dạo gần đây mình thấy bé mọc nhiều răng hơn, cụ thể là 20 răng khi bé 26 tháng tuổi. Như thế có […]
Giỏ hàng 0